I. MỤC TIÊU :
Giúp cho học sinh biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.
Học sinh biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Đọc hiểu được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị nội dung :
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 45 - Bài 26: Hệ thống làm mát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 :
MỤC TIÊU :
Giúp cho học sinh biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.
Học sinh biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Đọc hiểu được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị nội dung :
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong.
Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 26.
Sưu tầm một số thông tin có liên đến hệ thống làm mát của động cơ.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
Tranh vẽ hình 26.1, 26.2 và 26.3 SGK.
Chuẩn bị sơ đồ khối hệ thống làm mát đơn giản để học sinh dễõ tiếp thu.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi 1 : Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, và kể tên các loại hệ thống bôi trơn.
Câu hỏi 2 : Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp bình thường.
Câu hỏi 3 : Nêu các nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên trong khi động cơ làm việc.
Giáo viên nhận xét góp ý và đánh giá cho điểm học sinh.
Cấu trúc bài học :
Bài giảng được giảng trong 1 tiết dạy.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI:
Nhiệm vụ :
Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
Phân loại : 2 loại
- Hệ thống làm mát bằng nước.
+ Bốc hơi.
+ Đối lưu tự nhiên.
+ Tuần hoàn cưỡng bức.
- Hệ thống làm mát bằng không khí.
Hoạt động 1 :Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.
- Sự cần thiết của việc làm mát: khi động cơ làm việc nhiệt sinh ra quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm công suất của động cơ, giảm tuổi thọ chi tiết.
+ Tại sao phải làm mát động cơ ?
+ Trong đc, vùng nào cần làm mát nhiếu nhất ?
II. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC :
Cấu tạo :
Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức bao gồm :
+ Bơm nước.
+ Két làm mát.
+ Áo nuớc làm mát cho động cơ.
+ Van hằng nhiệt.
+ Quạt gió.
Nguyên lí làm việc :
Động cơ làm việc, bơm nước tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống, nước trong áo nước nóng dần.
- Khi nhiệt độ trong áo nước còn thấp dưới định mức à không cần làm mát, nước được đưa thẳng qua hệ thống bơm.
- Khi nhiệt độ của áo nước đã đủ lớn, van hằng nhiệt mở ra dẫn nước theo 2 đường : một qua két làm mát và một thì thẳng đến bơm.
- Khi nhiệt độ quá định mức thì van hằng nhiệt sẽ dẫn nước buộc phải qua két làm mát rồi về hệ thống bơm.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.
- Gv sử dụng sơ đồ khối và hình 26.1 SGK để giới thiệu và giải thích cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát loại tuần hoàn cưỡng bức.
- Các khoang chứa nước sát với các chi tiết cần làm mát gọi là “áo nước”.
- Nước trong áo nước cần phải được làm mát sau khi thu nhiệt từ các chi tiết nhờ vào két làm mát.
- Van hằng nhiệt là van tự động điều chỉnh việc dẫn nước qua két làm mát để đảm bảo nhiệt độ của áo nước.
- Quạt gió có tác dụng làm tăng tốc độ làm mát nước của két.
+ Bơm nước để làm gì?
+ Hệ thống làm mát bằng nước thì quạt gió có tác dụng gì?
III. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ :
Cấu tạo :
- Các cánh tản nhiệt được đúc bao quanh thân xilanh.
- Ngoài ra còn có thể gắn thêm quạt gió, tấm lưới gió và vỏ bọc để tăng lượng kk đi qua cánh tản nhiệt.
Nguyên lí làm việc :
Khi động cơ làm việc, nhiệt từ buồng cháy qua các chi tiết ra cánh tản nhiệt rồi thoát ra kk nhanh chóng nhờ vào các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với kk lớn.
Hệ thống quạt gió làm tăng tốc độ làm mát và làm hệ thống mát đồng đều hơn.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hệ thống làm mát bằng không khí.
- Gv sử dụng sơ đồ khối và hình 26.2 và 26.3 SGK để giới thiệu và giải thích cấu tạo các bộ phận chính trong hệ thống.
+ Các cánh tản nhiệt bao quanh thân xilanh và nắp máy dùng để làm gì? [Tăng diện tích truền nhiệt và tăng tốc độ làm mát].
+ Có thể cải thiện được tốc độ làm mát cho động cơ bằng cách nào? [Thêm quạt gió, tấm hướng gió và vỏ bọc].
Bơm nước
Áo nước làm mát
cho động cơ
Két
Làm
mát
Van hằng nhiệt
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :
GV đặt câu hỏi cho học sinh để củng cố bài :
Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.
Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không? Tại sao?
GV dặn dò học sinh :
Học sinh ngiên cứ thêm bài học trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài 26 SGK và đọc trước bài 27 SGK.
RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- BAI 26.doc