Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
- Biết được vai trò và vị trí quan trọng của động cơ đốt trong trong sản suất và đời sống.
- Hiểu được khái niệm về ĐCĐT và cách phân loại theo hai dấu hiệu chủ yếu.
- Biết được cấu tạo chung của ĐCĐT.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 20 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
39 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học công nghệ lớp 11 - Tiết 37: Sơ lược về động cơ đốt trong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Chương V: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Tiết 37: SƠ LƯỢC VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được vai trò và vị trí quan trọng của động cơ đốt trong trong sản suất và đời sống.
Hiểu được khái niệm về ĐCĐT và cách phân loại theo hai dấu hiệu chủ yếu.
Biết được cấu tạo chung của ĐCĐT.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 20 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 20.1 , 20.5 SGK.
- Mô hình động cơ 4 kì.
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [40’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
10ph
PHẦN III
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Chương V
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Bài 20
SƠ LƯỢC VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong:
1. Vai trò của động cơ đốt trong:
Trong sản xuất và đời sống con người cần phải đi lại, vận chuyển hàng hóa, xây dựng các công trình... các phương tiện, thiết bị phục vụ trong các lĩnh vực này chủ yếu sử dụng nguồn động lực là ĐCĐT.
2. Vị trí của động cơ đốt trong:
Ngành công nghiệp chế tạo động cơ đốt trong được coi là bộ phận tất yếu của ngành cơ khí và nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước.
ĐVĐ: Động cơ đốt trong là một nguồn động lực cơ khí được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quân sự...
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và vị trí của động cơ đốt trong.
GV trình bày như SGK và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Em hãy cho biết những phương tiện, thiết bị nào trên hình 20.1 sử dụng động cơ đốt trong ?
- Hãy kể tên một số phương tiện, thiết bị khác có sử dụng ĐCĐT mà em biết ?
HS:
- Các phương tiện chuyên chở người, hàng hóa chủ yếu sử dụng các loại động cơ nào ?
- Tại sao tàu thủy và máy bay lại không sử dụng động cơ điện làm nguồn động lực ?
HS:
15ph
13ph
II. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong:
1. Khái niệm:
ĐCĐT là một loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong buồng công tác của động cơ.
2. Phân loại:
- Theo nhiên liệu:
+ Động cơ xăng.
+ Động cơ điêzen.
+ Động cơ gas.
- Theo số hành trình của Pittông trong một chu kì làm việc:
+ Động cơ 4 kì.
+ Động cơ 2 kì.
III. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại động cơ đốt trong:
Để HS hiểu rõ được khái niệm, GV cần làm rõ hai ý:
- ĐCĐT là loại động cơ gì ?
- Quá trình đốt cháy nhiên liệu và làm biến đổi sảy ra ở đâu ?
HS:
GV trình bày như SGK và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Động cơ hơi nước có phải là ĐCĐT không ? Tại sao ?
- Theo nhiên liệu và số kì thì xe máy sử dụng những loại động cơ nào ?
HS:
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
GV sử dụng hình 20.2 để giới thiệu cấu tạo chung của ĐCĐT xăng 4 kì.
- Hãy chỉ rõ các bộ phận, chi tiết được liệt kê trên hình 20.2 thuộc bộ phận, cơ cấu, hệ thống nào của động cơ ?
- Có hệ thống nào không đề cập trong hình 20.2 ?
HS:
Phần rút kinh nghiệm:
Bước 4: Củng cố [4’]
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Động cơ đốt trong là gì ? Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu và số hành trình Pittông trong một chu trình làm việc ?
+ Động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống nào ?
Bước 5: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ ở nhà [1’]
Yêu cầu HS về nhà đọc bài 21 SGK.
Tiết 38,39,40: SƠ LƯỢC VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT.
Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì và 2 kì, động cơ xăng và điezen.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 21 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 21.1 , 21.2 , 21.3 và 21.4 SGK.
- Mô hình động cơ 2 kì và 4 kì.
- Vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động của động cơ 2 kì và 4 kì lên bảng sao cho đơn giản, chính xác để học sinh vẽ theo được.
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: [4’]
Câu 1: Động cơ đốt trong là gì ? Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu và số hành trình Pittông trong một chu trình làm việc ?
Câu 2: Động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống nào ?
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [37’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
35ph
Bài 21
NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.
I. Một số khái niệm cơ bản.
1. Điểm chết của Pittông:
Điểm chết là vị trí của Pittông mà tại đó Pittông đổi chiều chuyển động.
