1/ Kiến thức:
- Biết được hình thức nuôi cá thương phẩm, kĩ thuật nuôi cá nước tĩnh.
- Biết được cách chọn loài cá thích hợp phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.
3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 19 - Tiết 54, 58 - Bài 13: Kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết : 54 – 58
BÀI 13:
KĨ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết được hình thức nuôi cá thương phẩm, kĩ thuật nuôi cá nước tĩnh.
Biết được cách chọn loài cá thích hợp phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.
3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
-Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: Đọc bài mới ở nhà.
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (5’) : Không KT bài cũ. Sửa bài thi HK I.
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HĐ 1: Giới thiệu chung về KN cá thương phẩm & các hình thức nuôi cá thương phẩm.
I. CÁ THƯƠNG PHẨM & CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM
1/ KN về cá thương phẩm
- Cá thương phẩm (cá thịt) là loại cá được thị trường chấp nhận là thực phẩm.
- Tùy theo nhu cầu của thị trường, bán ở nội địa hay xuất khẩu, tùy loại mà cá đều phải đạt được trọng lượng nhất định mới gọi là cá thương phẩm.
2/ Các hình thức nuôi cá thương phẩm
Có rất nhiều hình thức nuôi cá thịt :
+ Nuôi cá nước tĩnh, nuôi cá nước chảy, nuôi cá lồng bè, nuôi cá ruộng. Mỗi hình thức nuôi đòi hỏi mức độ đầu tư khác nhau, kĩ thuật nuôi, kích thước & giống loại cá cũng khác nhau.
+ Căn cứ vào đối tượng nuôi, có 2 hình thức : nuôi đơn (chỉ nuôi 1 loài), nuôi ghép ( từ 2 loài trở lên – có loài chính, loài phụ)
* Nuôi đơn : áp dụng đ/v loài cá ăn TĂ trực tiếp, mật độ cao & chịu được hàm lượng ôxi thấp, các loài cá khác không sống chung được như cá trê, cá tra, cá lóc, Không tận dụng hết nguồn TĂ tự nhiên trong ao.
* Nuôi ghép : Tận dụng được các chất hữu cơ (TĂ tự nhiên), sản lượng cá tăng lên so với nuôi đơn. Thực hiện tốt quan hệ tích cực các loài trong ao, sản lượng mỗi loài tăng. Công thức nuôi ghép thùy theo mt nước, đặc điểm sinh học cá, nguồn TĂ, nguồn cá giống & thị trường tiêu thụ.
HĐ 2 : Tìm hiểu yêu cầu kĩ thuật nuôi cá thương phẩm trong ao nước tĩnh
II. YÊU CẦU KĨ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM TRONG AO NƯỚC TĨNH
1/ Điều kiện ao nuôi
a) Diện tích
- Ao lớn: Yếu tố lí hóa ổn định, TĂ tự nhiên dồi dào, sự xáo trộn dd, tảo, muối khoáng, O2 tăng, khoảng không gian cá sống rộng => cá lớn nhanh. Ao lớn nên có S = 0,6 – 0,7 ha.
- Ao nhỏ: Yếu tố lí hóa không ổn định, mt biến động lớn, không có lợi cho cá. Ao nhỏ nên có S > 200 m2.
b) Độ sâu:
- Độ sâu ao nuôi: < 3 m (khoảng 2,5m).
- Ao nông: Lượng nước ít, ít TĂ tự nhiên, năng suất tỉ lệ thuận với độ sâu (0,8 – 2,5 m).
- Ao sâu thích hợp: TĂ tự nhiên nhiều, thể tích lớn, số cá thả nhiều, đk lí hóa ổn định.
c) Độ bùn của đáy ao:
- Độ bùn thích hợp: 15 – 30 cm. Bùn ngăn không cho tầng phèn tác động ao, SV đáy phát triển.
- Bùn nhiều, lâu năm, tích lũy chất độc, gây độc cho cá, ao cần phải nạo vét. Ao ít bùn, cần bón thêm chất hữu cơ tạo bùn đáy.
d) Bờ ao
- Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất là 0,5 m. Đối với đất chua, bờ ao phải phủ thêm 1 lớp đất thịt, độ dốc tùy theo chất đất.
