Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Giới thiệu nghề lâm sinh

A. Mục tiêu bài học

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề lâm sinh và phương hướng phát triển nghề lâm sinh ở nước ta.

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương tai.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Giới thiệu nghề lâm sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1+2: giới thiệu nghề lâm sinh A. Mục tiêu bài học Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề lâm sinh và phương hướng phát triển nghề lâm sinh ở nước ta. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương tai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: - Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. C. Phương pháp: -Vấn đáp tìm tòi. - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Tiến trình bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu vị trí nghề lâm sinh Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Nghề lâm sinh có vị trí như thế nào trong đời sống Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét. Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động2: Tìm hiểu tình hình nghề lâm sinh và phương hướng phát triển. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Tình hình nghề lâm sinh ở nước ta như thế nào? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động3: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề lâm sinh Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì gồm những giai đoạn nào? - Sản xuất giống cây trồng ở cây thụ phấn chéo được thực hiện như thế nào? - Quy trình sản xuất giống cây trồng được thực hiện như thế nào? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. I.Vị trí nghề lâm sinh 1. Trồng rừng phủ xanh đât trống đồi trọc. 2. Trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Tạo công ăn việc làm cho người dân. II. Tình hình và phương hướng phát triển nghề lâm sinh 1. Tình hình nghề lâm sinh hiện nay. 2. Phương hương phát triển nghề lâm sinh. III. Mục tiêu, nội dung. 1. Mục tiêu: Kiến thức: Kỹ năng: Thái độ: 2. Nội dung chương trinh 3 Phương pháp học tập c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: Trìnhd bày tóm tắt nội dung chương trình môn học nghề lâm sinh. Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi cuối bài và đọc trước bài 1. Tuần 2 Tiết 3-5: ươm cây rừng A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Hiểu được những yêu cầu và nội dung của công tác ươm cây rừng - Biết được một số mô hình ươm cây rừng ở nước ta và ở địa phương. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: Sách giáo khoa. C. Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Tiến trình bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu pp chọn vườn ươm. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi: - Chọn vườn ươm cần đảm bảo những yêu cầu nào? - Nội dung thiết kế vườn? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét. Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động2: Tìm hiểu một số địa điểm vườn sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Vườn sản xuất ở vùng đồng bằng bắc bộ như thế nào? -Vườn sản xuất ở vùng đồng bằng nam bộ như thế nào? -Vườn sản xuất ở vùng trung du miền núi bộ như thế nào? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. 