Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 19 - Tiết 35 - Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen

MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Qua bài dạy GV phải làm cho HS:

 + Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

2. Kĩ năng :

 + Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống.

 3. Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 19 - Tiết 35 - Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/01/2008 Tuần: 19 Tiết : 35 Bài 28: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS: + Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen. 2. Kĩ năng : + Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống. 3. Thái độ: Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to các hình 28.1 SGK. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài:(1’) GV: Trong nguyên lí làm việc của động cơ điêzen, dầu điêzen đưa vào xi lanh động cơ vào thời điểm nào? HS: Cuối kì nén. GV: Nhiệt độ và áp suất dầu như thế nào? HS: Dầu có áp suất cao. GV: Thông qua hệ thống cung cấp nhiên liệu, dầu có áp suất cao được đưa vào xi lanh động cơ đúng thời điểm. Hệ thống này có cấu tạo như thế nào mà có thể thực hiện được chức năng đó.(vào nội dung bài mới) TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống. 7’ + Hỏi: Hệ thống này có nhiệm vụ gì? + GV nêu nhiệm vụ của hệ thống. + Trả lời: Theo từng quá trình. + Lắng nghe và ghi nội dung. I. Nhiệm vụ và đặc điểm hình thành hoà khí ở động cơ điêzen: 1. Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xi lanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của sự hình thành hoà khí 8’ + Hỏi: So với động cơ xăng, thời gian hoà trộn của nhiên liệu điêzen dài hơn hay ngắn hơn? + Aùp suất của dầu như thế nào? + Nhiên liệu phun vào với áp suất cao hoà trộn nhanh với không khí trong xinh lanh rồi tự bốc cháy. + Ngắn hơn. + Aùp suất cao. + Lắng nghe và ghi nội dung. Đặc điểm của sự hình thành hoà khí: + Nhiên liệu phun vào với áp suất cao hoà trộn nhanh với không khí trong xinh lanh rồi tự bốc cháy. + Aùp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cao Hoạt động 3. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống. 13’ 10’ + Cho HS quan sát sơ đồ hình 28.1 sgk. + Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống. + Phân tích đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận. + Yêu cầu hs trình bày tóm tắc nguyên lí làm việc của hệ thống. + Nhận xét, trình bày nguyên lí làm việc. + Quan sát sơ đồ. + Trả lời câu hỏi. + HS lắng nghe, ghi nội dung. + Dựa vào sơ đồ trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống. + Lắng nghe và ghi nội dung. II. cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống. 1. Cấu tạo. + Bơm cao áp: cung cấp nhiên liệu có áp suất cao, đúng thời điểm và lượng phù hợp với chế độ làm việc của động cơ đến vòi phun. + Vòi phun: Phun tơi nhiên liệu vào xi lanh. + Bầu lọc tinh: Lcọ sạch toàn bộ cặn bẩn. 2. nguyên lí làm việc. + Khi động cơ làm việc, không khí được hút qua bầu lọc khí đi vào xi lanh. + Nhiên liệu được bơm hút từ thùng nhiên liệu, lọc qua các bầu lọc rồi đưa đến khoang chứa của bơm cao áp. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xi lanh động cơ. Hoạt động 4: Tổng kết , đánh giá 5’ + Khắc sâu những kiến thức thuộc trọng tâm của bài, trong đó lưu ý HS về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống. + GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài 24 SGK, yêu cầu HS chuẩn bị cho bài học sau. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • doctiet 35.doc
Giáo án liên quan