MỤC TÊU:
1.Kiến thức: Hs biết được.
Tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong nghành cơ khí.
2.Kỹ năng:
Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng
3.Thái độ:
Yêu thích môn học
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 15: Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2007
Tuần: 10
Tiết 19:
PHẦN HAI
CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Chương 3: VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
Bài 15: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. MỤC TÊU:
1.Kiến thức: Hs biết được.
Tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong nghành cơ khí.
2.Kỹ năng:
Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng
3.Thái độ:
Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1.Giáo viên:
Chuẩn bị mẫu vật một số vật liệu cơ khí như thép, sắt, đồng
2.Học sinh:
Đọc và nghiên cứu bài 15 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3’) Trả bài kiểm tra cho hs.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:1’
Ở lớp 8 các em đã được biết về một số loại vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và các tính chất của chúng. Để hiểu rõ hơn về tính chất của các loại vật liệu cơ khí. Tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu vấn đề này.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu.
4’
7’
7’
7’
+ Hỏi: Vì sao phải biết tính chất đặc trưng của vật liệu?
(Chọn vật liệu đúng yêu cầu chế tạo chi tiết).
+ Hỏi : Em hãy cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí ?
(Tính chất cơ học, vật lí, hoá học, công nghệ).
+Hỏi: Tính chất cơ học là gì ?
(khả năng năng của vật liệu chịu tác dụng của lực bên ngoài)
+ Hỏi: Tính chất cơ học có tính chất đặc trưng nào?
(Độ bền, độ dẻo, độ cứng).
+ GV yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi :
- Hỏi : Định nghĩa độ bền ?
( Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu)
GV giải thích thuật ngữ:
- Chống lại biến dạng
- Phá huỷ của vật liệu
+ Hỏi : Độ bền có ý nghĩa gì đối với vật liệu cơ khí ?
(Chỉ tiêu cơ bản của vật liệu)
+ GV giải thích giới hạn bền
- Kí hiệu : s bk(N/mm2)
Ý nghĩa : Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu.
- Kí hiệu : s bn
Ý nghĩa : Đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu.
+ GV kết luận: Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao.
+ GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi :
- Hỏi: Định nghĩa độ dẻo?
(Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực)
+ GV nêu ý nghĩa của độ dẻo: Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu
+ Gv giải thích khái niệm dộ dãn dài tương đối.
- Kí hiệu : d(%)
- Ý nghĩa : Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.
+ GV nêu kết luận: Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng lớn.
+ GV: Tại sao người ta nói gang cứng hơn đồng?
+ Hỏi: Làm thế nào để biết gang cứng hơn đồng?
+ Độ cứng là gì ?
(Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của lực).
+ GV trình bày đơn vị đo độ cứng:
- Brinen(HB) đo các loại vật liệu có độ cứng thấp.
Ví dụ: Gang xam (180-240 HB)
- Rocven (HRC) đo các loại vật liệu có độ cứng trung bình.
Ví dụ: Thép 45 (40-50 HRC)
- Vicker (HV) đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng cao
Ví dụ: Hợp kim ( 13500-16500 HV)
+ HS vận dụng kiến thức được học trả lời.
+ HS: Vận dụng những kiến thức đã học trả lời.
+ HS: Trả lời (có trong SGK công nghệ 8)
+ HS trả lời.
+ HS đọc SGK trả lời.
+ HS ghi giải thích của hs.
+ HS trả lời.
+ HS ghi giải thích.
+ HS ghi kết luận.
+ HS đọc SGK trả lời.
+ Lắng nghe, ghi nội dung.
+ HS ghi giải thích.
+ HS ghi kết luận.
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ HS vận dụng kiến thức ở lớp 8 trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS chú ý lắng nghe, ghi nội dung.
I. Tính chất:
1. Độ bền.
+ Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu.
+ Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao.
- Kí hiệu: s bk(N/mm2): Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu.
- Kí hiệu: s bn : Đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu.
2. Độ dẻo.
+ Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
+ Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.
+ Độ dãn dài tương đối.
- Kí hiệu: d(%) đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu .
- Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng lớn.
3. Độ cứng.
+ Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của lực.
+ Đơn vi:
- Brinen(HB) đo các loại vật liệu có độ cứng thấp.
- Rocven (HRC) đo các loại vật liệu có độ cứng trung bình.
- Vicker (HV) đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng cao
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng.
10’
+ Hỏi: Em hãy cho biết tên các vật liệu kim loại đã đựơc học ở lớp 8?
+ Hỏi : Ngoài các vật liệu trên trong cơ khí còn sử dụng các loại vật liệu nào khác (bảng 15.1)
+ GV: yêu cầu HS đọc SGK – bảng 15.1 để tìm hiểu các vật liệu khác dùng trong cơ khí.
+ GV giới thiệu 3 nhóm vật liệu phi kim và ứng dụng của chúng.
+ HS vận dụng kiến thức ở lớp 8 trả lời
+ HS dựa vào bảng 15.1 trả lời.
+ HS đọc thông tin sgk.
+ Lắng nghe và ghi nội dung.
II. Một số loại vật liệu thông dụng.
1. Vật liệu vô cơ: Dùng để chế tạo đá mài, các mảnh dao cắt, các chi tiết máy trong thiết bị sản xuất sợi dùng cho công nghiệp dệt.
2. vật liệu hữu cơ:
+ Nhựa nhiệt dẻo: Dùng chế tạo bánh răng cho các thiết bị kéo sợi.
+ Nhựa nhiệt cứng: Dùng chế tạo tấm lắp các cầu dao điện, chế tạo vật liệu compozit.
3. Vật liệu compozit:
+ Compozit nền là kim loại: Dùng để chế tạo dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt.
+ Compozit nền là hữu cơ: Dùng chế tạo thân máy công cụ, chế tạo cánh tay người máy, nắp máy.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá
5’
+ GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi ở cuối bài 15 sgk, khuyến khích hs đọc thông tin phần bổ sung.
+ Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs.
+ Gv yêu cầu hs đọc trước bài 16 sgk.
+ Làm theo lời hướng dẫn của gv.
+ Lắng nghe lơì nhận xét của gv.
+ HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- tiet 19.doc