. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Biết cách vận hành và bảo dưỡng một loại ĐCĐT.
• Vận hành được một loại ĐCĐT hoặc bảo dưỡng được một số bộ phận của ĐCĐT.
2. Kĩ năng
• Biết quy trình vận hành và bảo dưỡng một bộ phận của ĐCĐT.
• Kĩ năng thực hành.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 49 - Bài 38: Thực hành vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49
Ngày soạn: 02/05/2009
BÀI 38: THỰC HÀNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG (T2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết cách vận hành và bảo dưỡng một loại ĐCĐT.
Vận hành được một loại ĐCĐT hoặc bảo dưỡng được một số bộ phận của ĐCĐT.
2. Kĩ năng
Biết quy trình vận hành và bảo dưỡng một bộ phận của ĐCĐT.
Kĩ năng thực hành.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
Có ý thức kỉ luật và an toàn lao động.
B. Phương pháp giảng dạy: thực hành + phát vấn + trực quan.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Chuẩn bị 1 ĐCĐT hoặc thiết bị dùng ĐCĐT làm nguồn lực, tranh ảnh, phần mềm.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài 48.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Để vận hành ĐCĐT cần tuân thủ những bước nào?
Bảo dưỡng ĐCĐT là gì? Có mấy giai đoạn bảo dưỡng? Muốn bảo dưỡng kĩ thuật bộ phận của động cơ, ta phải làm như thế nào?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Chúng ta biết được ứng dụng của ĐCĐT trong thực tế. Bây giờ chúng ta vận dụng những điều đã học để biết cách vận hành và bảo dưỡng ĐCĐT.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tiến hành vận hành ĐCĐT
GV: Chia hs thành 6 nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm.
GV: Yêu cầu hs kiểm tra động cơ trước khi thực hành.
HS: Làm việc theo nhóm, kiểm tra theo trình tự đã học.
GV: Tiến hành vận hành ĐCĐT.
HS: Quan sát GV làm mẫu.
HS: Tiến hành vận hành ĐCĐT, chú ý an toàn lao động.
GV: Quan sát HS thực hiện các thao tác, kiểm tra các bộ phận, chi tiết và vận hành.
HS:
Ghi kết quả đã đạt được vào mẫu báo cáo thực hành.
Cho động co làm việc ở các chế độ và quan sát tiếng nổ của động cơ.
Cho động co làm việc ở chế độ định mức.
Tắt máy.
III. VẬN HÀNH ĐCĐT
B1: Kiểm tra ĐCĐT trước khi vận hành
Mức lắp chặt của động cơ.
Mức nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu.
Các dụng cụ khởi động.
B2: Vận hành ĐCĐT
Khởi động động cơ.
Thời gian đầu cho động cơ hoạt động ở chế độ quay thấp, khoảng 30% tốc độ quay định mức.
Nghe và quan sát tình hình làm việc của động cơ:
+ Tiếng gõ của động cơ.
+ Khí xả.
Nếu thấy sự cố phải tắt động cơ ngay, chỉnh sửa, sau đó cho khởi động lại.
Nếu động cơ hoạt động bình thường, tiến hành tăng tốc độ quay từ từ, sau khoảng 5 phút mới cho động cơ đạt tới tốc độ quay định mức.
Trong qua trình làm việc, phải chú ý theo dõi, quan sát để nhận xét về sự hoạt động bình thường của động cơ.
Tắt máy, thu dọn nơi làm việc.
Hoạt động 2: Tổng kết buổi thực hành
GV: Yêu cầu hs tắt máy, thu dọn nơi thực hành.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Nhận xét buổi thực hành.
4. Củng cố
- GV nhận xét buổi thực hành, các điều cần lưu ý khi thực hành, chú ý đảm bảo an toàn lao động.
5. Dặn dò
- Yêu cầu hs chuẩn bị mẫu báo cáo, tiết sau tiến hành viết báo cáo.
File đính kèm:
- tiet 49.doc