Mục tiêu
1. Kiến thức
• Biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên ô tô.
• Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô.
2. Kĩ năng
• Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ô tô.
3. Thái độ
• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 42 - Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42
Ngày soạn: 05/04/2009
BÀI 33: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên ô tô.
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô.
2. Kĩ năng
Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ô tô.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Hình 33.1b, 33.4, 33.5, 33.6.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu ứng dụng của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống.
Trình bày sơ đồ và nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
ĐCĐT trong giao thông được dùng trong phần lớn các loại xe, tàu thủy. ĐCĐT được tất cả các nước trên thế giới ứng dụng để chế tạo ô tô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta học bài 33.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên ô tô
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, cho biết đặc điểm của ĐCĐT dùng cho ô tô?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm, trình bày các cách bố trí ĐCĐT dùng cho ô tô?
HS: Thảo luận trình bày.
Nhóm 1: Bố trí động cơ ở đầu ô tô
Nhóm 2: Bố trí động cơ ở đuôi ô tô
Nhóm 3: Bố trí động cơ ở giữa xe
- Ưu và nhược điểm của những cách bố trí đó. Lấy ví dụ.
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH BỐ TRÍ ĐCĐT TRÊN Ô TÔ
1. Đặc điểm
- Có tốc độ quay cao.
- Kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn, thuận lợi cho việc bố trí trên ô tô.
2. Cách bố trí: Có 3 cách bố trí:
a. Bố trí động cơ ở đầu ô tô
Cách bố trí này cho phép bảo dưỡng, điều khiển động cơ và hệ thống truyền lực dễ dàng.
- Động cơ đặt trước buồn lái, có ưu điểm là lái xe ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn và nhiệt thải của động cơ, dễ chăm sóc, bảo dưỡng động cơ song có nhược điểm là tầm quan sát mặt đường bị hạn chế bởi phần mui xe nhô ra phía trước.
- Động cơ đặt trong buồng lái, có ưu điểm là giúp người lái xe quan sát dễ dàng nhưng tiếng ồn và nhiệt thải của động cơ ảnh hưởng đến người lái xe, do đó đòi hỏi phải có cách nhiệt, cách âm tốt. Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo dưỡng động cơ không thuận lợi. Để khắc phục nhược điểm này có thể dùng buồng lái lật.
b. Bố trí động cơ ở đuôi ô tô
Bố trí này thường gặp ở xe du lịch, xe chở khách. Khi bố trí như vậy, hệ thống truyền lực đơn giản, tầm quan sát của người lái xe rộng. Lái xe và hành khách ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn và nhiệt từ động cơ thoát ra. Cách bố trí này có nhược điểm là làm mát động cơ khó, bộ phận điều khiển và hệ thống truyền lực phức tạp.
c. Bố trí động cơ ở giữa xe
Cách bố trí này dung hòa được ưu và nhược điểm của hai cách bố trí trên. Tuy nhiên, động cơ sẽ chiếm chỗ của thùng xe, gây tiếng ồn và rung động, nên trong thực tế rất ít được áp dụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô
GV: Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực?
HS: Trả lời.
GV: hệ thống truyền lực có những cách phân loại nào? Lấy ví dụ cho những cách phân loại đó.
HS: Trả lời.
GV: Hệ thống truyền lực có cấu tạo chung như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Trên ô tô, hệ thống truyền lực có những cách bố trí nào?
HS: Trả lời.
GV: Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực?
HS: Trả lời.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
1. Nhiệm vụ
- Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số từ động cơ đến bánh xe chủ động.
- Ngắt mômen khi cần thiết.
2. Phân loại
- Theo số cầu chủ động:
+ Một cầu chủ động.
+ Nhiều cầu chủ động.
- Theo pp điều khiển:
+ Điều khiển bằng tay.
+ Điều khiển bằng bán tự động.
+ Điều khiển bằng tự động.
3. Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực
a. Cấu tạo chung
ĐCĐT → Li hợp → Hộp số → Truyền lực các đăng → Cầu chủ động → Bánh xe chủ động.
b. Bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô
sgk
c. Nguyên lí làm việc
Khi động cơ 1 làm việc, nếu li hợp 2 đóng, mômen quay sẽ được truyền từ động cơ 1 qua hộp số 3, truyền lực các đăng 4, truyền lực chính và bộ vi sai 5 tới bánh xe chủ động 6 làm bánh xe chuyển động
4. Củng cố
- Có những cách bố trí ĐCĐT trên ô tô? Ưu và nhược điểm của từng cách đó?
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực.
File đính kèm:
- tiet 42.doc