Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 31: Bài 24: Cơ cấu phân phối khí (Tiếp theo)

Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lílàm việc của cơ cấu phân phối khí.

• Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupuap.

2. Kĩ năng

• Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 31: Bài 24: Cơ cấu phân phối khí (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 Ngày soạn: 19/02/2009 BÀI 24: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lílàm việc của cơ cấu phân phối khí. Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupuap. 2. Kĩ năng Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: tranh cơ cấu phân phối khí. 2. Học sinh: soạn theo yêu cầu của GV. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm những nhóm chi tiết chính nào? Nêu nhiệm vụ, cấu tạo của từng nhóm chi tiết đó. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Trong ĐCĐT, mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ rất quan trọng để ĐCĐT làm việc được. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo của nó ta sẽ học bài hôm nay. b. Triển khai bài dạy b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của cơ cấu phân phối khí GV: Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí? HS: Trả lời. GV: Phân loại cơ cấu phân phối khí? HS: Trả lời. I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI 1. Nhiệm vụ Đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí vào xilanh và thải sạch khí cháy trong xilanh ra ngoài. 2. Phân loại Hình 24.1 sgk. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap GV: Yêu cầu hs quan sát hình 24.2 sgk. Trả lời câu hỏi: - Em hãy tìm điểm khác nhau giữa hai hình? - Hãy kể tên các chi tiết chính trong cơ cấu phối khí xupap treo (đặt)? - Em hãy cho biết nhiệm vụ của các chi tiết chính trong cơ cấu? - Mỗi cam trên trục cam 1 dẫn động được mấy xupap? - Tại sao trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng quay của trục khuỷu. HS: Trả lời. GV: Rút ra đặc điểm cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: - Cho biết những dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt và dùng xupap treo. - Chi tiết nào của động cơ 2 kì làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí? HS: Trả lời. GV: Nêu ưu điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo? HS: Trả lời. II. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ DÙNG XUPAP 1. Cấu tạo - Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo: Hình 24.2a, được lắp trên nắp máy. - Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt: Hình 24.2b, được đặt trong thân máy. * Ưu điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo tuy hơi phức tạp nhưng lại cơ ưu điểm là như cấu tạo buồng cháy gọn hơn, đảm bảo nạp đầy và thải sạch hơn, dễ điều chỉnh khe hở xupap nên được dùng phổ biến hơn. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap GV: Yêu cầu đọc sgk, quan sát hình vẽ, trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo? HS: Trả lời. GV: Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt? HS: Trả lời. 2. Nguyên lí làm việc * Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo: Khi động cơ làm việc, trục cam và các cam trên đó được trục khuỷu dẫn động thông qua cặp bánh răng 10 sẽ quay để dẫn động đóng, mở các xupap nạp thải: - Khi vấu cam 1 tác động làm con đội 2 đi lên,qua đũa đẩy 7 làm cò mổ 9 xoay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục 8. Kết quả là xupap 4 bị ép xuống, cửa nạp mở để khí đi vào xilanh (xupap nạp) hoặc cửa thải mở để khí thải trong xilanh thoát ra ngoài (xupap thải). Khi xupap mở lò xo 3 bị nén lại. - Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap dãn ra, các chi tiết của cơ cấu trở về vị trí ban đầu, cửa nạp (thải) lại được đóng kín. * Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt: tương tự như xupap treo nhưng đơn giản hơn vì không có đũa đẩy, cò mổ. 4. Củng cố - Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi ở cuối sgk. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài 25: Hệ thống bôi trơn: + Nhiệm vụ, phân loại của hệ thống bôi trơn. + Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có cấu tạo như thế nào?

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc
Giáo án liên quan