Kiến thức
• Biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dung cho máy nông nghiệp.
• Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp.
2. Kĩ năng
• Nhận biết được các vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp.
3. Thái độ
• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 46 - Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46
Ngày soạn: 18/04/2009
BÀI 36: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dung cho máy nông nghiệp.
Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp.
2. Kĩ năng
Nhận biết được các vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Hình 36.1, 36.2, 36.3.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Đặc điểm của ĐCĐT trên tàu thủy.
Đặc điểm của cách bố trí hệ thống truyền lực trên tàu thủy.
Nêu các chi tiết cụ thể của HTTL trên tàu thủy.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
ĐCĐT còn ứng dụng để chế tạo động lực cho máy kéo, máy cày là phương tiện vận tải và phục vụ cày bừa năng suất cao giải phóng sức lao động cho con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ hơn chúng ta học bài 36.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 36.1, giới thiệu một số máy nông nghiệp.
HS: Trả lời.
GV: Hãy kể tên một số máy nông nghiệp dùng ĐCĐT mà em biết.
HS: Trả lời.
GV: Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp.
HS: Trả lời.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐCĐT DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP
- Thường là động cơ điêzen.
- Có công suất không lớn.
- Có tốc độ quay trung bình, làm mát bằng nước.
- Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng).
- Hệ số dự trữ công suất lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp
GV: Nguyên tắc ứng dụng của ĐCĐT trên máy nông nghiệp như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 36.2, kể tên các bộ phận và thứ tự truyền mômen từ động cơ qua các bộ phận đó đến bánh xe chủ động.
HS: Trả lời.
GV: Đặc điểm của hệ thống truyền lực như thế nào để xe có thể di chuyển trên đường lầy lội?
HS: Trả lời.
GV: Đặc điểm của hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 36.3, kể tên các bộ phận và thứ tự truyền mômen từ động cơ qua các bộ phận đó đến bánh xe chủ động.
HS: Trả lời.
GV: Máy kéo bánh xích có thể quay vòng bằng cách nào?
HS: Trả lời.
GV: Đặc điểm và điều kiện làm việc của máy kéo bánh xích.
HS: Trả lời.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP
1. Hệ thống truyền lực máy kéo bánh hơi
a. Sơ đồ khối
Động cơ → Li hợp → Hộp số → Truyền lực các đăng → Truyền lực chính và bộ vi sai → Truyền lực cuối cùng → Bánh xe chủ động.
b. Đặc điểm
Để tăng lực kéo và khả năng di chuyển trên đất lầy lội, có thể bố trí cả bánh trước và bánh sau là bánh xe chủ động → Hộp số phân phối để chia mômen cho các bánh sau và bánh trước.
Tỉ số truyền mômen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.
Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.
Trong trường hợp bánh trước và bánh sau là bánh xe chủ động, phân phối mômen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.
Có trục trích công suất.
2. Hệ thống truyền lực máy kéo xích
a. Sơ đồ khối
Động cơ → Li hợp → Hộp số → Truyền lực chính → Bộ vi sai → Bánh xe chủ động, xích.
b. Đặc điểm
Cơ cấu quay vòng: cho phép thay đổi tốc độ lăn của dãi xích.
Khi giảm tốc độ lăn của một trong hai dãi xích, máy kéo sẽ quay vòng về phía dãi xích đó.
Nếu chênh lệch tốc độ của hai dãi xích cáng lớn, thì góc quay vòng càng nhỏ và nó quay vòng tại chỗ khi có một dãi xích đứng yên.
Do điều kiện làm việc trên mặt ruộng lầy lội nên:
+ mômen quay phải lớn.
+ cơ cấu quay vòng giúp thay đổi hướng chuyển động của động cơ.
4. Củng cố
5. Dặn dò
File đính kèm:
- tiet 46.doc