/ Kiến thức:
- Hiểu được 1 số nguyên nhân chính gây bênh cho cá.
- Biết được 1 số bệnh nguy hiểm thường gặp.
- Biết cách phòng bệnh cho cá.
- Biết cách chữa 1 số bệnh thông thường cho cá.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.
3/ Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 97, 99 - Bài 30: Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết : 97 – 99
BÀI 30:
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH & CÁCH PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Hiểu được 1 số nguyên nhân chính gây bênh cho cá.
Biết được 1 số bệnh nguy hiểm thường gặp.
Biết cách phòng bệnh cho cá.
Biết cách chữa 1 số bệnh thông thường cho cá.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.
3/ Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
-Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: Đọc bài mới ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nêu 1 số bệnh phổ biến & cách phòng trị bệnh ở cá.
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (2’) : Nộp bài báo cáo.
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HĐ 1: Tìm hiểu nguyên nhân chính gây bệnh cho cá
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHO CÁ
Có 3 nguyên nhân
1/ Sức khỏe của cá
Cơ thể cá khỏe mạnh a khả năng chống bệnh tốt, ít mắc bệnh & ngược lại.
2/ Điều kiện môi trường sống của cá
- Bao gồm các yếu tố lí học, hóa học có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá cũng như tác động đến các mầm bệnh của cá trong mt.
- Môi trường sống thuận lợi cho cá thì cá sẽ khỏe mạnh, ít bệnh tật.
3/ Mầm bệnh :
Bao gồm các virus, VK, kí sinh trùng, nấm kí sinh gây bệnh cho cá.
a Cá chỉ mắc bệnh khi cá có sức khỏe yếu, mt sống không thuận lợi, có mầm bệnh trong mt. Nếu thiếu 1 trong 3 đk trên cá sẽ không mắc bệnh.
HĐ 2 : Tìm hiểu một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO CÁ
1/ Cải tạo & cải thiện môi trường sống thuận lợi cho cá
- Tu sửa & vệ sinh khu vực nuôi (ao, lồng bè)sau mỗi chu kì nuôi: Nạo vét bùn ao, phơi lồng bè, phơi ao,
- Khử trùng khu vực nuôi: Dùng vôi bột khử trùng bờ ao & đáy ao (8 – 10 kg/ 100 m2). Dùng clorua vôi khử trùng cho lồng bè, dụng cụ nuôi.
- Cải thiện mt nuôi: Định kì bón vôi (15 ngày/ 1 lần), vệ sinh ao, lồng bè thường xuyên, chú ý mối quan hệ giữa đk mt, thời tiết với mầm bệnh.
2/ Xử lí & diệt trừ mầm bệnh
- Nguồn nước lấy vào sạch, không nhiễm bệnh; khử trùng dụng cụ nuôi thường xuyên.
- Không dùng TĂ hư hỏng; dùng TĂ chín, phân phải ủ hoai.
- Tẩy trùng cho cá giống: Tắm cho cá bằng nước muối loãng 2 – 3%.
3/ Tăng cường sức đề kháng cho cá.
- Thả cá giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh.
- Đảm bảo chăm sóc, quản lí đúng kĩ thuật, mật độ & nuôi ghép hợp lí, đảm bảo TĂ cả về số lượng, chất lượng, kiểm tra theo dõi cá thường xuyên.
HĐ3: Tìm hiểu cách phát hiện bệnh ở cá & một số bệnh thường gặp ở cá
III. CÁCH PHÁT HIỆN CÁ BỊ BỆNH
Cá bị bệnh thường có những biểu hiện sau:
- Cá nổi lờ đờ trên mặt nước, bơi sát bờ & tập trung nhiều ở nơi có dòng chảy.
- Màu sắc cơ thể không bình thường, trên cơ thể có vết loét xuất huyết, bong tróc, vẩy, vây xơ xác, mất nhớt, xuất hiện đám lông tơ do nấm.
- Cá bỏ ăn, gầy yếu.
IV. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP & CÁCH PHÒNG, TRỊ
1/ Bệnh xuất huyết do virus gây ra ở cá trắm cỏ
a) Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh
- Bệnh do Reovirus gây nên.
- Cá bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn. Thân khô ráp, da màu sẫm. Gốc vây, vẩy, khe mang, nắp mang, xoang mang xuất huyết, mắt lồi.
- Cơ xuất huyết hoặc xuất huyết toàn thân, nội tạng bị xuất huyết.
b) Tác hại & đk xuất hiện
- Cá bị chết sau 3 – 5 ngày mắc bệnh, tỉ lệ chết cao, đặc biệt đối với cá giống 6 – 20 cm, chủ yếu là cá trắm cỏ.