- Ao phải phát quang bụi rậm, quang đãng, đảm bảo được chiếu nhiều ánh sáng nhất.
e) Nguồn nước & chất nước
Chủ động được nguồn nước, nước ao phải sạch, không bẩn, không chất độc hại, pH = 6,5 – 7,5.
2) Chuẩn bị ao nuôi:
Thời gian tẩy dọn ao nuôi làm trong 20 – 30 ngày, bao gồm:
- Tu sửa bờ, lấp hang hốc, tránh rò rỉ nước, tránh các SV hại cá.
- Vét bùn đáy ao, nếu ao không vét bùn phải phơi ao cho khô đáy (loại khí độc).
- Bón vôi đáy ao (8 – 10 kg/ 100m2), nếu ao chua bón 15 kg/ 100m2. Bón lót phân chuồng, làm đáy ao thông thoáng (nên cày bừa) a diệt cá tạp, nấm bệnh, tăng lượng oxi, thải bớt khí độc khỏi đáy ao.
- Phơi ao cho se mặt đáy. Không nên phơi ao lâu với vùng có phèn nhiều.
- Tháo nước vào ao gây màu nước.
- Thả cá thử nước.
3) Chọn giống nuôi phù hợp với tập quán & khả năng địa phương
a) Lựa chọn giống cá nuôi
Cần căn cứ vào:
Đk tự nhiên: khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước.
Đk kinh tế, kĩ thuật.
b) Thời vụ thả cá giống
Cá được thả 2 vụ chính:
+ Vụ xuân: thả vào tháng 2 – 3 thường là cá giống lưu năm trước. Cá thả vụ xuân, nhiệt độ cao, TĂ phát triển mạnh, cá lớn nhanh a Cần thả sớm & đủ số lượng. (Đặc biệt cá lớn nhanh vào tháng 5 & cá có khả năng st bù)
+ Vụ thu: thả vào tháng 7 – 8 sau khi đánh tỉa thu hoạch cá lớn & cá giống thả là thu hoạch trong năm (thả bù).
HĐ 3: Tìm hiểu các biện pháp liên hoàn để tăng năng suất trong ao nuôi cá nước tĩnh
III. CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT LIÊN HOÀN NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
1/ Sâu ao cao bờ
Ao cần phải có độ sâu hợp lí: Mùa nóng, nhiệt độ tầng mặt lên cao, cá chuyển xuống tầng sâu. Mùa lạnh, nước tầng sâu ấm hơn, thuận lợi cho nuôi ghép.
- Ao quá sâu, SV đáy không phát triển, hệ SV ao nghèo, tầng đáy thiếu oxi, VSV yếm khí hoạt động mạnh sinh ra nhiều khí độc.
- Bờ ao để giữ cá, đặc biệt các cá có khả năng chạy trốn giỏi (cá trê, cá lóc) cần phải có tường cao hoặc giăng lưới.
2/ Giống to giống tốt
- Trong ao nuôi cá có nhiều địch hại, nên thả cá giống lớn có khả năng lẫn tránh địch hại tốt hơn, chống chịu đk mt tốt hơn a ít hao hụt hơn, cá sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi rút ngắn.
- Cỡ cá thả thích hợp : 30 – 50 g/con. Riêng cá trắm cỏ: 100 g/con (cá mới ăn TĂ lớn được).
- Thời gian thả cá tốt nhất là tháng 3 – 4. Cá thu hoạch sau 4 – 5 tháng.
3/ Mật độ vừa phải
- Cá st tốt khi đảm bảo 2 yếu tố cơ bản: Hàm lượng oxi hòa tan đủ để cá hô hấp & TĂ đủ cho cá st.
- Nếu nuôi thâm canh sử dụng TĂ nhân tạo, yếu tố oxi quyết định, thường nuôi với mật độ hợp lí là 1 – 2 con/m2. Riêng cá chép, nuôi với mật độ 1 con/ 10 – 20 m2 dt đáy ao. Còn nuôi công nghiệp, thả với mật độ 3 – 5 con/ m2 thì cần phải làm tăng oxi.
- Nếu thả mật độ dày, khi thu hoạch cá sẽ nhỏ. Nếu thả mật độ thưa, khi thu hoạch cá sẽ lớn, sản lượng ít a mật độ hợp lí có lợi về mặt sản lượng & kích thước cá khi thu hoạch.
