I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được:
+ Nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
+ Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
2. Kỹ năng:
+ Dạy cho học sinh biết ứng dụng các TC vào bản vẽ kĩ thuật trong thực tế
+ Phân biệt được các kí hiệu trên bản vẽ
3. Tư duy:
+ Tư duy tốt về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các tiêu chuẩn và các kí hiệu trên bản vẽ kĩ thuật.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...../......../ ............
Ngày giảng:..../......../.............
Tiết:..... Tiêu chuẩn trình bày
bản vẽ kĩ thuật
I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được:
+ Nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
+ Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
2. Kỹ năng:
+ Dạy cho học sinh biết ứng dụng các TC vào bản vẽ kĩ thuật trong thực tế
+ Phân biệt được các kí hiệu trên bản vẽ
3. Tư duy:
+ Tư duy tốt về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các tiêu chuẩn và các kí hiệu trên bản vẽ kĩ thuật.
4. Tư tưởng:
Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của BVKT , giúp học sinh liên hệ với thực tế => Yêu môn học hơn.
II: Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ SGK, Giáo án, các kiến thức liên quan. Sách “ Vẽ Kĩ Thuật”
+ Tranh vẽ các hình: 1.1; 1.2; 1.3; 1.5 SGK
2. Học sinh:
+ Kiến thức có liên quan
+ 1 tờ giấy A0
III/ Tiến trình :
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Nội dung Phương pháp
*BVKT: Là phương tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật => cần tiêu chuẩn hóa BVKT
* Các tiêu chuẩn:
I- Khổ giấy:
- Trong VKT, trong phạm vi nhà trường ta dùng các khổ giấy chính sau:
*GV:
Vì sao cần tiêu chuẩn hóa BVKT? Nếu không tiêu chuẩn hóa sẽ có vấn đề gì xảy ra?
Kí hiệu
A0
A1
A2
A3
A4
Kích thước (mm)
1189x841
841x594
594x420
420x297
297x210
Nội dung Phương Pháp
+Ngoài ra còn có các khổ giấy phụ : A5; B5..
* Gv: Giải sử ta cần thể hiện 1 vật thể trên khổ giấy ngoài các khổ giấy chính, có in được không? => Ngoài khổ giấy chính cần có....?
Nội dung Phương pháp
+ Các khổ giấy được chia ra từ khổ A0
II- Tỉ lệ:
* Khái niệm: Là tỉ số kích thước trên hình biểu diễn với kích thước thực tương ứng
* Phân loại:
+ Phóng to: 2:1; 5:1; 10:1...
+ Thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10
+ Nguyên hình: 1:1
* Chọn tỉ lệ phụ thuộc : Kích thước vật thể, khổ giấy
III- Nét vẽ:
+ Trên một hình vẽ kĩ thuật cần sử dụng
nhiều loại nét vẽ khác nhau, để thể hiện rõ đặc điểm, vị trí của nét vẽ trong vật thể
1. Các loại nét vẽ:
* Gv: Theo dõi bảng kích thước => nhận xét gì?
841
A1
A2
A4
A3
1189
* Gv:
Làm thế nào để biểu diễn một vật thể rất lớn( rất nhỏ) vào khổ giấy A4? => Vì sao cần tỉ lệ
Nội dung Phương pháp
+ Các loại nét vẽ, ứng dụng:
Tên nét vẽ
Hình dạng
ứng dụng( Dùng để vẽ đường):
Liền đậm
Bao thấy, cạnh thấy
Liền mảnh
Kích thước, gióng, Nét cắt
Lượn sóng
Giới hạn hình cắt- hình chiếu
Đứt mảnh
Bao khuất, cạnh khuất
Gạch- Chấm mảnh
Tâm, Trục đối xứng
Các nét vẽ được thể hiện trên hình vẽ sau:
Nội dung Phương Pháp
2. Chiều rộng nét vẽ
+ Được chọn trong các kích thước sau
( mm): 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4; 2
+ Khi vẽ lấy chiều rộng nét đậm = 0,5; Nét mảnh =0,25
* Gv:
+Khi vẽ ta lấy chiều rộng của nét đậm và nét mảnh bằng bao nhiêu?