- Bệnh phát triển mạnh vào mùa xuân, hè, thu khi t0 nước = 25 – 300C.
c) Phòng & trị bệnh
- Bệnh chưa có thuốc đặc trị.
- Phòng ngừa là chủ yếu:
+ Cải thiện mt (bón vôi 15 ngày/ 1 lần – 2 – 3 kg/ 100 m2)
+ Trộn vtm C với TĂ tinh (30 mg/ kg cá/ ngày)
+ Dùng thuốc KN – 04 – 12 theo chỉ dẫn.
+ Dùng vaccin phòng bệnh, dùng thuốc nam có tính kháng sinh ( cây chó đẻ, cúc dại).
2/ Bệnh đốm đỏ do VK:
a) Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh
- Do VK Aeromonas hydrophyta, Aeromonas sp, gây ra.
- VK làm hoại tử da & cơ, các đốm đỏ xuất huyết, bong vẩy, vây rách nát, xoang bụng xưng to, nội tạng xuất huyết, mang xuất huyết, dính bùn, mất nhớt, da khô, thân xám đen.
b) Tác hại & đk xuất hiện
Bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ & các loại cá nuôi lồng. Bệnh phát sinh vào mùa xuân, đầu hè & mùa thu.
c) Phòng, trị bệnh tương tự như phòng bệnh xuất huyết do virut gây ra ở cá trắm cỏ.
3/ Bệnh trùng bánh xe
a) Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh
- Cá bị bệnh do trùng bánh xe Trichodina gây ra.
- Cá bị bệnh thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang sưng to, nắp mang không khép kín. Cá bơi không định hướng, thường nổi đầu.
b) Tác hại & đk xuất hiện
- Bệnh thường xảy ra trong ao ương cá con của nhiều loại cá nuôi.
- Bệnh xuất hiện khi nuôi mật độ dày, bón phân tươi, nước bẩn. Bệnh xuất hiện mùa xuân, hè, thu.
c) Phòng, trị bệnh
Tắm cho cá trong nước muối 2 – 3%, tắm trong CuSO4 2 – 5g/m3 trong 5 – 10 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao (0,5 – 0,7 g/m3).
4/ Bệnh trùng mỏ neo
a) Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh
- Cá bị bệnh do trùng mỏ neo Lernea gây ra.
- Trùng dài 6 -12 mm bám trên thân, màu trắng hoặc xanh đen, một đầu cắm vào cơ thể cá gây xuất huyết thành đốm đỏ. Cá bị bệnh đầu to, gầy yếu, ăn kém.
b) Tác hại & đk xuất hiện
- Bệnh thường xảy ra ở ao nước bẩn hoặc nghèo dd, bón phân tươi.
- Bệnh xuất hiện ở mọi gđ, đặc biệt gây chết hàng loạt đối với cá con.
c) Phòng, trị bệnh
- Tẩy dọn ao trước khi nuôi (đặc biệt là ao đã bị bệnh).
- Dùng lá xoan bón xuống ao với lượng 0,3 – 0,5 kg/ m3 nước.
- Thay nước ao bằng nước sạch.
5/ Bệnh nấm thủy mi
a) Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh
- Cá bị bệnh do một số giống nấm thủy mi gây ra.
- Khi bị bệnh xuất hiện những đám trắng xám, các đám nấm dày như túm bông trên vây, thân & những vết thương của cá. Trứng cá bị hư khi nhiễm nấm.
b) Tác hại & đk xuất hiện
- Bệnh thường xảy ra ở ao nước bẩn, nuôi dày, cá bị xây xát.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, thu, đông & gây hại lớn cho nuôi cá ao, lồng bè.
c) Phòng, trị bệnh
- Tắm bằng nước muối 0,5 kg/ 100 lít nước hoặc tắm bằng xanh malaxit 1 – 2 g/m3 từ 30 – 60 phút.
6/ Bệnh viêm ruột
a) Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh
- Cá bị bệnh VK Aeromonas punctata fintestinalis gây ra.
- Cá bị bệnh ruột bị xuất huyết, loét hậu môn & chết.
b) Phòng, trị bệnh
Phòng bệânh bằng cách cho cá ăn thêm 1 – 2 kg tỏi / 100 kg cá liên tục trong 6 ngày.
HĐ4: Tìm hiểu các loại địch hại thường gặp ở cá & cách phòng chống
V. ĐỊCH HẠI THƯỜNG GẶP & CÁCH PHÒNG CHỐNG
Bọ gạo (Notonecta) & bắp cày (ấu trùng con cà niễng Dytiscidae)
a) Hình dạng, tập tính
- Bọ gạo là loại côn trùng nhỏ, sống ở nước, bay được trong không khí, bọ gạo giống hạt gạo, chiều dài 1,3 cm, lưng màu sẫm, bụng màu trắng, có 2 chân bơi xòe như 2 mái chèo. Bọ gạo bơi ngửa, khoảng 2 – 3 phút ngoi lên mặt nước để thở.