4/ Tỉ lệ hợp lí
- Đối với nuôi quảng canh, TĂ tự nhiên là chính, nên nuôi ghép nhiều loài cá khác nhau a Cần nuôi ghép với tỉ lệ thích hợp.
- Nuôi các loài cá ăn tảo là chính thì nên thả không qua 50%, cá chép không quá 5%, cá trắm cỏ (ăn TĂ có sẵn trong ao) không quá 4%.
5/ Cho ăn đầy đủ
Khi cho cá ăn cần căn cứ vào các yếu tố: Loài cá, cỡ cá, tình trạng cá, kích cỡ cá & thời tiết khí hậu.Có 2 cách làm:
+ Dùng phân bón làm tăng TĂ tự nhiên là chính & bổ sung TĂ nhân tạo.
+ Cho ăn TĂ nhân tạo là chính & bổ sung TĂ tự nhiên thông qua việc bón phân.
+ Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính (40 – 50 % số lượng cá), việc bón phân chỉ áp dụng khi cá nhỏ & ao nhạt màu nước.
+ Nuôi cá ăn các loại TĂ tự nhiên là chính (mè, trôi, rô phi) thì dùng phân bón là chính:
* Phân chuồng: 10 – 20 kg/ 100m2/ tuần.
* Phân xanh: 15 – 20 kg/ 100m2/ tuần.
* Phân vô cơ : đạm urê 0,2 kg + 0,3 kg/ 100 m2/ tuần.
6/ Đánh tỉa thả bù
Là bp kt quan trọng nhằm tăng năng suất bằng cách điều chỉnh mật độ cá phù hợp với lượng TĂ. Có 3 cách:
- Thả giống 1 lần, đủ số lượng & mật độ, gồm cá giống đủ tiêu chuẩn & cá giống lớn hơn. Cá giống lớn lớn nhanh, thu hoạch trước, cá nhỏ thu cuối vụ.
- Đánh tỉa lần nào thì thả bù lần ấy.
- Đánh tỉa thả bù thường xuyên.
7/ Phòng trừ bệnh tật
Có 2 cách phòng chính:
- Dùng vaccin chủng ngừa cho cá trước khi thả.
- Giữ mt nuôi sạch: bón phân hợp lí, không thả mật độ quá dày, thay nước sạch thường xuyên. Tẩy vôi thường xuyên trước & trong khi nuôi cá.
8/ Chu kì nuôi
Chu kì nuôi dài hay ngắn được quyết định bởi đk khí hậu, kích thước cá giống, pp nuôi & yêu cầu kích thước cá thương phẩm. Chu kì nuôi càng ngắn hiệu quả kinh tế càng cao.
9/ Chăm sóc, quản lí
Cần phải:
- Chuẩn bị tốt ao nuôi, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
- Chuẩn bị giống đảm bảo số lượng, giống loài, chất lượng, thời gian thả.
- Theo dõi thường xuyên hoạt động của cá trong thời kì nuôi.
- Đảm bảo mực nước đúng y/c kĩ thuật, thay nước, thêm nước định kì.
- Theo dõi tỉ lệ cá sống khi thu hoạch so với cá thả ban đầu để rút kinh nghiệm cho chu kì nuôi sau.
10/ Thu hoạch
Trong thời gian nuôi, thực hiện đánh tỉa thả bù, sau 4 – 5 tháng thu hoạch lần đầu. Cuối năm thu toàn bộ: Rút nước còn 0,6 – 0,8 m, dùng lưới kéo thu hoạch cơ bản, còn lại tát cạn để thu hoạch.
HĐ 4: Tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật nuôi cá cao sản
IV. NUÔI CÁ CAO SẢN
1/ Hình thức nuôi
* Năng suất bình thường: 1 – 3 tấn/ ha, năng suất cao: > 5tấn/ ha.
a) Nuôi đơn:
- Nuôi 1 loài cá có giá trị kinh tế cao (cá lóc, trê, tai tượng, basa, rô phi,).
- Dễ áp dụng quy trình công nghệ. Nhưng dễ gây nhiễm bệnh hàng loạt, không tận dụng hết nguồn TĂ tự nhiên trong ao.
b) Nuôi ghép:
- Nuôi nhiều loài cá để tận dụng hết nguồn TĂ có sẵn trong ao. Nuôi ghép phát huy sự hỗ trợ giữa các loài & chất thải của loài này là cơ sở TĂ loài khác.
