Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 31 - Tuần 35 - Bài 25: Hệ thống bôi trơn

Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau:

1. Mục tiêu kiến thức:

- Trình bày được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn.

- Nêu được cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2. Mục tiêu kĩ năng:

 - Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

 

docx5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 31 - Tuần 35 - Bài 25: Hệ thống bôi trơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 31 Ngày soạn: 28/04/2010 Tuần:25 Lớp dạy: Khối 11 BÀI 25: HỆ THỐNG BÔI TRƠN MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau: 1. Mục tiêu kiến thức: - Trình bày được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn. - Nêu được cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. - Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 2. Mục tiêu kĩ năng: - Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. - Phân biệt được các bộ phận trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức. - Vẽ được đường đi của dầu bôi trơn khi động cơ làm việc. 3. Mục tiêu thái độ - Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. - Hăng hái tham gia xây dựng bài. - Liên hệ với thực tiễn. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 25 và lập kế hoạch bài dạy. - Tham khảo tài liệu có liên quan: Động cơ đốt trong. Kết cấu động cơ đốt trong - Nghiên cứu các tranh ảnh về hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc SGK bài 25, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 4. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hệ thống bôi trơn cưỡng bức. - Hình ảnh động mô tả nguyên lý làm việc của HTBT cưỡng bức và máy chiếu:(nếu có) C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: I. Phân bố bài giảng: Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, bao gồm các nội dung: - Nhiệm vụ và cấu tạo của HTBT - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTBT cưỡng bức. Trọng tâm của bài học: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTBT cưỡng bức. II. Các hoạt động dạy học: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:(5 phút) - So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo? - Khi động cơ làm việc các chi tiết trong từng bộ phận có sự chuyển động tương tác với nhau, cọ sát nhau như: pit-tông, xecmăng, xilanh, chốt khuỷu, chốt pit-tông, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khácsẽ làm chi tiết bị nóng lên và dẫn đến hao mòn bề mặt các chi tiết. - Để khắc phục trình trạng ma sát làm hao mòn chi tiết nên dùng dầu bôi trơn , để bôi trơn các bề mặt ma sát này cần có hệ thống bôi trơn trong động cơ. Vậy cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 25 HỆ THỐNG BÔI TRƠN sách giáo khoa trang 113 – 114 – 115. 2. Nội dung bài mới: Nội dung Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống bôi trơn 1. Nhiệm vụ 2. Phân loại 5 phút 5 phút Giáo viên giảng:Các máy móc từ đơn giản đến phức tạp đều cần có dầu bôi trơn để máy có thể hoạt động tốt và bền lâu được. Hỏi: Em hãy liên hệ thực tế cho biết dầu bôi trơn có tác dụng gì? Nhận xét câu trả lời và giảng giải công dụng của dầu bôi trơn. Hỏi: Dầu bôi trơn có nhiều công dụng trong động cơ vậy em hãy cho biết chi tiết, bộ phận nào trong động cơ bị ma sát cần phải được bôi trơn? Nhận xét câu trả lời và giải thích. Kết luận nhiệm vụ của HTBT Hỏi:Thực tế các em thấy có những cách bôi trơn nào dùng ở động cơ đốt trong? Nhận xét câu trả lời và giải thích Hỏi:Như vậy hệ thống bôi trơn có mấy loại? Dựa vào đâu để phân loại? Đó là những loại nào?. Nhận xét và kết luận phân loại HTBT Nghe giảng Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Nghe giảng và ghi chép. Suy nghĩ trả lời câu hỏi Nghe giảng Ghi chép Kết hợp SGK và thực tiễn trả lời câu hỏi. Tiếp thu bài học HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC 1. Cấu tạo 2. Nguyên lí làm việc 10 phút 15 phút Yêu cầu tất cả học sinh quan sát tranh vẽ phóng to trên bảng. Hỏi: Các em cho cô biết hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bao nhiêu bộ phân chính? Kể tên các bộ phận đó? Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS. Giáo viên giảng giải nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong HTBT cưỡng bức. Trong quá trình giảng giải kết hợp đàm thoại: Hỏi: Em hãy cho biết két làm mát có nhiệm vụ gì: Van số 4 và van số 6 có tác dụng gì? Tại sao phải có đồng hồ báo áp suất? Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét và giải thích. Kết luận về cấu tạo của HTBT cưỡng bức. Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ phóng to hình 25.1 SGK trên bảng. Giảng giải nguyên lý làm việc của HTBT cưỡng bức. Hỏi: Van số 6 đóng trong trường hợp nào? Giải thích? Mô tả đường đi của dầu bôi trơn trong trường hợp đó? Nhận xét và bổ sung. Hỏi: Van số 4 mở trong trường hợp nào? Giải thích? Nhận xét và kết luận Gọi một vài học sinh trình bày lại nguyên lý làm việc của HTBT cưỡng bức. Nhận xét đánh giá. Tổng kết nội dung bài học Quan sát tranh vẽ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Nghe giảng và ghi chép Suy nghĩ và trả lời câu hởi Tiếp thu bài học Quan sát tranh Nghe giảng Suy nghĩ trả lời câu hỏi Nghe và ghi bài Suy nghĩ trả lời câu hỏi Trả lời Nghe giảng HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ BÀI HỌC ( 2 phút) Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Dầu bôi trơn được chứa ở đâu? Câu 2: Bơm dầu có nhiệm vụ gì? Câu 3: Tại sao trong hệ thống phải sử dụng bầu lọc dầu? Câu 4: Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức? Câu 5: Dầu sau khi đi đến các bề mặt bôi trơn sẽ đi về đâu? Câu 6: Hãy chỉ rõ đường đi của dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát khi động cơ hoạt động?

File đính kèm:

  • docxhe thong boi tron.docx