Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 82, 85 - Tuần 27 - Bài 27: Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá nước tĩnh

/ Kiến thức:

Biết cách lập kế hoạch nuôi cá nước tĩnh, dự toán chi phí SX, thu chi sơ bộ, đánh giá được giá trị kinh tế của nghề nuôi cá.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN.

- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.

- Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế.

3/ Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 82, 85 - Tuần 27 - Bài 27: Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá nước tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27. Tiết: 82 - 85. BÀI 27: THỰC HÀNH: LẬP KẾ HOẠCH NUÔI CÁ NƯỚC TĨNH (PHẦN III: TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH) I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết cách lập kế hoạch nuôi cá nước tĩnh, dự toán chi phí SX, thu chi sơ bộ, đánh giá được giá trị kinh tế của nghề nuôi cá. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị giáo viên và học sinh a/ Chuẩn bị về nội dung HS chuẩn bị: SGK & các tài liệu có liên quan đến nuôi cá nước tĩnh. Liên hệ với thực tế ở địa phương để biết cách chọn đối tượng cá nuôi. Giấy, bút, máy tính để tính toán khi lập kế hoạch. Cách tính toán lượng TĂ phân bón, TĂ tinh cho ao nuôi cá. Kế hoạch phải được ghi vào sổ theo dõi để thực hành tiếp các nội dung tiếp theo. b/ Chuẩn bị các cơ sở dữ liệu để tính toán cho ao nuôi cụ thể: Căn cứ vào số liệu của ao nuôi đã chọn phần I & phần II để tính toán. III. QUY TRÌNH TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH: GV có thể gợi ý cho cho HS làm bài & đánh giá kết quả thực hành: - Tính diện tích ao, độ sâu, để tính thể tích khối nước. - Xác định nguồn nước cấp cho ao thuận lợi, khó khăn như thế nào (nếu ao không chủ động được nước thì khó nuôi cao sản vì quá trình nuôi thường xuyên phải thay, thêm nước). - Xác định được nguồn TĂ, phân bón chủ yếu hoặc có sẵn để chọn đối tượng nuôi phù hợp. - Dự kiến năng suất cần đạt & kích thước cá khi thu hoạch: muốn thu cá to thì phải thả thưa, muốn năng suất cao thfi phải thả dày. Căn cứ vào kích thước cá thu hoạch để rút kinh nghiệm cho mỗi chu kì nuôi. Tham khảo tốc độ sinh trưởng của cá khi tham quan. - Tính toán lượng cá giống cần thả cho từng loại, kích thước. - Về TĂ: Căn cứ vào diện tích ao, đối tượng nuôi, năng suất cần đạt để dự kiến nguồn phân bón cung cấp cho ao: phân chuồng, phân xanh, phân vô cơ, vôi bột, TĂ tinh (cám, ngô, sắn,), TĂ hỗn hợp, rau cỏ. VD: Nuôi cá mè là chính thì phân bón là chính; nuôi cá rô phi, chép, trôi Ấn là chính, ngoài bón phân cần phải cho ăn thêm TĂ tinh; cá trắm cỏ là chính thì phải có rau xanh là chính. - Lập biểu mẫu dự kiến hạch toán thu, chi sơ bộ. - Tính chi phí cho 1 kg tăng trọng. VD: Tính lượng cá thả dựa vào công thức: Q = x M x A x N. Q: Số lượng cá cần thả (con). M: Mật độ cá thả (con/100 m2) N: Năng suất dự kiến cần đạt (tấn/ha) A: Tỉ lệ cá thả (%). HS dựa vào bảng 27 SGK/ trang 180 để tính toán lượng cá thả ở từng công thức nuôi ghép: STT Loài cá thả Công thức ghép Tỉ lệ Mật độ thả chung (con/100m2) Mè Trắm cỏ Trôi Rô phi Chép 1 Trắm cỏ 20 45 25 0 10 18 – 20 2 Trôi 14 4 67 0 15 30 – 35 3 Rô phi 12 3 15 65 5 40 – 45 4 Mè 50 3 42 0 5 27 – 30 * Ghi chú: Cá mè: 85% là cá mè trắng, mè hoa 15%. Trôi: Mrigan 50%, Rôhu 50%. Ao có diện tích 500 m2, năng suất dự kiến 2 tấn/ha. - CT (1): Nuôi cá trắm cỏ là chính. + Số lượng cá trắm cỏ cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 90 con. + Số lượng cá mè cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 40 con. (Trong đó: mè trắng: 40 x 85% = 34 con; mè hoa: 40 – 34 = 6 con) + Số lượng cá trôi cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 50 con. (Trong đó: mè trắng: 50 x 50% = 25 con; mè hoa: 50 – 25 = 25 con) + Số lượng cá chép cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 20 con. Tổng số lượng cá thả cho ao nuôi: 90 + 40 + 50 + 20 = 200 con. - CT (2): Nuôi cá trôi là chính. Ao có diện tích 800 m2, năng suất dự kiến 2 tấn/ha. + Số lượng cá trôi cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 214 con. + Số lượng cá mè cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 45 con. (Trong đó: mè trắng: 45 x 85% = 38 con; mè hoa: 45 – 38 = 7 con) + Số lượng cá trắm cỏ cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 13 con. (Trong đó: mè trắng: 13 x 50% = 7 con; mè hoa: 13 – 7 = 6 con) + Số lượng cá chép cần thả: Q =x M x A x N = 20 2 = 48 con. Tổng số lượng cá thả cho ao nuôi: 214 + 45 + 13 + 48 = 320 con. Dặn dò: - Tính tiếp 2 CT ghép (3) & (4). - Nộp báo cáo thực hành. - Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & xem lại các nội dung về chuẩn bị ao nuôi cá nước tĩnh. Chuẩn bị các nội dung yêu cầu của SGK / trang 182.

File đính kèm:

  • doct82- 85ngnc11.doc
Giáo án liên quan