Có hai điểm chết:
+ Điểm chết trên.
+ Điểm chết dưới.
2. Hành trình Pittông (S):
Hành trình Pittông là khoảng cách giữa hai điểm chết.
3. Thể tích buồng cháy:
Thể tích buồng cháy là thể tích xilanh khi Pittông ở ĐCT.
4. Thể tích toàn phần:
ĐVĐ:Ở bài trước chúng ta đã biết cấu tạo chung của động cơ đốt trong, trong động cơ bao gồm hai cơ cấu và bốn hệ thống và động cơ này sẽ hoạt động như thế nào ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản.
GV sử dụng tranh vẽ hình 21.1 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Điểm chết là gì ?
- Ở điểm chết nào thì Pittông cách xa hoặc gần tâm trục khuỷu nhất ?
- Khi Pittông dịch chuyển được một hành trình thì trục khuỷu quay được bao nhiêu độ ?
- Hành trình S của Pittông lớn gấp bao nhiêu lần bán kính quay (R) của trục khuỷu ?
HS:
GV sử dụng tranh vẽ hình 21.2 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Không gian bên trong xilanh được giới hạn bởi những chi tiết nào ?
Hết tiết 1
Hết tiết 2
Thể tích toàn phần là thể tích xilanh khi Pittông ở ĐCD.
5. Thể tích công tác :
Thể tích công tác là phần thể tích xilanh gới hạn bởi hai điểm chết.
6. Tỉ số nén:
Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.
Công thức:
7. Chu trình làm việc của động cơ:
Khi động cơ làm việc, bên trong xilanh diễn ra các quá trình: nạp, nén, cháy-giãn nở, thải, tổng cả bốn quá trình ấy gọi là chu trình làm việc của động cơ.
8. Kì:
Kì là một phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của Pittông.
II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
1. Nguyên lí làm việc của động cơ điezen 4 kì:
a) Kì 1: Nạp
Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng. Nhờ sự chênh áp, không khí theo đường ống nạp vào trong xilanh.
b) Kì 2: Nén
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng. Thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng.
Cuối kì nén, nhiên liệu điezen được vòi phun phun vào trong buồng cháy hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí. Do nhiệt độ và áp suất trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy làm cho nhiệt độ và áp suất trong xilanh tăng nhanh.
b) Kì 3: Cháy – Giãn nở
Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng.
Đầu hành trình, quá trình cháy tiếp tục diễn ra rồi giảm dần, nhờ có áp suất cao đẩy Pittông đi xuống.
Kì này còn được gọi là kì sinh công.
a) Kì 4: Thải
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở, khí thải trong xilanh theo đường ống thải ra ngoài. Khi Pittông đi đến ĐCT xupap thải đóng, kết thúc kì thải.
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì:
- Trong kì nạp: khí nạp vào xilanh động cơ xăng là hòa khí.
- Cuối kì nén: buzi bật tia lửa điện.
3. Nhận xét về chu trình làm việc của động cơ 4 kì:
SGK
III. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì:
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:
SGK
- Thể tích buồng cháy, thể tích toàn phần và thể tích công tác có mối quan hệ gì với nhau ?
- Hãy lập công thức tính thể tích công tác khi biết đường kính của xilanh bằng D và hành trình của Pittông bằng S ?
- Tỉ số nén của động cơ được xác định như thế nào ?
- So sánh tỉ số nén của động cơ xăng và động cơ điezen ?
HS:
- Khi động cơ làm việc, bên trong xilanh diễn ra các quá trình nào ?
HS:
- Đối với động cơ 4 kì, 2 kì thì một chu trình làm việc của động cơ gồm mấy hành trình ?
- Sự khác nhau giữa hành trình và kì là gì ?
HS:
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
GV sử dụng tranh vẽ hình 21.2 để hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ.
- Ở hành trình này Pittông đi lên hay đi xuống ? Tại sao ? Do cái gì tác động ?
- Ở hành trình này xupap nào đóng, xupap nào mở ? Để làm gì ?
- Ở hành trình này Pittông đi lên hay đi xuống ? Tại sao ? Do cái gì tác động ?
- Ở hành trình này xupap nào đóng, xupap nào mở ? Để làm gì ?
- Tại sao kì 3 lại được gọi là kì sinh công ?
- Trong các kì còn lại, Pittông chuyển động được là nhờ công ở đâu ?
- Thực tế thì xupap nạp và xupap thải đóng - mở khi Pittông đang ở kì nào ?
