. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Biết được phạm vi ứng dụng của ĐCĐT.
• Biết được nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT.
2. Kĩ năng
• Nhận biết được ứng dụng của ĐCĐT trong thực tế.
3. Thái độ
• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 41 - Bài 32: Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41
Ngày soạn: 05/04/2009
BÀI 32: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CỦA ĐCĐT
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được phạm vi ứng dụng của ĐCĐT.
Biết được nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT.
2. Kĩ năng
Nhận biết được ứng dụng của ĐCĐT trong thực tế.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Hình 32.1 phóng to.
2. Học sinh: Tìm hiểu về những máy móc sử dụng ĐCĐT trong thực tế.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Hiện nay, ĐCĐT trở nên phổ biến trong đời sống, sản xuất, ứng dụng rất nhiều trong ngành kinh tế. Sở dĩ vậy là do ĐCĐT có nhiều đặc tính ưu việt hơn các loại động cơ khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta học bài 32.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò, vị trí của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 32.1 sgk, liên hệ thực tế, cho biết tầm quan trọng của ĐCĐT.
HS: Trả lời.
GV: ĐCĐT có vị trí như thế nào trong đời sống, sản xuất và trong nền kinh tế nước ta?
HS: Trả lời.
I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ ĐCĐT
1. Vai trò
- ĐCĐT là nguồn động lực được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải
- ĐCĐT dùng làm nguồn động lực cho các phương tiện, thiết bị khi cần di chuyển linh hoạt trong một phạm vi rộng và với khoảng cách khá lớn như máy bay, tàu thủy
2. Vị trí
- Tổng công suất do ĐCĐT phát ra chiếm tỉ trọng lớn (90%) về công suất thiết bị động lực do mọi nguồn năng lượng tạo ra.
- Ngành công nghiệp chế tạo ĐCĐT được coi là bộ phận quan trọng của ngành cơ khí và nền kinh tế quốc dân của nhiều nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT
GV: Giới thiệu sơ đồ khối hình 32.2.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
GV: Nhiệm vụ của từng bộ phận trên sơ đồ khối.
HS: Trả lời.
GV: Hãy lấy ví dụ.
HS: Trả lời.
GV: Khi động cơ hoạt động, cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs lấy các ví dụ về các nguyên tắc.
HS: Trả lời.
II. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CỦA ĐCĐT
1. Sơ đồ ứng dụng
ĐCĐT → Hệ thống truyền lực → Máy công tác
- ĐCĐT: có 2 loại động cơ xăng và động cơ điêzen.
- Máy công tác: là thiết bị nhận năng lượng từ động cơ để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
- Hệ thống truyền lực: là bộ phận trung gian nối động cơ với máy công tác. Cấu tạo của hệ thống truyền lực rất phức tạp, phụ thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện làm việc của máy công tác và loại động cơ đó.
2. Nguyên tắc ứng dụng
ĐCĐT, hệ thống truyền lực, máy công tác là một tổ hợp thống nhất. Khi sử dụng ĐCĐT làm nguồn lực cho máy công tác cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Về tốc độ quay:
- Tốc độ quay của MCT = Tốc độ quay ĐCĐT → Nối trực tiếp qua khớp nối.
- Tốc độ quay của MCT ≠ Tốc độ quay ĐCĐT → Nối gián tiếp qua hộp số, đai xích.
* Nguyên tắc 2: Về công suất: Thỏa mãn điều kiện sau:
NĐC = (NCT + NTT)K
Trong đó:
- NĐC: Công suất động cơ.
- NCT: Công suất máy công tác.
- NTT: Công suất tổn thất của hệ thống truyền lực.
- K: Hệ số dự trữ (K = 1,05 ÷ 1,5).
Khi thỏa mãn nguyên tắc trên thì động cơ làm việc bình thường, hiệu quả.
4. Củng cố
- Hãy nhắc lại nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT?
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: ĐCĐT dùng cho ô tô: Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dùng cho ô tô? Ưu và nhược điểm của từng cách bố trí?
File đính kèm:
- tiet 41.doc