Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 36 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa (Tiếp)

. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.

• Biết được nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.

2. Kĩ năng

• Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống, phân biệt được một số hệ thống đánh lửa.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức.

C. Chuẩn bị giáo cụ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 36 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 Ngày soạn: 13/03/2009 BÀI 29: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa. Biết được nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm. 2. Kĩ năng Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống, phân biệt được một số hệ thống đánh lửa. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh 29.1, 29.2 2. Học sinh: Đọc trước bài 29. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Nhiệm vụ và đặc điểm của sự hình thành hòa khí trong động cơ điêzen. Vẽ sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen, trình bày nhiệm vụ của từng bộ phận. Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điêzen. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Trong ĐCĐT, mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Trong động cơ xăng, hỗn hợp xăng – không khí không thể tự bốc cháy ở kì cháy – dãn nở được , mà cần phải có hệ thống đánh lửa. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo của nó ta sẽ học bài hôm nay. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: - Hệ thống đánh lửa có ở động cơ nào? - Tại sao ở động cơ xăng lại cần phải có hệ thống đánh lửa? - Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống? Gồm những loại nào? HS: Trả lời. GV: Tại sao hiện nay chỉ dùng hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm? HS: Vì hệ thống này có nhiều ưu điểm: bền, ít phải chăm sóc, bảo dưỡng, độ tin cậy cao, tia lửa điện mạnh châm cháy được cả hòa khí nhạt → giảm tiêu hao nhiên liệu. I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI 1. Nhiệm vụ Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm. 2. Phân loại Hệ thống Hệ thống đánh đánh lửa thường lửa có tiếp điểm Hệ thống đánh lửa Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm Hệ thống đánh lửa điện tử Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm GV: Trình bày một vài hạn chế của hệ thống đánh lửa thường. GV: Giới thiệu sơ đồ H.29.2, yêu cầu hs quan sát và trình bày cấu tạo của hệ thống. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs trình bày nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống? HS: Trả lời. II. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ KHÔNG TIẾP ĐIỂM 1. Cấu tạo - Nguồn: manhêtô (1). + Cuộn WN: cuộn dây stato. + Cuộn WĐK: đặt ở vị trí sao cho khi tụ điện G đầy điện thì cuộn WĐK cũng có điện áp dương cực đại. - Bộ chia điện CDI: D1, D2, DĐK, G. DĐK chỉ mở khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển. - Biến áp đánh lửa (2): tăng điện áp thấp của máy phát thành điện áp cao phóng tia lửa điện trên buji. + W1: cuộn sơ cấp. + W2: cuộn thứ cấp. - Buji (3). - Khóa K (4). Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống GV: Yêu cầu hs quan sát H.29.2, trả lời câu hỏi: - Khi khóa K đóng, dòng điện đi như thế nào? - Khi khóa K mở, rôto quay, dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. HS: Trả lời. 2. Nguyên lí làm việc * Khi khóa K đóng, dòng điện từ cuộn WN sẽ ra “mát”, hệ thống đánh lửa ngừng làm việc. * Khi khóa K mở và rôto của manhêto quay trên các cuộn dây WN, WĐK xuất hiện các suất điện động xoay chiều. - Hiện tượng: Nhờ Đ1, trong nửa chu kì dương của suất điện động trên cuộn WN sẽ được tích vào tụ G lúc đó ĐĐK đóng. Khi tụ G đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của suất điện động trên cuộn WĐK qua điôt Đ2 đặt vào cực điều khiển của ĐĐK → điôt điều khiển mở → xuất hiện tia lửa điện ở buji. - Dòng điện đi theo trình tự: Cực (+) của G → ĐĐK → mát → W1 → Cực (-) của G. - Do dòng điện phóng qua cuộn sơ cấp W1 trong thời gian ngắn nên ở cuộn thứ cấp W2 xuất hiện suất điện động lớn, tạo ra tia lửa điện ở buji. 4. Củng cố - Trình bày lại nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Đọc bài 30: Hệ thống khởi động: + Nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động. + Cấu tạo của hệ thống khởi động bằng động cơ điện gồm những bộ phận chính nào?

File đính kèm:

  • doctiet 36.doc
Giáo án liên quan