- Tại sao khi các xipap được bố trí mở sớm, đóng muộn thì động cơ lại được nạp đầy và thải sạch hơn ?
HS:
GV trình bày như SGK.
GV yêu cầu HS nêu lên những nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
GV sử dụng tranh vẽ hình 21.2 để hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ.
- Hãy cho biết các chi tiết của cấu tạo động cơ xăng 2 kì ?
HS:
Phần rút kinh nghiệm:
Bước 4: Củng cố [4’]
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu các khái niệm: điểm chết, hình trình, thể tích công tác và chu trình làm việc của đông cơ ?
+ Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kì ?
+ Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kì ?
Bước 5: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ ở nhà [1’]
Yêu cầu HS về nhà đọc bài 22 SGK.
Tiết 41: THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 22 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 22.1 , 22.2 và 22.3 SGK.
- Mô hình động cơ 2 kì và 4 kì.
- Có thể yêu cầu hs chuẩn bị một số thân máy và nắp máy của những động cơ cỡ nhỏ.
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: [4’]
Câu 1: Hãy nêu các khái niệm: điểm chết, hình trình, thể tích công tác và chu trình làm việc của đông cơ ?
Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kì ? Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kì ?
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [37’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
5ph
15ph
Chương VI
CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Bài 22
THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
I. Giới thiệu chung.
Thân máy và nắp máy là những chi tiết cố định để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
Thân máy và nắp máy được chia làm ba phần chính: nắp máy, thân xilanh và cacte.
II. Thân máy:
1. Nhiệm vụ:
Thân máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo:
Thân máy được chia ra làm hai phần chính:
ĐVĐ: Ở tất cả các động cơ đốt trong các chi tiết được liên kết với nhau là nhờ bộ phân nào ? Và các chi tiết đó sẽ được bảo vệ bằng các chi tiết nào ?
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về thân máy và nắp máy.
GV sử dụng tranh vẽ hình 22.1 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Thân máy và nắp máy dùng để làm gì ?
- Trên hình 22.1 thì xilanh và trục khuỷu được lắp ở phần nào ?
HS:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của thân máy.
GV sử dụng tranh vẽ hình 22.2 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Động cơ xe máy thường làm mát bằng gì ? Căn cứ vào cấu tạo của bộ phận nào để có thể nói như vậy ?
HS:
15ph
+ Thân xilanh dùng để lắp xialnh
+ Cacte
III. Nắp máy.
1. Nhiệm vụ:
Nắp máy cùng với xilanh và đỉnh pittông tạo thành buồng cháy của động cơ.
2. Cấu tạo:
Cấu tạo của nắp máy tùy thuộc vào việc lắp đặt, bố trí các chi tiét và cụm chi tiết trên nó.
- Tại sao trên cacte lại không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt ?
HS:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo của nắp máy.
GV sử dụng tranh vẽ hình 22.3 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao trên nắp máy phải có bộ phận làm mát ?
- Dựa vào dấu hiệu nào mà nói nắp ở hình 22.3 là nắp máy của động cơ xăng ?
HS:
Phần rút kinh nghiệm:
Bước 4: Củng cố [4’]
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày nhiệm vụ chung của thân máy và nắp máy ?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí ?
+ Tại sao cacte không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ?
Bước 5: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ ở nhà [1’]
Yêu cầu HS về nhà đọc bài 23 SGK.
Tiết 42: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được cấu tạo và nhiệm vụ của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Đọc hiểu được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 23 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
- Nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 23.1 , 23.2 , 23.3 và 23.4 SGK.
- Mô hình động cơ đốt trong.
- Có thể yêu cầu hs chuẩn bị một số trục khuỷu thanh truyền của những động cơ cỡ nhỏ.
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: [4’]
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ chung của thân máy và nắp máy ? Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí ?
Câu 2: Tại sao cacte không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ?
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [37’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
5ph
15ph
Bài 23
CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
I. Giới thiệu chung.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có ba nhóm chi tiết:
+ Nhóm pittông
+ Nhóm thanh truyền
+ Nhóm trục khuỷu
II. Pittông:
1. Nhiệm vụ:
Pittông có nhiệm vụ cùng xilanh và nắp máy tạo thanh buồng cháy truyền lực cho thanh truyền để sinh công.
2. Cấu tạo:
Pittông có dạng hình trụ, được chia làm ba phần:
+ Đỉnh pittông có 3 dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi và đỉnh lõm.
