Kiến thức:
- Theo dõi ao & xử lí các tình huống xảy ra trong ao kịp thời (cá nổi đầu, dịch bệnh, thay nước, thêm nước,.)
- Tính toán được lượng phân bón & TĂ trong ao phù hợp theo từng giai đoạn tăng trưởng của cá & cho cá ăn đúng cách.
- Kiểm tra thường xuyên tốc độ sinh trưởng của cá.
- Tính cực học hỏi kinh nghiệm của địa phương.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 91, 96 - Bài 29: Thực hành: Chăm sóc, quản lí ao nuôi cá thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 91 - 96.
BÀI 29: THỰC HÀNH:
CHĂM SÓC, QUẢN LÍ AO NUÔI CÁ THỊT.
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Theo dõi ao & xử lí các tình huống xảy ra trong ao kịp thời (cá nổi đầu, dịch bệnh, thay nước, thêm nước,..)
Tính toán được lượng phân bón & TĂ trong ao phù hợp theo từng giai đoạn tăng trưởng của cá & cho cá ăn đúng cách.
Kiểm tra thường xuyên tốc độ sinh trưởng của cá.
Tính cực học hỏi kinh nghiệm của địa phương.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN.
Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế.
3/ Thái độ:
Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị giáo viên và học sinh
1/ Chuẩn bị về nội dung
HS chuẩn bị:
SGK & các tài liệu có liên quan đến nuôi cá nước tĩnh. Đọc trước bài thực hành.
Kế hoạch phải được ghi vào sổ theo dõi để thực hành tiếp các nội dung tiếp theo.
2/ Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu:
GV phân công HS chuẩn bị:
Dụng cụ lao động: cuốc, xẻng, mai, xô chậu, rổ, quang gánh, xe cải tiến, cân, khung cho cá ăn, máng đựng TĂ tinh, lưới vó.
TĂ tinh, TĂ xanh.
Phân xanh, phân chuồng ủ, phân vô cơ.
III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
1/ Bước 1: Thăm ao
Thăm ao vào các buổi sáng, theo dõi màu nước ao & các hoạt động để điều chỉnh lượmg TĂ, phân bón.
2/ Bước 2: Quyết định các chế độ chăm sóc ao khi thăm ao
Căn cứ vào bảng theo dõi màu nước ao, độ trong để quyết định mức độ bón phân.
Cho cá ăn TĂ tinh, TĂ xanh và bón phân theo yêu cầu kĩ thuật.
Khi bón phân xanh, phân hữu cơ có nhiều xác TV, phải vớt bỏ xác phân sau khi đã phân hủy hết ô nhiễm nước.
Kiểm tra bờ, đăng cống, mực nước trong ao để quyết định thêm nước thay nước khi cần thiết.
3/ Bước 3: Các hoạt động thực hiện theo định kì đối với ao nuôi
Từ 15 – 20 ngày đùa ao 1 lần để loại bớt khí độc, tăng lượng muối dinh dưỡng cho nước ao.
Hàng tháng định kì kéo lưới kiểm tra cá theo dõi tốc độ sinh trưởng.
Ghi nhận xét vào sổ theo dõi & bàn giao nhóm trực.
4/ Tổng kết bài thực hành:
HS chia nhóm thực hiện việc chăm sóc cá, mọi hoạt động có ghi chép vào sổ theo dõi.
Kiểm tra cá (cả lớp tham gia).
Cuối thời kì nuôi dưỡng, HS tham gia thu hoạch, kết quả thu hoạch được theo dõi chi tiết:
+ Số lượng cá thả.
+ Số lượng cá thu.
+ Tăng trọng bình quân của từng loài.
+ Tỉ lệ sống của từng loài & tổng sản lượng của ao.
+ Đối chiếu với bảng xây dựng kế hoạch nuôi cá.
+ Viết báo cáo kết quả nuôi & nhận xét lại toàn bộ quy trình thực hiện để rút kinh nghiệm.
Căn cứ vào kết quả thu hoạch, GV hướng dẫn HS nhận xét từng khâu kĩ thuật đã áp dụng, khâu nào làm tốt, khâu nào bổ sung.
IV. DẶN DÒ:
- Nộp báo cáo thực hành.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & nêu 1 số bệnh phổ biến ở cá.
File đính kèm:
- t91-96ngnc11.doc