* Nuôi ghép với cá trôi Ấn là chính: TĂ là cám bã, phân chuồng; cá rô phi là chính: bón phân đạm + lân, bón vôi bổ sung, cám bã; cá trắm cỏ là chính: đảm bảo đủ lượng cỏ (30 – 40 kg cỏ/ 1 kg tăng trọng).
2/ Chăm sóc, quản lí
Đối với ao nuôi cá trắm cỏ, cần chăm sóc như sau:
- Cho ăn đủ rau cỏ: khối lượng bằng 20 – 30 % khối lượng cá thả (từ tháng 3 – 9) & khoảng 10 – 20 % khối lượng cá (từ tháng 10 – 11). Cần chú ý: cỏ cạn ăn ít hơn cỏ nước, ngày ấm ăn nhiều hơn ngày lạnh.
- Cho ăn TĂ bổ sung hàng ngày 1 – 2% khối lượng cá.
- Bón phân cho ao nuôi cá ăn TĂ tự nhiên là chính:
+ Phân chuồng: 10 – 20kg/ 100m2/ tuần.
+ Phân xanh: 15 – 20kg/ 100 m2/ tuần.
+ Phân urea 0,4 kg + lân 0,3 kg + 0,1 kg vôi bột/ 100 m2/ tuần (vôi bột bón riêng).
Nhận xét chung: Kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh được xem là kĩ thuật cơ bản kinh điển của nghề nuôi cá. Năng suất nuôi thay đổi tùy theo hình thức nuôi, đối tượng cá nuôi, cách quản lí chăm sóc, ăn TĂ chế biến hay là TĂ tự nhiên là chính (VD: nuôi ghép với cá rô phi là chính: 5 tấn/ha/năm. Nuôi bằng TĂ tự nhiên năng suất không quá 7 tấn/ ha/ năm; Nuôi thâm canh, nuôi ghép với cá rô phi là chính đạt 10 – 20 tấn/ha/ năm. Ngoại lệ, trường hợp chuyên nuôi cá trê đạt 200 tấn/ ha/ năm.
GV y/c HS đọc phần 1/ SGK trang 121 để trả lời câu hỏi: Cá thương phẩm là gì ?
Cho VD.
Dựa vào mô hình nuôi cá ở cá vực nước khác nhau có cá hình thức nuôi cá thịt nào ?
Căn cứ vào đối tượng nuôi, có các hình thức nuôi cá nào ?
Ưu – nhược điểm nuôi đơn.
Ưu – nhược điểm nuôi ghép.
GV y/c HS đọc phần II/ SGK trang 124 – 129 để nêu các y/c kĩ thuật để nuôi cá thương phẩm đạt năng suất cao.
Ao nuôi cá nước tĩnh thường có diện tích như thế nào thích hợp ? Ao lớn hay ao nhỏ có ảnh hưởng gì đến mt ao nuôi ?
Ao nuôi có độ sâu ra sao mới thích hợp ?
Ao nông có ảnh hưởng gì ?
Độ bùn đáy ao thích hợp là bao nhiêu ? Bùn đáy ao có tác dụng gì ?
Bùn nhiều có ảnh hưởng gì đến ao nuôi cá?
Bờ ao có đặc điểm ra sao mới phù hợp với nuôi cá?
Nguồn nước, chất nước ra sao ?
GV y/c HS đọc nội dung 2/ SGK trang 126 – 127 để nêu cách chuẩn bị ao nuôi.
Khi chọn giống cá cần phải chú ý những đk gì ?
Thời vụ nào thả cá giống phù hợp ?
Tại sao vụ xuân cá lớn nhanh hơn vụ thu ?
Để nâng cao năng suất cá trong ao nuôi nước tĩnh cần có những biện pháp kĩ thuật nào ?
Độ sâu ao hợp lí có tác dụng gì ?
Ao quá sâu có lợi cho cá không ? Tại sao ? (GV giới thiệu bảng 22.4 để HS tham khảo)
Đối với cá trê, cá lóc, cá rô bờ ao như thế nào mới đảm bảo ?
Nêu lợi ích của việc chọn cá giống có kích thước lớn.
