MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
+ Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
+ Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
2.Kỹ năng: Đọc bản vẽ và thiết kế các loại bản vẽ.
3.Thái độ: Tôn trọng và yêu thích môn học.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 06 - Tiết 11 - Bài 9: Bản vẽ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/07
Tuần: 06
Tiết: 11
Bài dạy:
Bài 9: BẢN VẼ CƠ KHÍ.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
+ Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
+ Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
2.Kỹ năng: Đọc bản vẽ và thiết kế các loại bản vẽ.
3.Thái độ: Tôn trọng và yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: Nội dung và phương tiện dạy học:
+Nghiên cứu bài 9 SGK; đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to hình 9.1, 9.4 SGK; tranh hoặc mô hình bộ giá đỡ (hình 9.2 SGK).
2.Học sinh: đọc trước nội dung sgk
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT HỌC:
1.Ổn định lớp: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số (1p).
2.Kiểm tra bài củ: (5p).
+ Hỏi: Hãy kể một số loại bản vẽ kỹ thuật mà em biết. Chúng khác nhau chỗ nào?
+ Trả lời: Hai loại đó là Bản vẽ cơ khí và Bản vẽ xây dựng.
+ Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng, các máy móc và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng, các các công trình kiến trúc và xây dựng.
3.Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’) Ta đã biết Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng, các máy móc và thiết bị. Vậy bản vẽ cơ khí bao gồm cụ thể những loại bản vẽ nào và mỗi loại bản vẽ đó có nội dung và cách lập ra sao, chúng cúng ta nghiên cứu bài 9.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết.
10’
10’
GV yêu cầu học sinh đọc bản vẽ giá đỡ (hình 9.1) và cho biết các nội dung chính của bản vẽ chi tiết.
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Hỏi: Bản vẽ chi tiết gồm nội dung gì?
Hỏi: Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
GV giới thiệu cho học sinh nắm các bước lập bản vẽ chi tiết.( dựa vào hìnhn vẽ9.3 sgk)
GV nhấn mạnh:
- Để lập bản vẽ chi tiết, trước hết cần nghiên cứu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kỹ thuật của chi tiết,
- Trên cơ sở phân tích hình dạng và kết cấu của chi tiết, chọn phương án biểu diễn như chọn hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, Sau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ và vẽ theo trình tự nhất định.
Học sinh theo dõi và thảo luận để trả lời câu hỏi của gv.
Học sinh theo dõi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức
I. BẢN VẼ CHI TIẾT:
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết:
- Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2. Cách lập bản vẽ chi tiết:
Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
Bước 2: Vẽ mờ.
Bước 3: Tô đậm.
Bước 4: Ghi phần chữ.
Cuối cùng kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản vẽ lắp..
13’
Cho hs quan sát hình vẽ 9.4.
Hỏi: Bản vẽ lắp gồm nội dung gì?
Hỏi: Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
Tổng hợp, rút ra nội dung và ứng dụng của bản vẽ lắp.
Quan sát hình vẽ và đọc nội dung sgk.
Học sinh theo dõi và thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
II. BẢN VẼ LẮP:
- Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
- Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
Hoạt động 3: tổng kết, đánh giá.
5’
+ GV:Đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh:
- Hãy nêu nội dung của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp?
- Trình tự lập bản vẽ chi tiết như thế nào?
+ GV: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài 9 SGK.
Nhắc nhở hs về nhà học bài và đọc trước nội dung bài mới.
Dựa vào nội dung bài học trả lời câu hỏi của gv.
Chú ý lắng nghe
Chú ý lắng nghe về nhà thực hiện.
*Củng cố:
* Dặn dò:
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- t 11.doc