Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 16 - Tiết 31: Cơ cấu phân phối khí

 1. Kiến thức:

 Qua bài dạy GV phải làm cho HS:

 + Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.

 + Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

 2.Kĩ năng :

 Nhận biết các chi tiết chính trong cơ cấu phân phối khí. Phân tích sơ đồ cấu tạo.

 3. Thái độ:

 Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 16 - Tiết 31: Cơ cấu phân phối khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2007 Tuần: 16 Tiết : 31 Bài dạy CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS: + Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. + Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 2.Kĩ năng : Nhận biết các chi tiết chính trong cơ cấu phân phối khí. Phân tích sơ đồ cấu tạo. 3. Thái độ: Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to các hình 24.1, 24.2 SGK. - Mô hình động cơ đốt trong. - Sưu tầm các chi tiết cũ của xe máy hoặc động cơ cỡ nhỏ. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) * Câu hỏi: Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo của pittông? * Trả lời: Nhiệm vụ: Pit- tông có nhiệm vụ truyền lực cho trục khuỷu để sinh công(kì nổ) và nhận lực từ trục trục khuỷu để thực hiện các kì cản. 2. Cấu tạo: - Đỉnh pit-tông có ba dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. - Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xéc măng dầu - Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xi lanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài:(1’) Khi động cơ làm việc, trong một chu trình, đường ống nạp và đường ống thải mở một lần. Tại sao nó lại mở đúng vào thời điểm nạp hay thải? Quá trình đóng mở phụ thuộc vào yếu tố nào? Nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1.Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí. 10’ + Hỏi: Khi động cơ làm việc, cửa nạp và cửa thải mở liên tục hay theo từng quá trình? + GV nêu nhiệm vụ của cơ cấu. + Cho HS quan sát tranh vẽ hình 24.1 sgk. + Hỏi: Cơ cấu phân phối khí thường chia ra thành mấy loại? + Giới thiệu về phân loại của cơ cấu. + Trả lời: Theo từng quá trình. + Lắng nghe và ghi nội dung. + Quan sát sơ đồ. + HS trả lời. + Lắng nghe và ghi nội dung. I. Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ: Cơ cấu phân phối khí dùng để đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc. 2. Phân loại: + Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt. + Cơ cấu phân phối khi dùng xupap. Xupap đặt. Xupap treo. Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 15’ + Cho HS quan sát hình vẽ 24.2 a. + Hỏi: Hãy kể tên các chi tiết chính trong cơ cấu phân phối khí xupap treo? + Hỏi: Mỗi cam trên trục cam 1 dẫn động được mấy xupap? + Nhận xét, trình bày cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. + Hỏi: Tại sao ở động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng ½ số vòng quay của trục khuỷu. + GV trình bày: trong 1 chu trình làm việc, trục khuỷu quay 2 vòng, xupap chỉ mở 1 lần, cam chỉ có 1 vấu nên trục cam chỉ quay 1 vòng. + Cho HS quan sát hình vẽ 24.2 b. + Hỏi: Cấu tạo của xupap đặt khác gì so với xupap treo? + Nhận xét, nêu đặc điểm cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt. + HS quan sát tranh vẽ trả lời. + Trả lời: Một xupap. + Ghi cấu tạo. + HS trả lời. + HS lắng nghe. + HS quan sát tranh vẽ trả lời. +HS ghi nội dung. II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap: Cấu tạo: + Cơ cấu phân phối khí xupap treo. - Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng. - Xupap được lắp trên nắp máy. - Trục cam được dẫn động bởi trục khuỷu. Khi trục khuỷu quay 2 vòng thì trục cam quay 1 vòng. + Cơ cấu phân phối khí xupap đặt. - Con đội trực tiếp dẫn động xupap. - Xupap được đặt trên thân máy. Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 10’ + Sử dụng tranh vẽ hình 24.2, yêu cầu HS quan sát. + Hỏi: Cơ cấu phân phối khí xupap treo làm việc như thế nào? + Nhận xét, hoàn thiện kiến thức. + Gv nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu xupap đặt.( chú ý: con đội tác động trực tiếp vào xupap) + HS trả lời + HS ghi nội dung. + HS lắng nghe, về nhà tìm hiểu thêm thông tin trong sgk. Nguyên lí làm việc: * Xupap treo: + Cam 1 tác động làm con đội 2 đi lên, qua đũa đẩy 7 làm cò mổ 9 xoay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục 8. kết quả xupap 4 bị ép xuống làm mở đương ống nạp hay ống thải. Khi đó lò xo 3 bị nén lại. + Khi vấu cam thôi tác động, lò xo dãn ra, các chi tiết trở về vị trí ban đầu, cửa nạp (cửa thải) lại được đóng kín. Hoạt động 5: Tổng kết , đánh giá 5’ + Khắc sâu những kiến thức thuộc trọng tâm của bài, trong đó lưu ý HS về cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. + GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài 24 SGK, yêu cầu HS chuẩn bị cho bài học sau. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc