Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 40 - 41 - Bài 14: Một số vấn đề chung về động cơ điện

I. Mục tiêu học tập:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được các loại trong động cơ điện

- Nắm được các đại lượng định mức của động cơ điện.

2. Kĩ năng:

- Biết cách phân loại động cơ điện.

- Hiểu được các thông số kỹ thuật định mức trên động cơ điện.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tìm hiểu và nắm bài tốt.

II. Chuẩn bị:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 40 - 41 - Bài 14: Một số vấn đề chung về động cơ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2009 Ngày dạy: /11/2009 Tiết PPCT: 40 -41 Chương III – ĐỘNG CƠ ĐIỆN Bài 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN Mục tiêu học tập: Kiến thức: Học sinh biết được các loại trong động cơ điện Nắm được các đại lượng định mức của động cơ điện. Kĩ năng: Biết cách phân loại động cơ điện. Hiểu được các thông số kỹ thuật định mức trên động cơ điện. Thái độ: Học tập nghiêm túc, tìm hiểu và nắm bài tốt. Chuẩn bị: Học sinh: SGK Điện dân dụng 11 Giáo viên: SGK, SGV nghề Điện dân dụng Bản vẽ, bảng phụ, một số đồ dùng dạy học liên quan đến nội dung bài học Giáo án và các phương tiện lên quan Tiến trình: Ổn định tổ chức lớp: KTBC: Lên lớp: Hoạt động của GV & HS Nội dung Bổ sung ? Với các thiết bị điện trong gia đình theo em thiết bị nào là động cơ điện? HS trả lời Một số HS khác bổ sung GV nhận xét, giải thích và đưa ra khái niệm Động cơ điện được phân loại thành nhiều cách, ở đây ta xét một số cách phân loại ? Theo dòng điện làm việc có những loại động cơ điện nào? Có động cơ điện xoay chiều, động cơ điện một chiều ? Trong hai loại động cơ điện trên trong sản xuất và sinh hoạt loại nào thông dụng hơn? Trong sản xuất và sinh hoạt động cơ xoay chiều được sử dụng rộng rãi và phổ biến. ? Trong động cơ điện xoay chiều có những loại động cơ nào? Động cơ 1 pha, 2 pha, 3 pha GV sử dụng bảng phụ cho HS làm bài tập trắc nghiệm trong SGK (72) Bài tập: Hãy quan sát mô hình động cơ điện và trả lời câu hỏi: Động cơ điện 3 pha có dây quấn làm việc, trục các dây quấn lệch nhau trong không gian một góc ..0 điện. Động cơ điện 2 pha có dây quấn làm việc, trục các dây quấn lệch nhau trong không gian một góc ..0 điện. Động cơ điện 1 pha có dây quấn làm việc. Đáp án: 3 – 120; 2 – 90; 1. ? Theo nguyên lý làm việc có những loại động cơ điện nào? ? Động cơ quạt điện trong sinh hoạt là loại động cơ nào? Động cơ không đồng bộ. Đây chính là các thông số kỹ thuật của động cơ điện được nhà sản xuất quy định, nhằm giúp cho người sử dụng động cơ được bền và an toàn. GV gọi HS lên bảng chỉ rõ các thông số kỹ thuật của động cơ điện trên. ? Hãy giải thích vai trò của động cơ điện trong máy bơm nước, máy sấy tòc, máy xay xát? HS giải thích GV nhận xét, giải thích. Khái niệm về động cơ điện: Động cơ điện là thiết bị điện dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng, làm quay máy công tác. VD: Máy bơm nước, quạt điện, máy tiện, máy khoan Phân loại động cơ điện: Theo dòng điện làm việc: Động cơ làm việc với dòng điện xoay chiều gọi là động cơ điện xoay chiều Động cơ làm việc với dòng điện một chiều gọi là động cơ điện một chiều Động cơ điện xoay chiều có ba loại: + Động cơ điện 1 pha + Động cơ điện 2 pha + Động cơ điện 3 pha * Chú ý: Động cơ điện có công suất lớn trên 600W thường là động cơ điện ba pha. Các động cơ có công suất nhỏ dưới 600W thường là động cơ điện hai pha hoặc một pha. 2. Theo nguyên lý làm việc: Có động cơ điện xoay chiều không đồng bộ: là động cơ điện có tốc độ quay n nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n1 Động cơ điện đồng bộ: là động cơ điện có tốc độ quay n bằng tốc độ quay của từ trường n1. Các đại lượng định mức của động cơ điện: Công suất cơ có ích trên trục: Pđm. Điện áp stato: Uđm Dòng điện stato: Iđm Tần số dòng điện stato: fđm Tốc độ quay: nđm Hệ số công suất: cos jđm Hiệu suất: hđm VD: Trên nhãn của mộ động cơ điện một pha có ghi: 125W; 220V; 50Hz; 2845 vòng/phút. Phạm vi ứng dụng của động cơ điện: Động cơ điện được sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt, dùng làm nguồn động lực cho máy công tác làm việc. VD: Động cơ quạt điện tạo cơ năng làm quay cánh quạt. Củng cố - luyện tập: Cho học sinh làm bài tập 3, 4 (73, 74) Bài 3: Viết kí hiệu của các đại lượng được ghi trên nhãn của động cơ điện như sau: Đại lượng Ký hiệu Công suất cơ có ích Pđm Điện áp stato Uđm Dòng điện stato Iđm Tần số dòng điện stato Fđm Tốc độ quay stato nđm Hệ số công suất Cosjđm Hiệu suất hđm Bài 4: Giải thích ký hiệu của một động cơ điện sau: 220/240V; 0,75KW; 50Hz; 15mf; 2900 vòng/ phút. * Đáp án: Công suất cơ có ích trên trục: Pđm = 0,75KW Điện áp stato: Uđm = 220V – 240V Tụ khởi động: C = 15mf Tần số dòng điện stato: fđm = 50Hz Tốc độ quay: nđm = 2900vòng/phút Dặn dò: Về nhà tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBAI 14 NGHE DDD 11.doc