Mục tiêu:
Của bài học này GV phải làm cho HS:
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.
- Đọc hiểu được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài 26 SGK.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 17 - Tiết 33 - Bài 26: Hệ thống làm mát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/2007
Tuần: 17
Tiết: 33
BÀI 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT
I.Mục tiêu:
Của bài học này GV phải làm cho HS:
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.
- Đọc hiểu được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài 26 SGK.
- Tranh vẽ các loại hình 22.2, 26.1, 26.2 và 26.3 SGK.
- GV có thể chuyển hình 26.1 thành sơ đồ khối để vẽ lên bảng và cho HS vẽ vào vở một cách dễ dàng.
Két làm mát
Van bằng nhiệt
Bơm nứơc
Aùo nước làm mát cho động cơ
Quạt gió
2. Học sinh: chuẩn bị trứơc bài mới bài 26.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1’): Ổn định + kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ (3’).
1. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại của hệ thống bôi trơn.
2. Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường treo tranh giáo khoa hình 25.1
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’) Chúng ta biết nhiên liệu bị đốt cháy tạo ra động năng cho động cơ hoạt động đồng thời phát sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Vậy hệ thống nào có thể giảm được lượng nhiệt phát sinh này? (Hệ thống làm mát). Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát chúng ta vào bài học hôm nay.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại hệ thống
10’
GV: Tại sao cần phải làm mát động cơ?
- Khi các chi tiết động cơ quá nóng sẽ gây ảnh hưởng gì?
- Trong động cơ, vùng nào cầu làm mát nhiều nhất?
- Em hãy cho biết xung quanh thân và nắp động cơ xe máy có đúc các cánh mỏng để làm gì?
GV: Nhấn mạnh nhiệm vụ và phan loại hệ thống làm mát cho HS ghi vở.
HS: Làm mát động cơ giúp động cơ hoạt động tốt và đạt được công suất cao.
HS: Sẽ làm cho các chi tiết giản nở và tạo ra ma sát lớn làm giảm công suất và động cơ nhanh hỏng.
HS: Thân máy
HS: Để tản nhiệt ra môi trường.
I. Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ
Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phân loại:
Theo chất làm mát hệ thống được chia làm 2 loại:
- Hệ thống làm mát bằng nước.
- Hệ thống làm mát bằng không khí.
Hoạt động 2. Tìm hiểu hệ thống làm mát loại tuần hoàn cưỡng bức.
15’
+ Cho HS quan sát hình 26.2 sgk.
+ Hỏi: Khi động cơ làm việc, khu vực nào chịu nhiệt độ cao nhất?
+ Hỏi: Muốn làm mát cho khu vực này thì cần phải làm gì? Có cần đưa nước làm mát vào đây không?
+ Nhận xét, giải thích cấu tạo của hệ thống.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nước trong hệ thống đi làm mát như thế nào?
+ tổng hợp, trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống.
+ Quan sát tranh vẽ.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe, ghi nội dung.
+ Thảo luận nhóm. Đại diện 1 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
+ Lắng nghe và ghi nội dung.
II. Hệ thống làm mát bằng nước:
1. Cấu tạo:
+ Hệ thống gồm các bộ phận chính sau: áo nước, két làm mát nước, bơm nước, quạt gió và van hằng nhiệt.
+ Bơm nước và quạt gió được dẫn động từ trục khuỷu thông qua đai truyền. Két nước gồm hai thùng chứa phía trên và dưới, nối thông với nhau bởi một giàn ống nhỏ.
+ Các khoang chứa nước làm mát trong động cơ còn được gọi là: “ áo nước”. Nước làm mát được chứa đầy trong các đường ống, bơm, két và áo nước.
2. Nguyên lí làm việc.
+ Khi động cơ làm việc, bơm nứơc tao sự tuần hoàn của nước trong hệ thống.
+ Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.
- Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van hằng nhiệt đóng đường nứơc về két, mở hoàn toàn đường nứơc từ van chảy thẳng về bơm nước.
- Khi nhiệt độ nứơc xấp xỉ giới hạn đã định, van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy về két làm mát vừa chảy thẳng về bơm nước.
- Khi nhiệt độ của nước xấp xỉ giới hạn đã định, van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy về két làm mát vừa chảy thẳng về bơm nứơc.
- Khi nhiệt độ vựơt quá giới hạn định trước, van hằng nhiệt đóng đường nước chảy thẳng về bơm, mở đường nước về két, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua két nứơc, được làm mát sau đó được bơm hút đưa đến các áo nước.
Hoạt động 3. Tìm hiểu hệ thống làm mát bằng không khí
10’
+ Động cơ xe gắn máy làm mát bằng phương pháp nào?
+ Bên ngoài thân xi lanh có gì?
+ Nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
+ Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống.
+ Làm mát không khí.
+ Các cánh tản nhiệt.
+ Lắng nghe và ghi nội dung?
+ Lắng nghe và ghi nội dung.
III. Hệ thống làm mát bằng không khí.
1. Cấu tạo:
+ Bên ngoài nắp máy và thân xi lanh động cơ có các cách tản nhiệt.
+ Đối với các động cơ có công suất lớn, làm việc ở chế độ tĩnh còn có các quạt gió.
2. Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được dẫn ra các cánh tản nhiệt rồi truyền ra không khí bao quanh. Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mất tăng.
Hoạt động 4. Tổng kết, đánh giá bài học.
5’
+ Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk.
+ Nhắc nhở HS về nhà học bài và đọc trước nội dung bài mới.
+ Trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
+ Làm theo lời nhắc nhở của GV.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.
File đính kèm:
- tiet 33.doc