Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 30 - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

MỤC TIÊU

 1- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

 2- Đọc được sơ đồ cấu tạo của pít-tông, thanh truyền và trục khuỷu.

CHUẨN BỊ

 - Bài soạn.

 - Tranh vẽ phóng to các hình 23.1; 23.2; 23.3; và 23.4.

 - Vật thật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 30 - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 Ngày soạn 1-3-2008 Bài 23 cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Mục tiêu 1- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 2- Đọc được sơ đồ cấu tạo của pít-tông, thanh truyền và trục khuỷu. Chuẩn bị - Bài soạn. - Tranh vẽ phóng to các hình 23.1; 23.2; 23.3; và 23.4. - Vật thật. Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện (1ph) Bước 2: Kiểm tra (7ph) ?1 Nêu nhiệm vụ, cấu tạo của thân máy ? ?2 Nêu nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy? Bước 3: Bài mới (34ph) C1 C2 C3 C4 C5 hoạt động của thày, trò Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền GV: - Sử dụng vật thật, yêu cầu HS nhận biết và giới thiệu các nhóm chi tiết chính - Gồm 3 nhóm: Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu. Hoạt động 2: Tìm hiểu pit-tông GV: - Sử dụng hình vẽ SGK, vật thật giới thiệu cấu tạo của pit-tông. - VĐ: Quan sát hình dạng pit-tông hãy cho biết : ?1 Đỉnh pit-tông có nhiệm vụ gì ? đỉnh có mấy dạng? ?2 Đầu pit-tông có nhiệm vụ gì? ?3 Thân pit-tông có nhiệm vụ gì? A- Đỉnh - Đầu C- Thân 1- Rãnh XM khí 2- Rãnh XM đầu 3-Lỗ thoát dầu 4-Lỗ lắp chốt pit-tông GV phân tích chỉ rõ tác dụng mỗi phần của Pittông. Hoạt động 3: Tìm hiểu thanh truyền GV: - ? Nêu nhiệm vụ thanh truyền? - Sử dụng hình vẽ SGK, vật thật giới thiệu cấu tạo của thanh truyền. - Cho HS quan sát vật thật, hình vẽ, vấn đáp xây dựng kiến thức. ? 1 Nhận xét về hình dạng của thanh truyền? ?2 Nêu tác dụng từng phần ?3 Cách lắp thanh truyền với pit-tông, trục khuỷu. I/giới thiệu chung - Có 3 nhóm chi tiết : Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu. Các chi tiết chính gồm: Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu. - Khi động cơ làm việc: Pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, trục khuỷu quay tròn còn thanh truyền chuyển động lắc ngang truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu. II/pit-tông 1) Nhiệm vụ - Cùng với xy lanhvà nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí. 2) Cấu tạo Chia 3 phần: Đỉnh, đầu và thân. + Đỉnh có 3 dạng: Đỉnh bằng, đỉnh lồi và lõm. + Đầu có các rãnh lắp xecmăng khí và xecmăng + Thân pit-tông: Dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xy lanh và liên kết với thanh truyền để truyền chuyển động. Trên thân có lỗ lắp chốt pit-tông. III/ thanh truyền 1) Nhiệm vụ Là chi tiết để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu. 2) Cấu tạo Chia 3 phần: Đầu nhỏ, thân và đầu to - Đầu nhỏ: Có dạng trụ rỗng để lắp chốt Pit-tông. - Thân: Nối đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I. - Đầu to: Để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc chia làm hai nửa: Nửa trên liền thân, nửa dưới rời gọi là nắp đầu to. Hai nửa được ghép với nhau bằng bu lông. Bên trong đầu nhỏ và đầu to có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Riêng loại đầu to chia hai nửa chỉ dùng bạc lót và bạc lót cũng được chia hai nửa tương ứng. hoạt động của thày, trò Nội dung Hoạt động 4: Tìm hiểu trục khuỷu GV: - ? Nêu nhiệm vụ trục khuỷu? - Sử dụng hình vẽ SGK, giới thiệu cấu tạo của trục khuỷu. - Cho HS quan sát hình vẽ, vấn đáp xây dựng kiến thức. ? 1 Nhận xét về hình dạng của trục khuỷu? ?2 Nêu tác dụng từng phần + Cổ khuỷu + Chốt khuỷu + Má khuỷu III/trục khuỷu 1) Nhiệm vụ - Nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay để kéo máy công tác. - Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. 2) Cấu tạo Gồm 3 phần: Đầu, thân và đuôi. Phần thân gồm có: - Cổ khuỷu là trục quaycủa trục khuỷu. - Chốt khuỷu để lắp đầu to thanh truyền. - Má khuỷu để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. Động cơ 1 xilanh có một khuỷu, Động cơ nhiều xilanh có số khuỷu bằng số xilanh. Bước 4 Củng cố: (2ph) Bước 5: Dặn (1ph) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc thông tin bổ xung

File đính kèm:

  • docBai 23 Co cau truc khuyuThanh truyen.doc
Giáo án liên quan