Kiến thức:
- Căn cứ vào điều kiện ao hồ cụ thể như diện tích, độ sâu, nguồn nước, chất nước, các đk vật tư có như TĂ phân bón, giống cá, nơi tiêu thụ, để chọn đối tượng cá nuôi chính, phụ.
- Làm được các công việc chuẩn bị cho ao trước khi nuôi: chuẩn bị ao nuôi, dọn ao, tu sửa bờ ao, đáy ao, tẩy ao, phơi ao, chuẩn bị phân bón lót, lấy nước vào ao,
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN.
- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 74, 77 - Tuần 25 - Bài 27: Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá nước tĩnh (phần I: Chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi và số lượng cá thả), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25.
Tiết: 74 - 77.
BÀI 27: THỰC HÀNH:
LẬP KẾ HOẠCH NUÔI CÁ NƯỚC TĨNH
(PHẦN I: CHỌN ĐỐI TƯỢNG NUÔI, MẬT ĐỘ NUÔI & SỐ LƯỢNG CÁ THẢ)
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Căn cứ vào điều kiện ao hồ cụ thể như diện tích, độ sâu, nguồn nước, chất nước, các đk vật tư có như TĂ phân bón, giống cá, nơi tiêu thụ, để chọn đối tượng cá nuôi chính, phụ.
Làm được các công việc chuẩn bị cho ao trước khi nuôi: chuẩn bị ao nuôi, dọn ao, tu sửa bờ ao, đáy ao, tẩy ao, phơi ao, chuẩn bị phân bón lót, lấy nước vào ao,
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN.
Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế.
3/ Thái độ:
Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự.
Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị giáo viên và học sinh
a/ Chuẩn bị về nội dung
HS chuẩn bị:
SGK & các tài liệu có liên quan đến nuôi cá nước tĩnh.
Liên hệ với thực tế ở địa phương để biết cách chọn đối tượng cá nuôi.
Giấy, bút, máy tính để tính toán khi lập kế hoạch.
Kế hoạch phải được ghi vào sổ theo dõi để thực hành tiếp các nội dung tiếp theo.
b/ Chuẩn bị các cơ sở dữ liệu để tính toán cho ao nuôi cụ thể
GV:
Chọn đối tượng cá nuôi chính cho việc lập kế hoạch.
Ao nuôi cá đã chuẩn bị (tát dọn, tẩy vôi, bón lót, tháo nước cho lên màu).
Cá giống các loại để để nuôi trong ao.
Phân bón cho ao trong thời gian nuôi.
Vôi bón bổ sung cho ao.
TĂ tinh dùng trong quá trình nuôi.
Các công cụ lao động, máy bơm nước cho ao khi cần thiết.
III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
1) Chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi & số lượng cá thả:
Mỗi nhóm chuẩn bị lập kế hoạch cho một diện tích ao & đối tượng nuôi cụ thể. Khi chọn đối tượng nuôi cần lưu ý:
+ Diện tích ao & độ sâu: Ao to, sâu nên nuôi ghép nhiều loài. Ao nhỏ trên dưới 100 m2 chỉ nên nuôi cá rô phi hoặc cá trê lai.
+ Căn cứ vào nguồn TĂ, phân bón: Khi có nguồn phân bón đầy đủ (phân chuồng, phân xanh) nên chọn nuôi các loài cá ăn SV phù du (mè, trôi, rô phi) là chính, nếu có thêm TĂ bổ sung thì tăng tỉ lệ trôi, chép hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao. Nếu có nguồn TĂ xanh đầy đủ, dễ kiếm thì nên chọn nuôi cá trắm cỏ là chính.
- Chọn mật độ: Ao lớn, sâu thả cá mật độ cao hơn ao nhỏ, nông. Loại cá có kích cỡ nhỏ (rô phi) thả mật độ dày hơn cá có kích cỡ lớn (trắm cỏ, mè, trôi). Cá giống nhỏ thả nhiều hơn cá giống lớn (bù trừ tỉ lệ hao hụt). Mật độ chỉ nên thả 1 – 2 con/ m2.