+ Độ rộng nét vẽ có quan hệ gì với các loại bút vẽ không?
Nội dung Phương pháp
IV- Chữ viết:
Yêu cầu: - Rõ ràng
- Thống nhất
- Dễ đọc
1. Khổ chữ:
- Khổ chữ (h): Xác định bởi chiều cao chữ hoa (mm)
- Thường lấy d=h/10
2. Kiểu chữ:
- Thường dùng kiểu chữ đứng
V - Ghi kích thước: Gồm các yếu tố
1. Đường kích thước:
- Vẽ bằng nét liền mảnh
- Vẽ song song với phần tử cần ghi kt
2. Đường gióng:
- Vẽ bằng nét liền mảnh
- (Thường)Vuông góc với đường kích thước
- Kẻ qua đường kích thước 2=> 4 mm
3. Chữ số kích thước:
- Là giá trị thực của đoạn cần ghi
- Không phụ thuộc tỉ lệ
- Không ghi ĐV sau giá trị kích thước
( nếu dùng ĐV khác mm => ghi rõ ĐV)
- Kích thước góc: Dùng đơn vị là :
Độ, Phút, Giây
4. Kí hiệu Đường kính, bán kính:
Để ghi kích thước đường kính, bán kính ta thêm kí hiệu phía trước:
+ Kí hiệu đường kính:
+ Kí hiệu bán kính: R
* Gv:
Nhìn vào hình vẽ hãy chỉ ra đường kích thước, đường gióng kích thước:
* Gv:
Hình minh hạ về ghi kích thước:
IV/ Củng cố bài:
+ Các khổ giấy chính dùng trong bản vẽ kĩ thuật
+ Khái niệm tỉ lệ
+ Các loại nét vẽ ứng dụng
V/ Hướng dẫn BT về nhà:
+ Học lí thuyết theo câu hỏi
+ BT: 1,2 (10)
VI/ Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: ...../......../ ............
Ngày giảng:..../......../.............
Tiết:...... hình chiếu vuông góc
I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được:
+ Nội dung cơ bản của phương pháp HCVG
+ Biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
2. Kỹ năng:
Giúp học sinh có thể lựa chọn vị trí các mặt phẳng hình chiếu, vị trí đặt vật thể để có thể biểu diễn nhiều nhất cấu tạo vật thể.
3. Tư duy:
+ Phát triển óc tư duy, sáng tạo cho học sinh
4. Tư tưởng:
+ Có hứng thú áp dụng kiến thức vào thực tế => Yêu môn học
II: Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ SGK, Kiến thức liên quan, Giáo án, Sách “ Vẽ kĩ thuật”
+ Tranh vẽ: 2.1; 2.3;
2. Học sinh:
+ Sưu tầm vật mẫu hình 2.1
+ Làm mô hình
III/ Tiến trình :
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Loại nét vẽ dùng để vẽ đường kích thước, đường gióng kích thước?
3. Bài mới
Nội dung Phương pháp
I - Phương pháp chiếu góc thứ nhất:
+ Vật được đặt trong 3 mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một: mặt phẳng hình chiếu đứng, mphc bằng, mphc cạnh
*Các hướng chiếu:
+ Từ trước(mphc đứng)
+ Từ trên( mphc bằng)
+ Từ trái( mphc cạnh)
* Sau khi chiếu lên các mphc ta có các hình chiếu:
+ Hình chiếu đứng (A)
+ Hình chiếu Bằng(B)
+ Hình chiếu cạnh (C)
+ Xoay mphcb 900 từ trên xuống, mphcc từ
* Gv:
+Nêu vị trí đặt vật thể?
+Các hướng chiếu?
+ Hãy chỉ ra các mặt phẳng hình chiếu?
* Gv:
Làm thế nào để A, B, C đồng phẳng?