ĐVĐ: Ở tất cả các động cơ làm việc được là nhờ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, vậy trục khuỷu thanh truyền có nhiệm vụ và cấu tạo như thế nào ?
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về trục khuỷu thanh truyền.
GV sử dụng tranh vẽ mô hình động cơ và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được phân thành máy nhóm ?
- Khi động cơ làm việc, pittông, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào ?
HS:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về pittông.
GV sử dụng tranh vẽ hình 23.1 và 23.2 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Nhiệm vụ của pittông là gì ?
HS:
- Đỉnh pittông có nhiệm vụ gì ? Đỉnh pittông có mấy dạng ?
HS:
8ph
7ph
+ Đầu pittông có các rãnh để lắp các xecmăng khí và xecmăng dầu.
+ Thân pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền.
III. Thanh truyền.
1. Nhiệm vụ:
Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu.
2. Cấu tạo:
Thanh truyền được chia làm ba phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.
+ Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốy pittông.
+ Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện hình chữ I.
+ Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu.
IV. Trục khuỷu.
1. Nhiệm vụ:
Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay kéo máy công tác.
2. Cấu tạo:
Phần chính của trục khuỷu gồm các chi tiết:
+ Cổ khuỷu
+ Chốt khuỷu
+ Má khuỷu
- Đầu pittông có nhiệm vụ gì ?
- Thân pittông có nhiệm vụ gì ?
HS:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thanh truyền.
GV sử dụng tranh vẽ hình 23.3 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Thanh truyền được chia làm mấy phần và mỗi phần có nhiệm vụ và cấu tạo như thế nào ?
HS:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về trục khuỷu.
GV sử dụng tranh vẽ hình 23.4 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Trục khuỷu được chia làm mấy phần và mỗi phần có nhiệm vụ và cấu tạo như thế nào ?
HS:
Phần rút kinh nghiệm:
Bước 4: Củng cố [4’]
Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày nhiệm vụ của pittông, thanh truyền và trục khuỷu ?
Bước 5: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ ở nhà [1’]
Yêu cầu HS về nhà đọc phần thông tin bổ sung và chuẩn bị trước bài 24 SGK.
Tiết 43: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được nhiện vụ, những dấu hiệu để phân loại cơ cấu phân phối khí.
Biết được cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
Đọc được sơ đồ cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 24 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
- Nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 24.1 24.2 SGK.
- Mô hình động cơ đốt trong 2 kì và 4 kì.
- Có thể yêu cầu hs chuẩn bị một số chi tiết cũ của cơ cấu phân phối khí của những động cơ cỡ nhỏ.
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: [4’]
Câu 1: Kể tên các nhóm và các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ?
Câu 2: Trình bày nhiệm vụ của pittông, thanh truyền và trục khuỷu ?
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [37’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
10ph
Bài 24
CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I. Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ:
Đóng mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện các quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
2. Phân loại:
Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt
Cơ cấu phân phối khí dùng xupap
Xupáp treo
Xupáp đặt
ĐVĐ: Ở bài trước ta đã tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, khi động cơ làm việc thì khí nạp và khí thải sẽ được đưa vào hay đưa ra một cách đúng lúc, vậy cơ cấu nào đảm nhiệm được nhiệm vụ này ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu.
GV sử dụng tranh vẽ hình 24.1 và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ thế nào ?
- Cơ cấu phân phối khí được phân laọi như thế nào ?
- Trong quá trình động cơ làm việc, các cửa nạp và thải mở liên tục hay theo từng quá trình ?
HS:
10ph
15ph
II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap:
1. Cấu tạo:
2. Nguyên lí làm việc:
Khi đông cơ làm việc:
+ Khi vấu cam tác dụng vào con đội đi lên, thông qua đũa đẩy làm cò mổ đập vào xupap làm xupap đi xuống và mở cửa nạp để khí nạp vào trong xilanh hoặc cửa thải để khí thải ra ngoài xilanh.
+ Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap giãn ra, các chi tiết trở về vị trí cũ, cửa nạp hoặc cửa thải đóng lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về pittông.
GV sử dụng tranh vẽ hình 24.2 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Khái niệm cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và đặt ?
- Hãy kể tên các chi tiết chính trong cơ cấu phan phối khí xupap treo ?
- Mỗi cam trên trục cam dẫn động mấy xupap ?
Tại sao số vòng quay của trục cam chỉ bằng ½ số vòng quay của trục khuỷu ?
HS:
- Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo ?
HS:
- Tương tự, trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt ?
