. MỤC TÊU:
1.Kiến thức: Hs biết được:
+ Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và các dây chuyền tự động.
+ Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
2.Kỹ năng:
+ Phân tích, so sánh.
3.Thái độ:
+ Làm việc theo quy trình.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần: 13 - Tiết: 25 - Bài: 19: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2007
Tuần: 13
Tiết: 25
Bài: 19
TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
I. MỤC TÊU:
1.Kiến thức: Hs biết được:
+ Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và các dây chuyền tự động.
+ Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
2.Kỹ năng:
+ Phân tích, so sánh.
3.Thái độ:
+ Làm việc theo quy trình.
+ Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1. Giáo viên:
+ Tranh vẽ hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK
2. Học sinh:
Đọc và nghiên cứu bài 18 SGK trước khi đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số .
2.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:2’
GV: Hãy kể tên các loại máy móc có tác dụng thay thế con người trong công việc hằng ngày mà em biết? Cho ví dụ.
HS: Trả lời.
GV: Nhu cầu của con người về việc sử dụng các máy móc để thay thế con người ngày càng cao, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy tự động.
10’
+ GV: giới thiệu các khái niệm về máy tự động.
+ Hỏi: Máy tự động là gì?
+ GV cho hs ghi nội dung.
+ Hỏi: Cho ví dụ về các máy tự động mà em biết trong công nghiệp?
+ Hỏi: Có bao nhiêu loại máy tự động?
+ Hỏi: Mỗi loại hoạt động như thế nào?
+ GV: Nhận xét, rút ra kết luận.
+ Chú ý lắng nghe
+ HS trả lời.
+ Ghi nội dung.
+ HS đọc SGK trả lời.
+ HS đọc SGK trả lời.
+ Ghi nội dung.
I. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
1. Máy tự động.
a. Khái niệm: Máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
b. Phân loại:
+ Máy tự động cứng: là máy điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu cam.
+ Máy tự động mềm: Là máy có thể thay đổi chương trình hoạt động một cách dễ dàng để gia công các loại chi tiết có hình dạng khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về người máy công nghiệp.
10’
5’
+ Cho HS tìm hiểu thông tin sgk.
+ Hỏi: Người máy công nghiệp là gì?
+ GV giải thích khái niệm về người máy công nghiệp.
+ Hỏi: Người máy công nghiệp dùng để làm gì?
(+ Sử dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
+ Thay thế con người làm trong các môi trường độc hại, nguy hiểm)
+ GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
+ GV giới thiệu dây chuyền tự động chế tạo trục theo hình vẽ 19.3 sgk.
+ Hỏi: Dây chuyền tự động là gì?
+ GV nhận xét.
+ HS đọc thông tin sgk.
+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe và ghi nội dung.
+ HS lắng nghe và ghi nội dung.
+ HS đọc thông tin sgk, trả lời.
+ HS lắng nghe và ghi nội dung.
+ HS lắng nghe
+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe và ghi nội dung.
2.Người máy công nghiệp.
a. Khái niệm:
Người máy công nghiệp là thiết bị tự động đa chức nănghoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hoá các quá trình sản xuất.
b. Công dụng:
+ Sử dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
+ Thay thế con người làm trong các môi trường độc hại, nguy hiểm.
3. Dây chuyền tự động.
Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự nhất định để thực hiện một nhiệm vụ khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự ô nhiểm môi trường trong sản xuất cơ khí và biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
4’
8’
+ Hỏi: Em hảy nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí?
+ Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự ô nhiễm này?
+ GV nhận xét.
+ GV giải thích thế nào là sự phát triển bền vững.
+ Hỏi: Để đảm bảo phát triển bền vững chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
+ GV nhận xét, bổ sung những thiếu sót.
+ HS trả lời.
(Dầu mỡ, các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt)
+ HS trả lời.
( Các chất thải không qua sử lí)
+ HS lắng nghe và ghi nội dung.
+ HS lắng nghe.
+ Dựa vào hiểu biết thực tế và thông tin sgk trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe và ghi nội dung.
II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí.
Dầu mỡ, các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và đất.
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
+ Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu.
+ Có các biện pháp xử lí dầu mở và nước thải sinh ra trong quá triình sản xuất trước khi thải vào môi trường.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, tích cực trồng cây, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng nhau giữ gìn ngôi nhà chung của nhân loại.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá.
5’
+ GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 1; 2 ; 3; 4; 5; 6 ở cuối bài 19 sgk .
+ Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs.
+ Gv yêu cầu hs về nhà học bài và đọc trước nội dung của bài 20.
+ Làm theo lời hướng dẫn của gv.
+ Lắng nghe lơì nhận xét của gv.
+ HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- tiet 25.doc