. Kiến thức
• Biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dung cho máy phát điện.
• Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
2. Kĩ năng
• Nhận biết được các vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
3. Thái độ
• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 47 - Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47
Ngày soạn: 21/04/2009
BÀI 37: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dung cho máy phát điện.
Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
2. Kĩ năng
Nhận biết được các vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp.
Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi và trên máy kéo xích.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
ĐCĐT ứng dụng cho ô tô, xe máy, tàu thủy, máy nông nghiệp. Ngoài ra ĐCĐT còn ứng dụng cho máy phát điện phục vụ cho sản xuất và đời sống.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu máy phát điện dùng ĐCĐT
GV: Hãy cho biết máy phát điện dùng ĐCĐT thường được dùng ở đâu?
HS: Liên hệ thực tế trả lời.
GV: Yêu cầu hs quan sát cụm sơ đồ khối H37.1, cho biết nguyên tắc chung của cụm này?
HS: Trả lời.
GV: Hãy nhận xét về cách nối trên.
HS: Trả lời.
+ Máy phát điện thường được sử dụng:
Cơ sở sản xuất không có điện lưới quốc gia.
Nguồn dự phòng khi mất điện lưới.
+ Nguyên tắc chung:
Động cơ (1) → Khớp nối (2) → Máy phát điện (3).
Toàn bộ được đặt trên giá đỡ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ĐCĐT kéo máy phát điện
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, liên hệ thực tế, cho biết đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện.
HS: Trả lời.
GV: Vì sao ĐCĐT lại có những đặc điểm như trên?
HS: Trả lời.
GV: ĐCĐT kéo máy phát điện phải đáp ứng yêu cầu gì để tần số dòng điện phá ra luôn ổn định?
HS: Trả lời.
I. ĐẶC ĐIỂM ĐCĐT KÉO MÁY PHÁT ĐIỆN
- Là động cơ xăng hoặc điêzen có công suất phù hợp với công suất máy phát.
- Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát.
- Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp
GV: Hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện có đặc điểm gì?
HS: Trả lời.
GV: Trình bày sơ đồ khối của ĐCĐT dùng cho máy phát điện.
HS: Trả lời.
GV: Giải thích cho hs tác dụng của khớp nối mềm.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Khi bắt buộc phải thay động cơ, thì động cơ cần thay phải đáp ứng yêu cầu gì?
HS: Trả lời.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
1. Đặc điểm
Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.
Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực.
Thường không bố trí li hợp.
2. Sơ đồ khối
- Động cơ → Khớp nối mềm → Máy phát.
- Khớp nối mềm: làm từ vật liệu đàn hồi như cao su, chất dẻo
→ Khử sau số khi tâm trục khuỷu động cơ và tâm máy phát không đồng trục.
→ Khớp nối thủy lực chất lượng cao: quá trình truyền mômen êm dịu, tránh được hiện tượng phá hủy máy khi quá tải.
3. Điều kiện để thay động cơ
- Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phát điện.
- Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát.
- Động cơ chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.
4. Củng cố
- Nêu các bộ phận của cụm máy phát điện có sử dụng ĐCĐT.
- Nêu các đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện.
- Nêu đặc điểm của hệ thống truyền lực.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Đọc kĩ bài thực hành, xem lại các cơ cấu và hệ thống của ĐCĐT.
File đính kèm:
- tiet 47.doc