Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 37 - Bài 20: Sơ lược về động cơ đốt trong

I.

MỤC TIÊU :

 Giúp cho học sinh biết được vai trò của động cơ đốt trong sản xuất và trong đời sống.

 Học sinh hiểu được khái niệm và phân loại động cơ đốt trong theo một số dấu hiệu chủ yếu.

 Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị nội dung :

Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong.

Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 20.

Sưu tầm một số thông tin về các loại động cơ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 37 - Bài 20: Sơ lược về động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 3: Tiết 37 : MỤC TIÊU : Giúp cho học sinh biết được vai trò của động cơ đốt trong sản xuất và trong đời sống. Học sinh hiểu được khái niệm và phân loại động cơ đốt trong theo một số dấu hiệu chủ yếu. Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong. CHUẨN BỊ : Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong. Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 20. Sưu tầm một số thông tin về các loại động cơ. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Tranh vẽ hình 20.1 và 20.2 SGK. Chuẩn bị mô hình động cơ 4 kì. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : Ổn định lớp : Giới thiệu nội dung mới của môn học : Cấu trúc bài học : Sơ lược về động cơ đốt trong. Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong. Bài giảng gồm 3 nội dung chính được giảng trong 1 tiết theo sơ đồ sau : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG: Vai trò của động cơ đốt trong: - Là nguồn động lực cơ khí được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nhiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, GTVT, quân sự, - Là nguồn động lực gần như duy nhất trong các phương tiện di chuyển linh hoạt (ôtô, tàu thủy máy bay,) Vị trí của động cơ đốt trong : - Chiếm vị trí hàng đầu về lượng công suất phát ra (chiếm khoảng 90% tổng công suất thiết bị động lực từ nhiều nguồn năng lượng như nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,) - Ngành công nghiệp chế tạo động cơ đốt trong được xem là bộ phận tất yếu của ngành cơ khí và kinh tế quốc dân của hầu hết các nước, do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia cán bộ kỹ thuật luôn được chú trọng. Hoạt động 1 :Tìm hiểu về vai trò của động cơ đốt trong. - GV cung cấp một số thông tin về lịch sử phát triển của động cơ đốt trong. - GV sử dụng hình 20.1 để giới thiệu về vai trò của động cơ đốt trong và pháp vấn HS : + Em hãy nhìn hình 20.1 và cho biết ngững phương tiện nào có sử dụng động cơ đốt trong? + Hãy kể tên một số phương tiện khác có sử dụng động cơ đốt trong mà em biết. ( máy xay xát, máy bơm nước, đầu tàu hỏa, xe công nông,). è Trong sản xuất và trong đời sống, nhu cầu đi lại, vận chuyển hành hoá, xây dựng các công trình của con người là rất lớn trong khi đó những phương tiện, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực này chủ yếu là dùng nguồn động lực là động cơ đốt trong. Hoạt động 2 :Tìm hiểu về vị trí của động cơ đốt trong. - Trong nguồn động lực công suất động cơ đốt trong phát ra chiếm tỉ trọng rất lớn : khoảng 90%. - Hầu hết các phương tiện giao thông, máy xây dựng đều sử dụng nguồn động lực là đ.c đốt trong. + Tại sao tàu thuỷ, máy bay lại không động cơ điện làm nguồn động lực? ( Cần công suất lớn và thời gian hoạt động dài) II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG: Khái niệm: Là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu, sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt thành cơ năng diễn ra ngay trong buồng công tác của động cơ. Phân loại : - Động cơ pittông. - Động cơ tuabin khí. - Động cơ phản lực. Dấu hiệu phân loại động cơ đốt trong : - Theo nhiên liệu : Động cơ xăng, động cơ điezen, động cơ gas. - Theo số hành trình pittông : Động cơ 4 kì và động cơ 2 kì. Hoạt động 3 :Tìm hiểu khái niệm và phân loại động cơ đốt trong. - Động cơ nhiệt: biến nhiệt năng thành cơ năng. - Quá trình đốt nhiên liệu và biến nhiệt năng thành cơ năng xảy ra trong xilanh - Động cơ hơi nước có phải là động cơ đốt trong không? Tại sao? (Không, Vì ở động cơ này việc biến nhiệt năng thành hơi nước ở trong nồi hơi còn việc biến năng lượng của hơi nước thành cơ năng lại ở xi lanh, hai bộ phận này không nằm cùng trong một buồng.) - Em hãy kể tên một số loại xe máy chạy với nhiên liệu là xăng hay diezen à số kì. III. CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG: Thân máy. Nắp máy. Cơ cấu : + Trục khuỷu thanh truyền. + Phân phối khí. Hệ thống : + Bôi trơn. + Làm mát. + Nhiên liệu. + Khởi động. è Riêng động cơ xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa. Hoạt động 4 : Tìm hiểu cấu tạo chung của động cơ đốt trong. Hãy chỉ rõ các bộ phận, chi tiết được liên kết trên hình 20.2 thuộc bộ phận, hệ thống nào của động cơ? Em hãy kể tên các cơ cấu và hệ thống chính trong động cơ xăng? Hệ thống nào chưa được đề cập trong hình 20.2 è Nhấn mạnh số lượng và tên gọi của các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ 4 kì đồng thời so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa động cơ 4 kì và 2 kì TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : GV đặt câu hỏi cho học sinh để củng cố bài : Động cơ đốt trong là gì? Động cơ đốt trong có vai trò như thế nào trong sản xuất và đới sống? Phân loại ĐCĐT theo dấu hiệu là số kì và nhiên liệu. ĐCĐT gồm có những cơ cấu và hệ thống chính nào? GV dặn dò học sinh : Học sinh nghiên cứu thêm bài học trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài 20 SGK và đọc trước bài 21 SGK. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docBAI 20.doc