Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần: 10 - Tiết: 20 - Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

1.Kiến thức: Hs biết được.

 + Bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.

+ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.

2.Kỹ năng:

Nhận biết được một số loại phôi bằng các phương pháp gia công.

3.Thái độ:

- Làm việc theo quy trình.

- Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần: 10 - Tiết: 20 - Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2007 Tuần: 10 Tiết: 20 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI. I. MỤC TÊU: 1.Kiến thức: Hs biết được. + Bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. + Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2.Kỹ năng: Nhận biết được một số loại phôi bằng các phương pháp gia công. 3.Thái độ: - Làm việc theo quy trình. - Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1.Giáo viên: + Tranh vẽ phóng to hình 16.1 sgk. + Chuẩn bị một số sản phẩm liên quan đến công nghệ chế tạo phôi. 2.Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài 16 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số . 2.Kiểm tra bài cũ: (3’). Câu hỏi: 1. Độ bền là gì? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào? 2. Độ dẻo là gì? Yếu tố nào đặc trưng cho độ dẻo? Trả lời: 1. Độ bền. + Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu. + Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao. - Kí hiệu: s bk(N/mm2): Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu. - Kí hiệu: s bn : Đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu. 2. Độ dẻo. + Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. + Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu. + Độ dãn dài tương đối. - Kí hiệu: d(%) đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu . - Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng lớn. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài:1’ Tất cả các sản phẩm cơ khí đều được chế tạo từ phôi. Phôi là gì? Nó được tạo ra bằng các phương pháp nào? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và ưu, nhược điểm công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 2’ 5’ 8’ + Giải thích các khái niệm chi tiết, phôi: - Chi tiết là phần nhỏ nhất không thể tách rời, có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt và cơ tính thoả mãn yêu cầu đã đặc ra. - Phôi là đối tượng gia công để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt và cơ tính theo yêu cầu. + Nêu chú ý: Các phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn đều có thể chế tạo được chi tiết hoặc phôi. + Hỏi: Em hảy kể tên một số đồ dùng được chế tạo bằng phương pháp đúc? (Nồi, trống đồng, chảo) + Hỏi: Đúc là gì ? (- Kim loại đun lỏng rót vào khuôn - Kim loại lỏng kết tinh và nguội.) + Hỏi: Sau khi đúc sản phẩm có hình dạng như thế nào? (Có hình dạng và kích thước của lòng khuôn đúc) + Hỏi: Trong thực tế có các phương pháp đúc nào? (Gv gợi ý: Dựa vào khuôn đúc có các phương pháp đúc khác nhau: Đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại.) + Rút ra kết luận. + Hỏi: Trong thực tế các vật liệu nào có thể đúc? + Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận. - Đúc được tất cả các kim loại hợp kim khác nhau. - Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất lớn và rất nhỏ. - Tạo ra được các hình dạng mà các phương pháp khác không tạo ra được. - Góp phần hạ thấp chi phí sản xuất. + Hỏi: Em hảy nêu các nhược điểm của phương pháp đúc? + Nhận xét, bổ sung những thiếu sót. + Chú ý lắng nghe + HS trả lời. + HS đọc SGK trả lời. + HS đọc SGK trả lời. + HS dựa vào gợi ý trả lời. + Ghi nội dung. + HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi. + Lắng nghe, ghi nội dung. I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc: 1. Bản chất: - Kim loại đun lỏng rót vào khuôn - Kim loại lỏng kết tinh và nguội. - Vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn đúc. 2. Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. a. Ưu điểm: - Đúc được tất cả các kim loại hợp kim khác nhau. - Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất lớn và rất nhỏ. - Tạo ra được các hình dạng mà các phương pháp khác không tạo ra được. - Góp phần hạ thấp chi phí sản xuất. b. Nhược điểm: Tạo ra các khuyết tật như : rỗ khí, rỗ xĩ, vật đúc bị nứt Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 18’ 2’ + Hỏi: Em hãy cho biết chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm mấy bước? + GV treo tranh hướng dẫn hs quan sát để thấy rỏ hình dạng, kích thước của mẫu và khuôn. + Hỏi: Mẫu được làm bằng vật liệu gì? Có hình dạng và kích thước như thế nào? + Hỏi: Thành phần của khuôn cát gồm những chất gì? (Vật liệu, chất dính kết, nước) + Hỏi: Vì sao phải có chất dính kết, chỉ có cát có làm được khuôn không? Có đúc được không? + GV nhận xét, bổ sung kiến thức. + Hỏi: Để làm khuôn phải dùng dụng cụ gì? (Mẫu và vật liệu làm khuôn). + Hỏi: Quy trình làm khuôn tiến hành thế nào? (Đặt mẫu vào trong và chèn cát để khô, tháo khuôn, lấy vật mẫu ra được lòng khuôn giống như mẫu). + Hỏi: Vật liệu nấu gồm có các chất gì? + GV nhận xét, bổ sung kiến thức: - Gang, thang đá, chất trợ dung(thường là đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ nhất định. + Hỏi: Quá trình này được thực hiện như thế nào? + GV nhận xét, bổ sung kiến thức: - Kim loại được nấu chảy sau đó rót kim loại lỏng vào khuôn. - Khi kim loại kết tinh, phá khuôn, thu được vật đúc. + GV nêu chú ý: Khi rót phải rót từ từ tránh hỏng khuôn, rổ khí. + Hỏi: Vật đúc có thể sử dụng ngay hay không? Nêu ví dụ? + Nhận xét, rút ra kết luận. Sử dụng ngay với chi tiết không cần độ chính xác cao. Sản phẩm đó gọi là chi tiết đúc. + Vật đúc phải tiếp tục gia công gọi là gì? + Nhận xét, rút ra kết luận: (Phôi đúc) + HS đọc sgk trả lời. + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi(chú ý hình dạng, kích thước) + HS đọc thông tin sgk. + HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời. - Một hs đại diện nhóm mình đứng lên trả lời. - Một hs nhóm khác đứng lên nhận xét. + HS trả lời. + HS trả lời theo gợi ý của GV. + Ghi kết luận của GV. + HS đọc sách giáo khoa trả lời. + Ghi kết luận của GV. + HS đọc sách giáo khoa trả lời. + Chú ý lắng nghe và ghi nội dung. + Lắng nghe chú ý. + HS trả lời, nêu ví dụ. + Ghi nội dung. + HS trả lời, nêu ví dụ. + Ghi nội dung. 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. + Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn. - Mẫu được làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. - Vật liệu làm khuôn là hỗn hợp của cát, chất kết dính và nước. + Bước 2: Tiến hành làm khuôn. Tạo ra lòng khuôn có hình dạng kích thước giống như vật đúc. + Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu. Vật liệu nấu gồm: Gang, thang đá, chất trợ dung(thường là đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ nhất định. + Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. - Kim loại được nấu chảy sau đó rót kim loại lỏng vào khuôn. - Khi kim loại kết tinh, phá khuôn, thu được vật đúc. * Kết luận: + Vật đúc sử dụng ngay với chi tiết không cần độ chính xác cao. Sản phẩm đó gọi là chi tiết đúc. + Vật đúc phải qua gia công gọi là phôi đúc. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá 5’ + GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 1 và 2 ở cuối bài 16 sgk + Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs. + Gv yêu cầu hs về nhà học bài và đọc trước nội dung còn lại của bài 16. + Làm theo lời hướng dẫn của gv. + Lắng nghe lơì nhận xét của gv. + HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc