Mục tiêu
Qua bài giảng, HS cần:
- Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
- Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.
B. Chuẩn bị
1. Kiến thức liên quan:
Khái niệm bản vẽ kĩ thuật đã dạy trong chương trình lớp 8 – THCS, đã biết khái niệm bản vẽ kĩ thuật, các loại bản vẽ kĩ thuật
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 10 – Tiết 10 - Bài 8 : Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II : VẼ KĨ THUẬT ỨNG DỤNG
Tuần 10 – Tiết 10
Bài 8 :THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT
A. Mục tiêu
Qua bài giảng, HS cần:
- Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
- Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.
B. Chuẩn bị
1. Kiến thức liên quan:
Khái niệm bản vẽ kĩ thuật đã dạy trong chương trình lớp 8 – THCS, đã biết khái niệm bản vẽ kĩ thuật, các loại bản vẽ kĩ thuật.
2. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 8 SGK.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
- Xem lại bài 8 SGK lớp 8 môn Công nghệ.
3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về công trình cơ khí và xây dựng như: ô tô, máy bay, cầu đường, nhà cao tầng.
- Mô hình đồ dùng hộp đựng đồ dùng học tập.
C. Tiến trình
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng gồm 2 nội dung chính:
+ Thiết kế.
+ Bản vẽ kĩ thuật.
- Trọng tâm của bài:
+ Mối quan hệ giữa công việc thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp:
2. Đặt vấn đề vào bài mới
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thiết kế
- GV: Có một số sản phẩm cơ khí và công trình xây dựng như ôtô, tàu vũ trụ, đường cao tốc, nhà cao tầng.
Để chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình đó, người ta phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, cấu trúc, chức năng của sản phẩm.
Thiết kế là gì?
Hình thành ý tưởng
Thu thập thông tin,tiến hành thiết kế
Làm mô hình thử nghiệm. Chế tạo thử
Thẩm định , đánh giá phương án thiết kế
Lập hồ sơ KT
I. Thiết kế
1. Khái niệm:
Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.
2 . Các giai đoạn thiết kế:
Vẽ sơ đồ hình 8.1 thể hiện quá trình thiết kế một sản phẩm.(SGK)
GV: lấy một ví dụ: để thiết kế sản phẩm đơn giản như hộp đựng đồ dùng học tập cần phải qua các giai đoạn nào?
Yêu cầu HS: Tự tóm tắt các giai đoạn và vẽ sơ đồ quá trình thiết kế ( SGK,H 8.2 tr 43 , H8.3 tr44)
Câu hỏi : Em hãy nhận xét về cách thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập ở ví dụ trên và đề xuất ý kiến ?
3. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập.
*Sơ đồ thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
*Bản vẽ hộp đựng đồ dùng học tập ( H8.3, SGK, tr44)
* Mô hình hộp đựng đồ dùng ( H 8.4 ,SGK, tr45)
* Mô hình được cải tiến (H8.5, SGK)
Hoạt động 2 : Giới thiệu về bản vẽ kĩ thuật
- GV: Trong chương trình Công nghệ 8 ta đã nghiên cứu bản vẽ kĩ thuật. Ta đã biết các sản phẩm từ nhỏ đến lớn trước khi gia công chế tạo đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo ra sản phẩm đúng như thiết kế.
- Vậy bản vẽ kĩ thuật là gì?
- Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?
- GV dùng hình 9.4 SGK giới thiệu bản vẽ cơ khí.
- GV dùng hình 11.2 SGK giới thiệu bản vẽ xây dựng.
- GV kết luận: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng vì căn cứ vào đó để thiết kế và chế tạo sản phẩm. Nói cách khác bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” của kĩ thuật.
- GV: Trong mỗi giai đoạn thiết kế gắn liền với bản vẽ kĩ thuật. Ở mỗi giai đoạn thường dùng loại bản vẽ nào?
II. Bản vẽ kĩ thuật
1. Khái niệm:
Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo các qui tắc thống nhất.
2. Các loại bản vẽ kĩ thuật:
Bản vẽ cơ khí, gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc và thiết bị.
Bản vẽ xây dựng, gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng, các công trình và xây dựng.
3. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:
Trong quá trình thiết kế từ khi hình thành ý tưởng đến việc lập hồ sơ kĩ thuật cần qua các giai đoạn thiết kế như sau:
- Giai đoạn hình thành ý tưởng: vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm.
- Giai đoạn thu thập thông tin: đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ phác của sản phẩm.
- Giai đoạn thẩm định: trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm.
- Giai đoạn lập hồ sơ kĩ thuật: lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá
GV đặt câu hỏi 1/ Em hãy kể các giai đoạn chính của công việc thiết kế ?
2/ Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế ?
*yêu cầu HS đọc trước bài 9 SGK.
* GV kh. khích HS tìmhiểu quátrình thiết kếmột sản phẩmđơngiản được sản xuất ởđịa phương
Tuần 11 – Tiết 11
Bài 9 :BẢN VẼ CƠ KHÍ
A. Mục tiêu
Qua bài giảng, HS cần:
- Hiểu được khái niệm bản vẽ chi tiết , bản vẽ lắp
- Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết , bản vẽ lắp và công dụng của chúng
- Biết cách lập bản vẽ chi tiết , từ đó biết được cách lập bản vẽ lắp
B. Chuẩn bị
1. Kiến thức liên quan:
Nội dung bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đã được nghiên cứu trong sách Công nghệ 8.