HS:
Phần rút kinh nghiệm:
Bước 4: Củng cố [4’]
Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí ?
+ So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo ?
+ Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt ?
Bước 5: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ ở nhà [1’]
Yêu cầu HS về nhà đọc bài 25 SGK.
Tiết 44: HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Đọc hiểu được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 25 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 25.1 SGK.
- Có thể chuyển hình 25.1 thành hình đơn giản sau:
Các bề mặt ma sát cần bôi trơn
Bầu lọc thô
Bơm dầu
Bầu lọc tinh
Két làm mát dầu
Cacte dầu
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: [4’]
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí ?
Câu 2: So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo
Câu 3: Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt ?
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [37’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
10ph
Bài 25
HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I. Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ:
Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ cũng như tăng tuổi thọ các chi tiết.
ĐVĐ: Trong quá trình làm việc, các chi tiết của động cơ cọ sát vào nhau nên dân đến các chi tiết chóng bị mài mòn và làm tuổi thọ của các chi tiết. Do đó muốn khắc phục điều đó ta cần phải có hệ thống bôi trơn để làm giảm các độ ma sát giữa các chi tiết.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống.
GV sử dụng tranh vẽ hình 24.1 và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn ?
- Dầu bôi trơn có những tác dụng gì ?
- Thế nào là bề mặt ma sát ?
10ph
15ph
2. Phân loại:
Hệ thống bôi trơn có các loại sau:
+ Bôi trơn bằng vung té.
+ Bôi trơn cưỡng bức.
+ Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu.
II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
1. Cấu tạo:
2. Nguyên lí làm việc:
Khi động cơ làm việc, bơm 3 hút dầu từ cacte 1, đưa qua bầu lọc thô 5 đến đường dầu 8. Từ đường 8 dầu theo các đường 9 và 10 đến bôi trơn trục khuỷu, trục cam và các chi tiết khác rồi chảy về cacte. Một phần dầu còn lại ở đường số 8 sẽ được lọc bởi bầu lọc tinh rồi trở về cacte. Một khối lượng dầu nhất định đi qua van 13 rồi trở về cacte.
- Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kì trên xe máy nhằm mục đích gì ?
HS:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
GV sử dụng tranh vẽ hình 25.1 SGK và gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Dựa vào tranh hãy kể các chi tiết của hệ thống ?
- Bơm dầu dùng để làm gì ?
- Bầu lọc dùng để làm gì ?
- Tại sao bầu lọc tinh 11 không được bố trí trước các đường số 9 và 10 để lọc sạch dầu bôi trước khi đi bôi trơn mà lại được bố trí ở cuối đường dầu 8 ?
HS:
- Căn cứ vào hình vẽ, em hãy trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống ?
HS:
- Hãy cho biết các van làm việc thế nào ?
HS:
Phần rút kinh nghiệm:
Bước 4: Củng cố [4’]
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại hệ thống bôi trơn ?
+ Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường ?
+ Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn nóng lên khi động cơ làm việc ?
Bước 5: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ ở nhà [1’]
Yêu cầu HS về nhà đọc thông tin bổ sung và chuẩn bị trước bài 26 SGK.
Tiết 45: HỆ THỐNG LÀM MÁT
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này GV phải làm cho HS:
Biết được nhiệm vụ và phân loại của hệ thống làm mát.
Biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Đọc hiểu được sơ đồ nguyên lí của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
II. Chuẩn bị bài giảng:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 26 SGK.
- Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các tranh vẽ 26.1, 26. 2 và 26.3 SGK.
- Nếu có thể GV nên chuẩn bị thân xilanh và nắp máy động cơ xe máy.
- Có thể chuyển hình 26.1 thành hình đơn giản sau:
Bơm nước
Áo nước làm mát cho động cơ
Van hằng nhiệt
Két làm mát
Quạt gió
III. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.[1’]
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: [4’]
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại hệ thống bôi trơn ?
Câu 2: Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường ?
Câu 3: Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn nóng lên khi động cơ làm việc ?
HS:
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới [37’]
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
2ph
5ph
Bài 26
HỆ THỐNG LÀM MÁT
I. Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ:
Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
ĐVĐ: Trong quá trình làm việc, các chi tiết của động cơ cọ sát vào nhau nên dân đến các chi tiết chóng bị mài mòn và làm tuổi thọ của các chi tiết. Do đó muốn khắc phục điều đó ta cần phải có hệ thống bôi trơn để làm giả
File đính kèm:
- Giao an Cong nghe 11 HK2.doc