1. Chọn vườn ươm a. Các loại vườn ươm cây rừng - Vườn ươm chuyên nghiệp. - Vườn ươm tổng hợp b. Địa điểm lập vườn ươm cây rừng: * Yêu cầu: - Điều kiện tự nhiên: độ dốc 2-5o, tránh đặt vườn ươm nơi có gió lùa. Đất lập vườn ươm: đất cát pha, tơI xốp, thoáng khí. - Điều kiện kinh doanh: Gần nguồn nước, thuận lợi trong giao thông, khu dân cư c. Diện tích vườn ươm - Gieo vãI đều, liên canh P = N.A/n - Gieo vãi đều luân canh: P = N.A.B/n.C - Gieo theo rạch: P = N.A.B/n,.m.C 2. Làm đất vườn ươm * Chuẩn bị đất để gieo hạt - Cày đất - Bừa - Tiêu độc, khử chua * Kỹ thuật làm bầu đất: - Vỏ bầu - Ruột bầu - Đóng và xếp bầu 3. Gieo hạt. * Phương pháp gieo hạt trong vườn ươm: - Gieo vãi: Tận dụng được không gian dinh dưỡng, nhưng khó khăn trong chăm sóc và cơ giói hoá - Gieo hàng: tiết kiệm được hạt, tạo đk cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt, tận dụng được dinh dưỡng và đk.as. * Xử lý hạt giống: - Dùng nhiệt độ cao - Tác động cơ giới - Tác động hoá học: ZnSO4, NaCl * Làm đất, bón phân * Thời vụ: Mùa xuân hoặc mùa thu * Mật độ gieo hạt: Căn cứ vào đặc tính cây, điều kiện khí hậu, đất đai và phẩm chất hạt giống. X = N.P.10/E.R * Chăm sóc: c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: So sánh sự giống và khác nhau giữa các mô hình ươm cây rừng ở các vùng ST khác nhau. Bài tập về nhà: Liên hệ thực tế địa phương. Ký duyệt: Ngày 29 tháng 08 năm 2008. -------------------------------------------------- Tuần3 Tiết 6 - 8: TRồNG CÂY RừNG A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Biết được PP trồng cây rừng ở các điều kiện địa hình khác nhau. - Hiểu rõ nguyên tắc và các bước cải tạo, tu bổ ... b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: - Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. C. Phương pháp: -Vấn đáp tìm tòi. - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Tiến trình bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu đặc điểm của đất trồng rừng ở nước ta. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi: - Đất trồng rừng ở nước ta có đặc điểm gì? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét. Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động2: Tìm hiểu mục đích của viêc bón phân cho rừng trồng. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Căn cứ ? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động3: Tìm hiểu phương thức, pp trồng rừng. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. 1. Dọn và làm đất trồng rừng a. Tác dụng: - Cải thiện điều kiện ánh sáng - Cải thiện tính chất đất b. Dọn đất trồng rừng - Toàn bộ hoặc theo băng c. Làm đất trồng rừng - Làm đất ở nơI đất bằng + Làm đất theo dải + Làm đất theo luống + Làm đất theo hố - Làm đất nơI đất dốc 2. Bón phân cho rừng trồng Căn cứ vào các đặc điểm: Điều kiện khí hậu Điều kiện đất Loại cây Loại phân bón Phương pháp bón phân. 3. Phương thức trồng rừng - Trồng rừng dưới tán rừng - Trồng rừng cục bộ sau khai thác 4. Phương pháp trồng rừng a. Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng - Phương pháp gieo hạt + Gieo vãi đều + Gieo theo hàng + Gieo theo rạch - Thời vụ gieo hạt + Gieo trước khi trồng 3 tháng, tuỳ theo điều kiện khí hậu từng vùng. - Mật độ và lượng hạt gieo - Hạt giống - Lấp đất - Chăm sóc và bảo vệ b. Trồng rừng bằng cây con - Loại cây con - Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Độ tuổi 3-12 tháng - Thời vụ trồng rừng Phía Bắc: Vụ xuân và Thu Phía Nam: Mùa mưa Miền trung: Mùa Thu - Kỹ thuật trồng cây rễ trần: + Bảo vệ bộ rễ không bị khô héo. + Đặt cây vào hố thẳng đứng. + Nén chặt đất. + Trồng cây vào mùa mưa. - Kỹ thuật trồng cây có bầu: + Giữ nguyên bầu không bị vỡ. + Đặt bầu vào giữa hố, lấp đất 5. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng - Làm cỏ xới đất. - Bón phân. - Tưới nước. - Trồng dặm. - Bảo vệ rừng trồng. c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: Sau khi học xong phần này, em có rút ra được kiến thức gì cụ thể để áp dùng trong việc trồng rừng? Bài tập về nhà: Ký duyệt: Ngày 08 tháng 09 năm 2008. ------------------------------------------- Tuần 4 Tiết 9-11: Chăm sóc cây sau khi trồng A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Nhận biết pp chăm sóc cây sau khi trồng để đạt hiệu quả cao nhất. - Phân tích ưu, nhược điểm của từng pp để áp dụn. - Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm việc tích cực. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: - Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. C. Phương pháp: -Vấn đáp tìm tòi. - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Tiến trình bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu mục đích và pp làm đất. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Đất trồng rừng ở nước ta có đặc điểm gì? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét. Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động2: Tìm hiểu mục đích của viêc bón phân cho rừng trồng. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Căn cứ ? Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động3: Tìm hiểu nội dung, phương pháp tưới nước và trồng dặm cây con sau khi trông trồng rừng. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. A. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 1. Làm cỏ xới đất: - Làm cỏ toàn diện, áp dụng nơi có địa hình bằng phẳng, nơi gieo trồng nông lâm kết hợp. - Làm cỏ xới đất cục bộ, áp dụng ở các nơi dọn rừng và làm đất theo dải. 2. Bón phân Nên bón phân ngay lần chăm sóc đầu tiên của năm thứ 1 sau khi trồng. Lượng bón: 70g supe lân + 70 - 100g NPK/cây. 3. Tưới nước Tưới nước nhằm đất có đủ nước hoà tan muối khoáng, đáp ứng nh cầu thoát hơi nước của cây, rễ cây phát triển nhanh - Mỗi lần tưới nước cho rừng non: 500 -600m3/ha; rừng trưởng thành 800 - 1000m3/ha. 4. Trồng dặm Theo quy định của Bộ Lâm nghiệp: tỷ lệ cây sống trên 85%, cây chết phân bố đều trên đất trồng rừng thì không pjải trồng dặm. Nếu tỷ lệ cây sống dưới 85% cần phải trồng dặm. Tỷ lệ cây chết trên 75% thì pahỉ trồng lại. Trồng dặm tiến hành sau khi trồng xong 2-3 tháng hoặc vào vụ trồng rừng năm sau. Trồng dặm phải trồng cùng loại cây, cùng kích thước và cùng dộ tuổi. 5. Bảo vệ rừng trồng - Phòng trừ sâu bệnh hại: Chọn giống tốt, cây con đủ tiêu chuẩn, làm đất, trồng cây đúng thời vụ và đúng kỹ thuật - Cấm chăn thả trâu bò, cắt cỏ, chặt cây làm củi trong rừng trồng trong 3 năm đầu. - áp dụng các biện pháp phòng chống cháy rừng. c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: Sau khi học xong phần này, em có rút ra được kiến thức gì cụ thể để áp dụng trong việc chăm sóc cây sau khi trồng? Bài tập về nhà: Ký duyệt: Ngày 15 tháng 09 năm 2008 ---------------------------------------------- Tuần 5 - 6 Tiết 12 - 18: Thực hành: Lập kế hoạch thiết kế khu rừng hoặc đai rừng phòng hộ A. Mục đích yêu cầu Giúp HS nắm được các tri thức, kỹ năng về: nhu cầu trồng rừng phòng hộ ở địa phương trên cơ sở ĐKTN và sản xuất ( trồng rừng chống xói mòn, trồng rừng chắn gió hay cố định cát). Thiết kế được các biện pháp kỹ thuật cụ thể để lập đai rừng phòng hộ. B. Chuẩn bị Học sinh điều tra các nội dung: chế độ gió bão, mưa, địa hình, loại đất, tình hình xói mòn, nhu cầu phòng hộ ở địa phương Chuẩn bị các tri thức thuộc quy trình công nghệ trồng rừng phòng hộ. C. Nội dung thực hành 1. Từng nhóm HS (5 người một nhóm) dựa trên các tài liệu đã chuẩn bị trước, thảo luận để xác định loại hinh trồng rừng phòng hộ ở địa phương ( cho xã hoặc cho một vùng đất tự nhiên): trồng rừng chống xói mòn, chống gió 2. Sau khi đã xác định được loại hình trồng rừng phòng hộ, nhóm HS thiết kế quy trình kỹ thuật trồng rừng: - Hướng đai rừng: đai chính, đai phụ. - Kết cấu đai rừng: bề rộng đai rừng, cự ly các đai rừng, chọn loại cây trồng. - Kỹ thuật gieo trồng cây: tạo cây con, trồng, chăm sóc rừng trồng - Vẽ sơ đồ các đai rừng phòng hộ. D. Đánh giá kết quả Học sinh làm báo cáo với nội dung