2. Chuẩn bị nội dung: GV
- Nghiên cứu bài 9 SGK.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
- Xem lại bài 9, bài 13 SGK lớp 8 môn Công nghệ.
3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to hình 9.1, 9.4 trang 47, 50 SGK.
- Tranh hoặc mô hình giá đỡ hình 9.2 SGK.
C. Tiến trình
I. Phân bố bài giảng
- Bài 9 gồm 2 nội dung chính:
+ Bản vẽ chi tiết.
+ Bản vẽ lắp.
- Trọng tâm của bài:
+ Nội dung bản vẽ chi tiết
+ Cách lập bản vẽ chi tiết.
II. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 : Kể tên các loại bản vẽ kỹ thuật mà em biết ? Căn cứ vào đâu để gọi tên bản vẽ ?
Câu 3 : Sản phẩm cơ khí, xây dựng khi chế tạo, thi công khác nhau cơ bản ở chỗ nào ?
Câu 2 : Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào đối với việc chế tạo sản phẩm ?
3. Đặt vấn đề vào bài mới:
Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật quan trọng dùng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. Muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó thành cỗ máy. Trong thiết kế và chế tạo cơ khí, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là hai bản vẽ quan trọng. Để hiểu rõ hơn nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ta sẽ nghiên cứu bài 9.
4. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết
C. 1 : Bản vẽ chi tiết là gì ? công dụng ?
Ví dụ bản vẽ chi tiết GÍA ĐỠ Trong bộ giá đỡ
HS : Quan sát H.9.1 SGK
C.2 :Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì?
GV : Gợi ý Gồm có các hình biểu diễn nào ?Cho biết gì ?
Số liệu kích thước , ngoài ra còn có độ nhám bề mặt
Phần chữ gồm có những gì?
- GV: Trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết.
C.3 : Tại sao cần tìm hiểu cd, cđ , lắp ghép , trước khi thiết kế ?
C.4 Vẽ theo trình tự nào ?
HS xem H 9.3 (SGK )
I. Bản vẽ chi tiết
1 / Định nghĩa (SGK tr46 )
2/ . Nội dung của bản vẽ chi tiết:
a . Các hình biểu diễn : Gồm : HCVG, H cắt , mặt cắt , HCTĐ chúng thể hiện hình dạng , kết cấu của chi tiết
b. Số liệu :
* kích thước gồm chiều dài , rộng , cao cho biết độ lớn của chi tiết
* Độ nhám bề mặt
c . Các yêu cầu kỹ thuật ( Nếu có )
d . Khung tên : cho biết tên gọi , vật liệu , số lượng của chi tiết
3 / Cách lập bản vẽ chi tiết:
a . Nghiên cứu chi tiết : công dụng , cách thức chuyển động , cách lắp ghép , yêu cầu kỹ thuật của chi tiết để chọn phương án biểu diễn , tỉ lệ , khổ gấy
b. Vẽ theo trình tự :
+ Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
+ Bước 2: Vẽ mờ.
+ Bước 3: Tô đậm.
+ Bước 4: Ghi phần chữ, gồm các số liệu , yêu cầu kĩ thuật , khung tên
+ Bước 5: Kiểm tra, hoàn thiện bản vẽ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản vẽ lắp
C.5 : Bản vẽ lắp là gì ? Công dụng ?
HS quan sát H9.4
C.6 : Bản vẽ lắp gồm những nội dung gì? ( So sánh với bản vẽ chi tiết )
C.7: Hình biểu diễn thể hiện khác so với bản vẽ chi tiết ở chỗ nào ?
C.8 : Ngoài số liệu kích thước , em còn thấy loại số nào trên bản vẽ ?
C.9 : Bảng kê cho biết gì ?
GV :Cách lập bản vẽ lắp tương tự bản vẽ chi tiết , khác ở chỗ nào ?
II. Bản vẽ lắp
1/ Định nghĩa (SGK )
2/ Nội dung
a. Hình biểu diễn của một nhóm chi tiết được lắp với nhau
b .Số liệu : Kích thước , số vị trí các chi tiết
c . Bảng kê : thành phần sản phẩm , gồm tên , vật liệu , số lượng
d. Khung tên , phần thuyết minh ( Nếu có )
3/ Cách lập bản vẽ lắp : Tương tự bản vẽ chi tiết , nhưng khác ở chỗ :
- Ghi thêm số vị trí các chi tiết trên bản vẽ
- .Kẻ bảng kê
- Ghi phần thuyết minh nếu có
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá
- HS trả lời các câu hỏi trong SGK tr 52
- GV hướng dẫn HS trả lời bài tập tr 52
- HS đọc trước bài 10 SGK, chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu để làm bài tập thực hành ( Bài 10 , tr 52 )
File đính kèm:
- Cong Nghe 11005.doc