Nội dung Phương pháp
trái qua phải 900 để A, B, C đồng phẳng
+ Các hình chiếu được sắp xếp theo thứ tự như hình vẽ =>
+ Đây là phương pháp thường dùng
II - Phương pháp chiếu góc thứ ba:
+ Vật thể đặt trong không gian tạo bởi 3 mp hình chiếu
+ MPHC đứng ở trước
+ MPHCB ở trên
+ MPHCC ở trái
* Vị trí các hình chiếu như sau:
* Vị trí các hình chiếu đã khác so với phương pháp chiếu góc thứ I.
* Gv:
Hãy nêu cách đưa 3 hình chiếu đồng phẳng với PP chiếu góc thứ 3
* Gv:
Hãy so sánh vị trí:
+ Vị trí các MPHC so với người quan sát
+ Các hình chiếu(Sau khi đã đồng phẳng)
IV/ Củng cố bài:
+ Nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất
+ Sự khác biệt về vị trí các hình chiếu trong 2 phương pháp chiếu
+ Khẳng định phương pháp thường dùng trong vẽ kĩ thuật.
+ Chuẩn bị Bút chì HB, 2B, giấy A4
V/ Hướng dẫn BT về nhà:
+ Ghi nhớ các kiến thức đã học
+ Làm BT tr.13.SGK
VI/ Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: ...../......../ ............
Ngày giảng:..../......../.............
Tiết:........ thực hành
I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Giáo viên cần làm cho học sinh :
+Vẽ được các hình chiếu của vật thể đơn giản
+ Ghi được các kích thước của các hình chiếu đơn giản
+ Trình bày được bản vẽ theo tiêu chuẩn đã học
2. Kỹ năng:
+ Kĩ năng phân biệt 3 loại hình chiếu, cách ghi kích thước, kĩ năng trình bày các tiêu chuẩn trên BVKT
3. Tư duy:
+ Rèn luyện khả năng tưởng tượng , tính lôgic cho học sinh.
4. Tư tưởng:
Có ý thức áp dụng kiến thức bài học vào thực tế
II: Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ SGK, Giáo án, các kiến thức liên quan, sách “ Vẽ kĩ thuật”
+ Vẽ hình 3.8
2. Học sinh:
+ Các kiến thức đã học
+ Bút chì, giấy vẽ A4
III/ Tiến trình :
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy so sánh sự khác biệt giữa PPHC góc thứ I và Thứ III
3. Bài mới
Nội dung Phương pháp
A- Nội dung thực hành
( Dụng cụ đã chuẩn bị)
+ Lập BVKT của vật thê đơn giản trên khổ A4
B- Các bước:
Bước 1:
+ Phân tích vật, chọn hướng chiếu sao cho thể hiện nhiều nhất cấu tạo vật thể
+ Hình vẽ => Cấu tạo tổng quát:
- Dạng chữ L.
- Có lỗ trụ, có rãnh chữ nhật
+ Chọn 3 hướng chiếu.
Bước 2:
+ Chọn tỉ lệ
+ Bố trí 3 hình chiếu: Vẽ các HCN bao ngoài(nét liền mảnh)
* Gv:
Vật thể được chọn để vẽ:
* Gv:
Các hình chiếu đã hoàn thành:
Nội dung Phương pháp
Bước 3:
Vẽ mờ từng phần của vật thể
+ Vẽ khối chữ L
+ Vẽ rãnh HCN
+ Vẽ lỗ trụ
Bước 4:
Biểu diễn các cạnh thấy, cạnh khuất bằng các nét vẽ theo tiêu chuẩn đã học
Bước 5:
+ Tiến hành ghi kích thước
+ Ghi chính xác, vị trí hợp lí
Bước 6:
Kẻ khung vẽ, khung tên và ghi các thông tin cần thiết.
* Nội dung khung tên bao gồm:
Nội dung, kích thước khung tên:
140
20
20
30
16
32
GIá chữ L
Vật liệu
Tỉ lệ
Bài số
Tên vật liệu
1:2
03
Người vẽ
..........
Ngày lập
THPT CHUyên HOàNG VĂN THụ
Kiểm tra
..........