sau: - Đánh giá, nhân xét hiện trạng của khu vực cần thiết kế đai rừng phòng hộ. - Kết quả điều tra. - Bản vẽ thiết kế đai rừng phòng hộ. - Dự kiến cơ cấu cây trồng. - Kế hoạch thực hiện Hai tiết đầu đi thực tế, các tiết sau viết báo cáo thực hành. Ký duyệt: Ngày 22 tháng 09 năm 2008. -------------------------------------------- Tuần 7 Tiết 19-21: Kỹ thuật trồng loại cây rừng A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Biết được các kỹ thuật trồng một số loại cây rừng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Nắm được các kiến thức về các đặc tính sinh vật học của các loại cây trồng rừng. - Vận dụng vào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và áp dụng vào thực tiễn. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: - Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. C. Phương pháp: -Vấn đáp tìm tòi. - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ b. Tiến trình bài mới cây bạch đàn Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu tầm vai trò về giá trị kinh tế của cây bạch đàn. Hoạt động2: Tìm hiểu về điều kiện sinh thái của cây bạch đàn. Hoạt động3: Tìm hiểu kỹ thuật gieo trồng cây bạch đàn trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Cách thu hái hạt giống như thế nào ? - Kỹ thuật tạo cây con ? - Kỹ thuật trồng ? - Kỹ thuật chăm sóc Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. I. Giá trị kinh tế Dùng để làm giấy, sợi dệt, gỗ xây dựng, lá dùng để chưng cất tinh dầu xuất khẩu. II. Điều kiện sinh thái Bạch đàn có khoảng 800 loại khác nhau, nguyên sản là Châu úc. Khí hậu: Bạch đàn phân bố rộng từ nơi khí hậu nhiệt đới đến á nhiệt đới, từ vùng ven biển đến vùng đồi núi. Bạch đàn thích hợp với lượng mưa trung bình hằng năm là 1000-1500mm. Bạch đàn có thể phát triển tốt trên vùng cao hơn 400m. Đất: thích hợp đất sâu và ẩm, trên đất bãi bồi Bạch đàn có khả năng chịu được úng, ngập lụt, lầy III. Kỹ thuật gieo trồng 1. Hạt giống Chọn cây mẹ 8 tuổi trở lên để lấy giống. Thu hái quả vào tháng 7-8. Bảo quản hạt nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ 1 - 5 0C. 2. Kỹ thuật tạo cây con a. Thời vụ: Gieo trước khi trồng 3 - 4 tháng. b. Xử lý hạt giống - Hạt giống nhập từ nước ngoài: ngâm vào nước lã 8 - 12 giờ, rửa lại hạt, hong ráo nước rồi đem gieo ngay. - Hạt giống trong nước: ngâm vào dung dịch thuốc tím 0,05% ở t0: 30 - 400C trong 24 giờ, ủ hạt trong 2-3 ngày, đem gieo. c. Gieo hạt - Làm đất - Gieo hạt - Chăm sóc vườn gieo - Cấy cây. d. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn. - Cây có bầu: 2,5-3 tháng tuổi, cao 25-35cm, đường kính cổ rễ 2mm trở lên, thân thẳng và cân đối, không bị sâu bệnh. 3. Kỹ thuật trồng - Làm đất: Phát dọn thực bì trước khi trồng 1-2 tháng, đào hố trồng cây chạy theo đường đồng mức, bón lót phân vào hố. - Kỹ thuật trồng: trồng vào đầu mùa mưa, vào các ngày râm mát và có mưa phùn. Sau khi trồng 2-3 tuần, phải kiểm tra nếu có cây chết phải trồng dặm lại ngay. Sau 3 tháng nếu còn cây chết thì tiếp tục trồng. 4. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng. dặm lại. Chăm sóc trong 3 năm liền, mỗi năm 2-3 lần: phát sạch thực bì hoang dại, làm cỏ xới đất, nếu có điều kiện thì bón thúc mỗi năm 1 lần. c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: Trình bày các kỹ thuật trồng cây bạch đàn? Bài tập về nhà: Ký duyệt: Ngày 06 tháng 10 năm 2008. ------------------------------------------- Tuần 8 Tiết 22-24: Kỹ thuật trồng loại cây rừng A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Biết được các kỹ thuật trồng một số loại cây rừng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Nắm được các kiến thức về các đặc tính sinh vật học của các loại cây trồng rừng. - Vận dụng vào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và áp dụng vào thực tiễn. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: - Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. C. Phương pháp: -Vấn đáp tìm tòi. - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ b. Tiến trình bài mới. cây keo Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu tầm vai trò về giá trị kinh tế của cây bạch đàn. Hoạt động2: Tìm hiểu về điều kiện sinh thái của cây bạch đàn. Hoạt động3: Tìm hiểu kỹ thuật gieo trồng cây bạch đàn trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Cách thu hái hạt giống như thế nào ? - Kỹ thuật tạo cây con ? - Kỹ thuật trồng ? - Kỹ thuật chăm sóc Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. I. Giá trị kinh tế Dùng để làm giấy, sợi dệt, gỗ xây dựng, lá dùng để chưng cất tinh dầu xuất khẩu. Cải tạo tính chất đất, ngăn chặn xói mòn và bảo vệ đất. II. Điều kiện sinh thái Cây Keo được du nhập giống vào nước ta từ nhiều năm qua. Các loài keo được trồng phổ biến như keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai. Keo thích hợp ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân hằng năm trên 220C, lượng mưa bình quân hằng năm 1500-1800mm. Độ cao nơi trồng phía Bắc dưới 500m, Nam dưới 800m. Keo có thể trồng ỏ nhiề loại đất: đất phù sa ngập úng, đất cát ổn định, đất đồi núi III. Kỹ thuật gieo trồng 1. Hạt giống Chọn cây mẹ 5 tuổi trở lên để lấy giống. Thu hái quả vào tháng 3. Bảo quản hạt nơi thoáng mát, thông thường thời gian bảo quản không quá 1 năm. 2. Kỹ thuật tạo cây con a. Thời vụ: Gieo trước khi trồng 3 - 4 tháng. b. Xử lý hạt giống Dùng nước sôi, đổ hạt giống vào đảo đều trong nước sôi khoảng 30giây (2 lượng nước sôi + 1 lượng hạt). Đổ hạt ra ngâm trong nước lã 12 tiếng, rửa sạch cho vào túi vải đem ủ, 2-3 ngày đem gieo. c. làm đất - Lên luống - Tạo bầu đất. d. Gieo hạt và cấy cây - Gieo hạt trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 1-2 hạt đã nứt nanh. - Cấy cây: cây được 2-3 đôi lá non, thân dài 1,5-2,5cm nhổ đem cấy. e. Chăm sóc - Tưới nước - làm cỏ phá váng. - Bón thúc. - Phòng trừ sâu bệnh hại. g. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn. - Cây có bầu: 2,5-3 tháng tuổi, cao 20-25cm, đường kính cổ rễ 2mm trở lên, thân thẳng và cân đối, không bị sâu bệnh. 3. Kỹ thuật trồng - Làm đất: Phát dọn thực bì trước khi trồng 1-2 tháng, đào hố trồng cây chạy theo đường đồng mức, bón lót phân vào hố. - Kỹ thuật trồng: trồng vào đầu mùa mưa, vào các ngày râm mát và có mưa phùn. 4. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng. Sau khi trồng 2-3 tuần, phải kiểm tra nếu có cây chết phải trồng dặm lại ngay. Sau 3 tháng nếu còn cây chết thì tiếp tục trồng dặm lại. Chăm sóc trong 3 năm liền, mỗi năm 2-3 lần: phát sạch thực bì hoang dại, làm cỏ xới đất, nếu có điều kiện thì bón thúc mỗi năm 1 lần. c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: Trình bày các kỹ thuật trồng cây keo? Bài tập về nhà: Ký duyệt: Ngày 13 tháng 10 năm 2008. ------------------------------------------- Tuần 9 Tiết 25-27: Kỹ thuật trồng loại cây rừng A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Biết được các kỹ thuật trồng một số loại cây rừng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Nắm được các kiến thức về các đặc tính sinh vật học của các loại cây trồng rừng. - Vận dụng vào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và áp dụng vào thực tiễn. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Phương tiện: a. Giáo viên: - Giáo án, sgk, tranh vẽ. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. C. Phương pháp: -Vấn đáp tìm tòi. - Vấn đáp gợi mở. - Hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Tiến trình bài mới: cây tràm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu tầm vai trò về giá trị kinh tế của cây bạch đàn. Hoạt động2: Tìm hiểu về điều kiện sinh thái của cây bạch đàn. Hoạt động3: Tìm hiểu kỹ thuật gieo trồng cây bạch đàn trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi: - Cách thu hái hạt giống như thế nào ? - Kỹ thuật tạo cây con ? - Kỹ thuật trồng ? - Kỹ thuật chăm sóc Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận. Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. I. Giá trị kinh tế Dùng để làm giấy, sợi dệt, gỗ xây dựng, lá dùng để chưng cất tinh dầu xuất khẩu. Nguồn hoa để nuôi ong rừng. Cải tạo tính chất đất, ngăn chặn xói mòn và bảo vệ đất, cố định phù sa. Rừng tràm tạo nên hệ sinh thái đa dạng, cho năng suất sinh học cao. II. Điều kiện sinh thái Keo thích hợp ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ bình quân hằng năm trên 220C, lượng mưa bình quân hằng năm 1700-1800mm. Tràm ưa đất phèn, độ pH thay đổi theo mùa. Đất rừng tràm có 6 tháng ngập nước và 6 tháng khô. III. Kỹ thuật gieo trồng 1. Hạt giống Chọn cây mẹ 10-20 tuổi trở lên để lấy giống, chiều cao cây trên 7m. Thu hái quả vào tháng 2-3. Bảo quản hạt nơi thoáng mát, hạt có thể giữ được sức nảy mầm 2-4 năm. 2. Kỹ thuật gieo trồng a. Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng: - Làm đất: đốt thực vật hoang dại vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. - Thời vụ gieo hạt: Đầu mùa mưa khi nước ngập đồng 15-20cm, kết thúc vụ ieo vào cuối tháng 7. Gieo hạt vào cuối mùa mưa, khi nước rút còn 40-50cm. - Xử lý hat trước khi gieo: Cho hạt vào túi nhỏ ngâm trong 12 giờ đem ủ hoặc gieo ngay. - Gieo hạt: Trộn hạt với tro trấu, lượng hạt gieo là 6-8kg/ha. b. Trồng rừng bằng cây rễ trần - Tiêu chuẩn cây con: Tuổi cây là 1 năm, cao 0,8-1m, đường kính gốc cây 0,8-1cm, thân thẳng đều, không đứt rễ, không tróc vỏ. - Trồng cây: trồng vào mùa mưa, khi nước ngập đồng 15-20cm. Trồng vào tháng 7- tháng 12. Mật độ trồng 30.000 - 40.000cây/ha. Trồng xong trước khi nước cạn 15-20 ngày. 3. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng - Không cho người và súc vật vào nơi rừng mới trồng. - Khi nước rút dùng dao phát cỏ dại. - Trồng dặm cây đã chết. - Phòng chống cháy rừng. c. Tổng kết đánh giá bài học: Củng cố: Trình bày các kỹ thuật trồng cây tràm? Bài tập về nhà: Chuẩn bị nội dung cho tiết kiểm tra. Ký duyệt: Ngày 20 tháng 10 năm 2008. ------------------------------------------- Tiết 29-30. Xử lý hạt giống cây thứ nhất A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Làm cho học sinh biết cách xử lý hạt giống theo các phương pháp thường dùng ở địa phương. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hành, áp dụng vào thực tiễn. c. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. B. Chuẩn bị: - Hạt giống để xử lý. - Dụng cụ đựng, ngâm hật giống: chậu, vại, thùng, nồi đun nước sôi. - Thuốc hoá học dùng để tiêu độc, diệt nấm gây bệnh cho hạt giống: dung dich focmalin, nước vôi, thuốc tím, dung dịch sunfat đồng, dung dịch Clorua thuỷ ngân. C. Nội dung: - Kích thích hạt giống nảy mầm bằng nhiệt độ cao ( nước sôi, đốt) hoặc bằng tác động cơ giới. - Tiêu độc cho hạtVấn đáp gợi mở. - Hoạt động bằng các hoá chất có sẵn và thông dụng Ký duyệt: Ngày 27 tháng 11 năm 2008. ------------------------------------------- Tuần 11-14 Tiết 31-39 Làm đất ở vườn ươm gieo cây A. Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh phải: a. Về kiến thức: - Giúp cho học sinh làm được các thao tác cơ bản trong khâu kỹ thuật làm đất ở vườn gieo ươm cây rừng. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hành, áp dụng vào thực tiễn. c. Thái độ: - Có thái độ học tập

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGHE LS 11.doc
Giáo án liên quan