2) Lập kế hoạch cụ thể:
VD: Ao có diện tích 768 m2, độ sâu 1,5 m. Đối tượng cá thả: Nuôi ghép với cá mè trắng là chính. Mật độ: 1,2 con/ m2. Tỉ lệ nuôi ghép theo bảng sau:
Cá thả ngày tháng năm
Các loài
cá thả
Tỉ lệ
(%)
Cỡ cá
(cm)
Số cá theo
tính toán (con)
Số cá thả thực tế (con)
Tổng số (kg)
Đơn giá
(đồng/kg)
Thành tiền (ĐVN)
Mè trắng
60
15,5
553,2
553
19,70
10 000
197 000
Mè hoa
5
15,5
46,1
46
1,73
15 000
25 950
Trôi Ấn
15
14,9
138,3
138
4,44
20 000
88 800
Mrigan
10
16,1
92,2
92
4,17
20 000
83 400
Trắm cỏ
3
16,1
27,76
28
1,27
20 000
25 400
Chép
7
17,5
64,54
65
4,17
25 000
104 250
Rô phi
0
0
0
0
0
0
0
Tổng số
100
922
35,48
524 800
GV hướng dẫn HS tính toán số lượng cá nuôi dựa vào mật độ cá thả & tỉ lệ %:
- Mật độ 1,2 con/ m2 a Số lượng cá nuôi trong ao 768 m2 : 768 x 1,2 = 921,6 con 922 con.
- Số lượng cá mè trắng cần thả : 60 = 553,2 con 553 con.
Tương tự, số lượng các loài cá khác:
+ Cá mè hoa: 5 = 46,1 con 46 con.
+ Cá trôi Ấn: 15 = 138,3 con 138 con.
+ Cá Mrigan: 10 = 92,2 con 92 con.
+ Cá trắm cỏ: 3 = 27,76 con 28 con.
+ Cá chép: 7 = 64,54 con 65 con.
Tính khối lượng cá thả:
GV hướng dẫn HS tra bảng mối liên hệ chiều dài & khối lượng để tính.
Cá mè trắng: Cỡ cá: 15,5 cm a Mỗi con có khối lượng: 35,6 g a Khối lượng cá mè trắng cần thả:
553 x 35,6 = 19686,8 g 19,70 kg.
Cá mè hoa: Cỡ cá: 15,5 cm a Mỗi con có khối lượng: 37,5 g a Khối lượng cá mè hoa cần thả:
46 x 37,5 = 1725 g 1,73 kg.
Cá trôi Ấn: Cỡ cá: 14,9 cm a Mỗi con có khối lượng: 32,2 g a Khối lượng cá mè trắng cần thả:
138 x 32,2 = 4443,6 g 4,44 kg.
Cá Mrigan: Cỡ cá: 16,1cm a Mỗi con có khối lượng: 45,3 g a Khối lượng cá mè trắng cần thả:
92 x 45,3 = 4167,6 g 4,17 kg.
Cá trắm cỏ: Cỡ cá: 16,7 cm a Mỗi con có khối lượng: 45,3 g a Khối lượng cá mè trắng cần thả:
28 x 45,3 = 1268,4 g 1,27 kg.
Cá chép: Cỡ cá: 17,5 cm a Mỗi con có khối lượng: 64,1 g a Khối lượng cá mè trắng cần thả:
65 x 64,1 = 4166,5 g 4,17 kg.
Tính giá tiền dựa vào đơn giá sẵn có ở mỗi giống cá:
+ Cá mè trắng: 10 000 đồng/kg a 19,7 kg cá mè trắng có giá tiền: 19,7 x 10 000 = 197 000 đồng.
+ Cá mè hoa: 15 000 đồng/ kg a 1,73 kg cá mè hoa có giá tiền: 1,73 x 15 000 = 25 950 đồng.
+ Cá trôi Ấn: 20 000 đồng/ kg a 4,44 kg cá trôi Ấn có giá tiền: 4,44 x 20 000 = 88 800 đồng.
+ Cá Mrigan: 20 000 đồng/ kg a 4,17 kg cá Mrigan có giá tiền: 4,17 x 20 000 = 83 400 đồng.
+ Cá trắm cỏ: 20 000 đồng/ kg a 1,27 kg cá trắm cỏ có giá tiền: 1,27 x 20 000 = 25 400 đồng.
+ Cá chép: 25 000 đồng/ kg a 4,17 kg cá chép có giá tiền: 4,17 x 25 000 = 104 250 đồng.
* Tính tổng khối lượng cá thả & giá tiền cá giống.
3) Tổng kết bài thực hành:
- Căn cứ vào kết quả tính toán của HS, GV nhận xét đánh giá.
- Trong đk thực tế ở địa phương, nếu không đủ các loại cá như trên, có thể thay đổi các loài cá khác hoặc tăng tỉ lệ các loài cá khác sao cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học.
File đính kèm:
- t74- 77ngnc11.doc