- Bắp cày thân có đốt, có 2 răng hàm rất to & khỏe phía trước miệng, hô hấp từ không khí.
b) Tác hại & điều kiện xuất hiện
- Bọ gạo bắt cá hút máu làm chết cá bột trong 7 ngày đầu thả ương. Chúng xuất hiện nhiều ở ao có bón phân, màu nước tốt, có nhiều TĂ.
- Bắp cày giết hại cá hương lớn hơn bọ gạo do có răng hàm to khỏe & có nọc đọc làm tê liệt cá con. Chúng xuất hiện vào mùa xuân, thu.
c) Phòng, trị
Dùng dầu hỏa cho vào khung dịch chuyển trên mặt ao lúc cá không nổi đầu hoặc treo đèn tẩm dầu vào ban đêm trên mặt ao, chúng nổi lên hô hấp sẽ bị dầu làm chết ngạt.
GV y/c HS đọc kĩ phần I/ SGK trang 186 – 188 để trả lời câu hỏi :
Bệnh ở cá xuất hiện do các nguyên nhân nào ? Phân tích từng yếu tố.
HS quan sát các sơ đồ 30.1 – 30.4 / trang 188 để trả lời :
Như vậy, khi nào xuất hiện bệnh ở cá ?
Từ các nguyên nhân trên, GV y/c HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau :
Cần có những biện pháp nào để phòng trừ bệnh cho cá ? Nêu & phân tích cụ thể từng biện pháp.
- Làm thế nào để xử lí & diệt trừ mầm bệnh?
- Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho cá?
-Nêu các cách phát hiện bệnh ở cá.
Nêu các bệnh thường gặp ở cá.
- Bệnh xuất huyết do virus gây ra ở cá trắm cỏ có những triệu chứng & bệnh tích gì?
Bệnh gây ra tác hại gì ? Khi nào bệnh xuất hiện ?
HS nêu cách phòng & trị bệnh.
Tác nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá là gì?
Triệu chứng & bệnh tích của bệnh.
Đk xuất hiện của bệnh. Hậu quả của bệnh là gì ?
Cách phòng trị bệnh đốm đỏ do VK gây ra ở cá.
GV y/c HS đọc phần 3/ SGK trang 191 để trả lời câu hỏi : Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh là gì?
Đk xuất hiện của bệnh. Hậu quả của bệnh là gì ?
Cách phòng trị bệnh trùng bánh xe.
Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh là gì?
Đk xuất hiện của bệnh. Hậu quả của bệnh là gì ?
Cách phòng trị bệnh trùng mỏ neo ở cá.
Tác nhân gây bệnh & triệu chứng bệnh là gì?
Đk xuất hiện của bệnh. Hậu quả của bệnh là gì ?
Cách phòng trị bệnh nấm thủy mi ở cá.
Cho biết tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh & cách phòng trị bệnh viêm ruột ở cá.
Nêu các loài địch hại đối với cá.
Hình dạng, tập tính của bọ gạo.
Hình dạng, tập tính của bắp cày.
Bọ gạo, bắp cày gây hại ao nuôi cá ra sao?
Đk xuất hiện của bọ gạo, bắp cày?
Cách phòng trị 2 loại địch hại này.
- Sức khỏe của cá.
- Điều kiện môi trường sống của cá không thuận lợi.
- Mầm bệnh : Virus, VK, kí sinh trùng, nấm kí sinh.
- Khi hội đủ cả 3 đk : sức khỏe yếu, mt sống không thuận lợi, có mầm bệnh trong mt.
- Cải tạo & cải thiện môi trường sống thuận lợi cho cá: Tu sửa & vệ sinh khu vực nuôi, khử trùng khu vực nuôi, Cải thiện mt nuôi (chủ yếu là bón vôi, vệ sinh mt nuôi).
- Xử lí & diệt trừ mầm bệnh: nguồn nước sạch, không mầm bệnh, khử trùng dụng cụ nuôi. Không dùng TĂ hư hỏng, phân phải ủ hoai. Tẩy trùng cho cá giống.
- Tăng cường sức đề kháng cho cá: Thả cá giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh. chăm sóc, quản lí đúng kĩ thuật, mật độ & nuôi ghép hợp lí, đảm bảo TĂ, kiểm tra theo dõi cá thường xuyên.
- Cá nổi lờ đờ, bơi sát bờ & tập trung nhiều ở nơi có dòng chảy.
- Màu sắc cơ thể không bình thường, có vết loét xuất huyết, bong tróc, vẩy, vây xơ xác, mất nhớt, xuất hiện đám lông tơ do nấm.