Ngày KT
30
20
20
C- Các bài tập:
Học sinh chọn 1 trong các bài tập trang 21 SGK
D- Đánh giá kết quả thực hành:
* Học sinh tự đánh giá
* Giáo viên đánh giá, ( cho điểm)
E/ Củng cố :
+ Nhấn mạnh: Khi vẽ 3 hình chiếu của vật thể cần phân tích kĩ vật, chọn hướng cgiếu sao cho thể hiện được nhiều cấu tạo nhất của vật thể.
+ Khi vẽ: Dùng phương pháp chiếu góc thứ I.
F/ Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Ngày soạn: ...../......../ ............
Ngày giảng:..../......../.............
Tiết:........ mặt cắt và hình cắt
I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được:
+ Một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt
+ Biết vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản
2. Kỹ năng:
+Học sinh có khả năng chọn loại hình cắt để thể hiển hình biểu diễn.
3. Tư duy:
Phát triển tư duy lôgic, khả năng tưởng tượng tốt
4. Tư tưởng:
Hướng các kiến thức đã học để xem xét, áp dụng thực tế trong các bản vẽ thực tế
II: Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ SGK, Giáo án, các kiến thức liên quan, sách “ Vẽ kĩ thuật”
+ Vẽ tranh: 4.1; 4.2; 4.6 SGK
2. Học sinh:
+ Các kiến thức liên quan
+ Sưu tầm vật thể tương tự vật thể hình 4.1
III/ Tiến trình :
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Nội dung Phương pháp
I - Khái niệm:
* Những vật cấu tạo rỗng bên trong nếu chỉ dùng hình chiếu => trên hình có nhiều nét đứt=> hình không rõ ràng=> cần dùng thêm: Mặt cắt, Hình cắt.
*
Nội dung:
+ Dùng 1 mặt phẳng tưởng tượng song song với 1 MPHC(MPHCĐ), cắt vật thể thành 2 phần.
* Gv:
Khi sử dụng mặt phẳng cắt và cắt, có ảnh hưởng đến cấu tạo của vật thể cần biểu diễn không? Vì sao?
* Gv:
Hãy so sánh hai loại mặt cắt.
Hình vẽ biểu diễn:
Mặt cắt chập:
Phương pháp Nội dung
+ Bỏ đi phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt. Nếu:
+ Chỉ biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt => Hình thu được là Mặt cắt
+ Biểu diễn toàn bộ phần còn lại của vật thể =>Hình thu được là Hình cắt
1/ Mặt cắt:
a/ Mặt cắt chập:
+ Vẽ ngay trên hình chiếu ương ứng
+ Đường bao là nét liền mảnh
+ Dùng vẽ mặt cắt đơn giản
b/ Mặt cắt rời:
+ Vẽ ngoài hình chiếu
+ Đặt cạnh hình chiếu tương đứng
+ Đường bao là nét lền đậm
2/ Hình cắt:
a/ Hình cắt toàn phần:
+ Dùng 1 mặt phẳng cắt
b/ Hình cắt 1 nửa:
+ Một nửa hình cắt ghép với 1 nửa hình chiếu
+ Đường phân cách là đường chấm gạnh mảnh
+ Dùng biểu diễn vật thể đối xứng
+ Phần nét đứt bên hình chiếu thường không vẽ
c/ Hình cắt cục bộ
+ Biểu diễn 1 phần vật thể dưới dạng hình cắt
+ Đường giới hạn là nét lượng sóng
Mặt cắt rời
* Gv:
+Quan sát các loại hình cắt( hình vẽ có sẵn) hãy đưa ra các nhận xét?
+ ứng dụng từng loại hình cắt?
* Hình biểu diễn các loại hình cắt:
Hình cắt toàn bộ Hình cắt một nửa
Hình cắt cục bộ
IV/ Củng cố bài:
+ Phương pháp xây dựng mặt cắt hình cắt
+ Các loại hình cắt mặt cắt, ứng dụng?
+ Các loại đường nét sử dụng trong các loại hình cắt, mặt cắt?
V/ Hướng dẫn BT về nhà:
+ BT 1, 2 Tr 24, 25 SGK
VI/ Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
File đính kèm:
- Gan K1.doc