Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần: 11 - Tiết: 21 - Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

1.Kiến thức: Hs biết được.

 + Bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn và gia công áp lực.

+ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn và gia công áp lực.

2.Kỹ năng:

Nhận biết được một số loại phôi bằng các phương pháp gia công.

3.Thái độ:

- Làm việc theo quy trình.

- Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần: 11 - Tiết: 21 - Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2007 Tuần: 11 Tiết: 21 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI (tt). I. MỤC TÊU: 1.Kiến thức: Hs biết được. + Bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn và gia công áp lực. + Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn và gia công áp lực. 2.Kỹ năng: Nhận biết được một số loại phôi bằng các phương pháp gia công. 3.Thái độ: - Làm việc theo quy trình. - Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1.Giáo viên: + Tranh vẽ phóng to hình 16.2 và bảng 16.1 sgk. + Chuẩn bị một số sản phẩm liên quan đến công nghệ chế tạo phôi. 2.Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài 16 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số . 2.Kiểm tra bài cũ: (3’). Câu hỏi: Trình bày ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. Trả lời: a. Ưu điểm: - Đúc được tất cả các kim loại hợp kim khác nhau. - Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất lớn và rất nhỏ. - Tạo ra được các hình dạng mà các phương pháp khác không tạo ra được. - Góp phần hạ thấp chi phí sản xuất. b. Nhược điểm: Tạo ra các khuyết tật như : rỗ khí, rỗ xĩ, vật đúc bị nứt 3.Bài mới: * Giới thiệu bài:1’ Tất cả các sản phẩm cơ khí đều được chế tạo từ phôi. Phôi đúc và phôi tạo ra từ các phương pháp khác có gì giống và khác nhau? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. 7’ 13’ + Hỏi: Kim loại bị biến dạng khi nào? (nấu chảy hay chịu ngoại lực tác dụng) + Gv yêu cầu hs tìm hiểu khái niệm ở sgk . Kêt luận: Nếu nung kim loại ở trang thái dẻo và dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ tác dụng làm cho kim loại biến dạng theo yêu cầu. Đó chình là phương pháp gia công áp lực. + Hỏi: Em có nhận xét gì về thành phần và khối lượng của vật liệu khi gia công áp lực ? ( Khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi) + Hỏi: Khi gia công áp lực cần dụng cụ gì? + Sản phẩm của gia công áp lực là gì? ( Chế tạo dụng cụ gia đình và làm phôi cho gia công cơ khí) + Gv giới thiệu phương pháp rèn tự do, dập thể tích. + Phát phiếu học tập cho hs, yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. Nhóm: Phương pháp gia công Bản chất Đặc điểm và phạm vi ứng dụng Rèn tự do Dập thể tích + Yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. + GV nhận xét hoàn thiện kiến thức cho hs. + HS trả lời. + HS trao đổi nhóm. + HS nêu nhận xét của nhóm. + HS đọc SGK trả lời. + Ghi kết luận của GV + HS đọc SGK trả lời. + HS dựa vào gợi ý trả lời. + Ghi kết luận của GV + Nhóm trưởng nhận phiếu học tập. Tổ chức thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. + Đại diện nhóm 1 báo cáo. + Nhóm thứ 2 nhận xét. + Lắng nghe nhận xét của gv và ghi nội dung. II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực: 1. Bản chất: + Khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi. + Chế tạo dụng cụ gia đình và làm phôi cho gia công cơ khí 2. Các phương pháp gia công áp lực: a. Rèn tự do: + Bản chất: - Lực gây ra biến dạng có thể do tay người hay máy búa tạo ra. - Điều khiển kim loại biến dạng theo hướng định trước bằng tay thông qua các dụng cụ. + Đặc điểm và phạm vi ứng dụng. - Độ chính xác thấp. - Năng suất thấp. - Dùng để chế tạo các phôi có kích thước nhỏ. b. Dập thể tích: + Bản chất: - Lực biến dạng do máy tạo ra. - Kim loại được biến dạng trong lòng khuôn có hình dạng kích thước xác định + Đặc điểm và phạm vi ứng dụng. - Độ chính xác cao. - Năng suất cao - Tiết kiệm kim loại. - Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. - Dùng chế tạo các phôi có kích thước nhỏ và trung bình. Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn.. 4’ 6’ 5’ + Hỏi: Quan sát khi hàn kim loại em thấy chỗ hàn kim loại ở trạng thái nào? + Hỏi: Sau khi hàn kim loại có kết tinh lại không? + Hỏi: Sau khi nguội em thấy hai vật cần hàn có dính với nhau không? + GV kết luận: Bản chất của phương pháp hàn là: Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. + GV yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk trả lời câu hỏi. + Hỏi: Các ưu điểm của phương pháp hàn? (- Tiết kiệm kim loại và có thể nối được các kim loại có tính chất khác nhau - Mối hàn có độ bền cao và kín. - Có thể thực hiện được các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp.) + GV nhận xét câu trả lời của hs và hoàn thiện kiến thức. + Hỏi: Phương pháp này có nhược điểm không? + GV kết luận. + GV yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk trả lời câu hỏi. + Hỏi: Trình bày bản chất và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn hồ quang? + Nhận xét, bổ sung những thiếu sót. + Hỏi: Trình bày bản chất và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn hơi? + GV nhận xét, bổ sung kiến thức. + HS đọc sgk trả lời. + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi(chú ý hình dạng, kích thước) + HS đọc thông tin sgk. + HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời. - Một hs đại diện nhóm mình đứng lên trả lời. - Một hs nhóm khác đứng lên nhận xét. + Ghi kết luận của gv.. + HS trả lời + Ghi kết luận của GV. + HS đọc sách giáo khoa trả lời. + Ghi kết luận của GV. + HS đọc sách giáo khoa trả lời. + Ghi kết luận của GV. III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. 1. Bản chất: Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. 2. Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: - Tiết kiệm kim loại và có thể nối được các kim loại có tính chất khác nhau - Mối hàn có độ bền cao và kín. - Có thể thực hiện được các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp. + Nhược điểm: Chi tiết hàn dễ bị cong, vênh, nứt. 3. Một số phương pháp hàn: a. Hàn hồ quang tay. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang lam nóng chảy chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn. - Dùng trong nghành chế tạo may, ô tô, xây dựng cầu b. Hàn hơi. + Dùng nhiệt của phản ứng cháy giữa khí axêtilen với oxi làm cháy kim loại chỗ hàn và que hàn tạo thành mối hàn. + Hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá 5’ + GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 3 và 4 ở cuối bài 16 sgk + Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs. + Gv yêu cầu hs về nhà học bài và đọc trước nội dung còn lại của bài 17. + Làm theo lời hướng dẫn của gv. + Lắng nghe lơì nhận xét của gv. + HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc
Giáo án liên quan