- Cá bỏ ăn, gầy yếu.
- Bệnh xuất huyết do virus gây ra ở cá trắm cỏ, bệnh đốm đỏ do VK, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng mỏ neo, bệnh nấm thủy mi, bệnh viêm ruột,
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Thân khô ráp, da màu sẫm. Gốc vây, vẩy, khe mang, nắp mang, xoang mang xuất huyết, mắt lồi.
cá giống 6 – 20 cm dễ mắc bệnh, chủ yếu là cá trắm cỏ. Tỉ lệ chết cao.
- Bệnh phát triển mạnh vào mùa xuân, hè, thu khi t0 nước = 25 – 300C.
Bệnh chỉ phòng ngừa là chủ yếu: Cải thiện mt, trộn vtm C, dùng vaccin phòng bệnh, dùng thuốc nam có tính kháng sinh aTăng sức đề kháng của cá là chủ yếu bởi vì bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Do VK Aeromonas hydrophyta, Aeromonas sp, gây ra.
- HS nêu triệu chứng & bệnh tích của bệnh.
Bệnh xuất hiện & gây thiệt hại lớn ở cá trắm cỏ & các loại cá nuôi lồng. Bệnh phát sinh vào mùa xuân, đầu hè & mùa thu.
HS trả lời dựa vào cách phòng & trị bệnh xuất huyết do virus gây ra ở cá trắm cỏ.
Cá bị bệnh do trùng bánh xe Trichodina gây ra.
- Thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang sưng to, nắp mang không khép kín. Cá bơi không định hướng, thường nổi đầu.
Bệnh gây thiệt hại cho ao ương cá con của nhiều loại cá nuôi. Bệnh xuất hiện khi nuôi mật độ dày, bón phân tươi, nước bẩn. Bệnh xuất hiện mùa xuân, hè, thu.
Tắm cho cá trong nước muối 2 – 3%, tắm trong CuSO4 2 – 5g/m3 hoặc phun trực tiếp xuống ao (0,5 – 0,7 g/m3).
- Cá bị bệnh do trùng mỏ neo Lernea gây ra.
- Trùng dài 6 -12 mm bám trên thân, màu trắng hoặc xanh đen, gây xuất huyết thành đốm đỏ. Cá bị bệnh đầu to, gầy yếu, ăn kém.
- Bệnh thường xảy ra ở ao nước bẩn hoặc nghèo dd, bón phân tươi.
- Bệnh xuất hiện ở mọi gđ, đặc biệt gây chết hàng loạt đối với cá con.
- Vệ sinh ao nuôi kĩ trước khi nuôi.
- Dùng lá xoan bón xuống ao với lượng 0,3 – 0,5 kg/ m3 nước.
- Thường xuyên thay nước ao bằng nước sạch.
- Cá bị bệnh do một số giống nấm thủy mi gây ra.
- Thân cá xuất hiện đám nấm dày như túm bông gòn.
- Bệnh thường xảy ra ở ao nước bẩn, nuôi dày, cá bị xây xát. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, thu, đông & gây hại lớn cho nuôi cá ao, lồng bè.
Tắm bằng nước muối 0,5 kg/ 100 lít nước hoặc tắm bằng xanh malaxit 1 – 2 g/m3 từ 30 – 60 phút.
- Do VK Aeromonas punctata fintestinalis gây ra.
- Cá bị bệnh ruột bị xuất huyết, loét hậu môn & chết.
- Trộn TĂ với tỏi cho cá ăn (1 – 2 kg tỏi / 100 kg cá).
- Ếch, cá tạp, rắn, bọ gạo, bắp cày,
- Loại côn trùng nhỏ, sống ở nước, bay được trong không khí, bọ gạo giống hạt gạo, chiều dài 1,3 cm, lưng màu sẫm, bụng màu trắng, có 2 chân bơi xòe như 2 mái chèo, 2 – 3 phút ngoi lên mặt nước để thở.
Bắp cày thân có đốt, có 2 răng hàm rất to & khỏe phía trước miệng, hô hấp từ không khí.
- Bọ gạo & bắp cày bắt cá hút máu làm chết cá con.
- Bọ gạo xuất hiện ở ao có bón phân, màu nước tốt, có nhiều TĂ.
- Bắp cày xuất hiện vào mùa xuân, thu.
Dùng dầu hỏa cho vào khung dịch chuyển trên mặt ao lúc cá không nổi đầu, chúng nổi lên hô hấp sẽ bị dầu làm chết ngạt.
4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Trả lời các câu hỏi TN trong ngân hàng đề.
5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ –Đọc trước bài mới. Chuẩn bị bài thực hành theo nội dung SGK trang 195.
File đính kèm:
- t97-99ngnc11.doc