GV cho HS tham khảo bảng 22.6/ SGK trang 131 để HS nắm kích cỡ cá thả phù hợp)
Cỡ cá được chọn thả là bao nhiêu ?
Cá sinh trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
Mật độ cá thả thích hợp là bao nhiêu ?
Nêu mối liên hệ giữa mật độ cá thả & sản lượng cá, kích cỡ cá khi thu hoạch.
Nuôi ghép cần chú ý gì về tỉ lệ các loại cá ?
GV y/c HS tham khảo 1 số bảng 22.10 – 22.12/ SGK trang 134 để biết tỉ lệ nuôi ghép các loại cá với tỉ lệ thích hợp.
Cá ăn những loại TĂ nào ? Hình thức nuôi nào dùng TĂ nhân tạo là chủ yếu ? Hình thức nuôi nào dùng TĂ tự nhiên là chủ yếu ?
Để tăng lượng TĂ tự nhiên cần phải phải làm gì ?
Áp dụng bón phân là chính cho nuôi loại cá nào ?
« Đánh tỉa thả bù » là gì ?
Có những cách « đánh tỉa thả bù" nào ?
Để phòng ngừa bệnh cho cá cần phải làm gì ?
Để nuôi đạt hiệu quả kt cao thì chu kì nuôi dài hay ngắn ? Các yếu tố nào ảnh hưởng chu kì nuôi ?
Cần chú ý những gì khi chăm sóc, quản lí cá nuôi ?
Cách thu hoạch cá thương phẩm ?
Nuôi cá cao sản là gì ?
Nuôi cá cao sản gồm những hình thức nào ?
Ưu – nhược điểm của hình thức nuôi đơn cá cao sản.
Ưu – nhược điểm của hình thức nuôi ghép cá cao sản.
Cách chăm sóc, quản lí trong nuôi cá cao sản.
Dựa vào thông tin nguồn SGK/ trang 141 để trình bày nhận xét tổng quan về kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh.
HS trả lời câu hỏi dựa vào phần 1/ SGK trang 121 : Cá thương phẩm là loại cá bán trên thị trường làm thực phẩm.
VD : cá rô phi > 0,1 kg, cá khác từ 0,5 kg trở lên (Tùy theo nhu cầu của thị trường, bán ở nội địa hay xuất khẩu, tùy loại cá).
- Nuôi cá nước tĩnh, nuôi cá nước chảy, nuôi cá lồng bè, nuôi cá ruộng.
- Nuôi cá đơn & nuôi cá ghép.
-Nuôi đơn : mật độ cao, loài chịu đựng được mức oxi thấp.Các loài nuôi đơn không sống chung được với cá khác. Không tận dụng hết nguồn TĂ trong ao.
Nuôi ghép : Tận dụng hết nguồn TĂ trong ao. Khâu quản lí chăm sóc khó khăn hơn so với nuôi đơn.
- Chuẩn bị ao nuôi tốt (bờ ao, độ sâu, nguồn nước), chọn giống cá.
Ao lớn S = 0,6 – 0,7 ha.
Ao nhỏ : S > 200 m2. Ao lớn thuận lợi cho nuôi cá ghép, do nguồn TĂ tự nhiên dồi dào hơn. Nuôi đơn phù hợp với ao nhỏ, chuyên canh. Ít oxi, môi trường sống dễ biến động.
Ao nuôi có độ sâu khoảng 1.5 - 2,5m là được.
Ao nông: ít TĂ tự nhiên, sự xáo trộn ít, chịu tác động mạnh của yếu tố môi trường.
15 – 30 cm. Bùn ngăn phèn, nơi sống của SV đáy, VK, nơi diễn ra quá trình phân hủy c.h.c thành muối khoáng.
Tích lũy nhiều khí độc do phân giải kị khí của VSV a Cần nạo vét ao & phơi ao trước chu kì nuôi mới.
Cao hơn đỉnh lũ 0,5 m, không bóng rợp, đảm bảo đủ ánh sáng.
Nguồn nước sạch, pH thích hợp, không bẩn, không có chất độc hại.
HS nêu cách chuẩn bị ao nuôi :
- Tu sửa bờ ao.
- Vét bùn đáy ao, phơi ao.
- Bón vôi, phân hữu cơ & vô cơ gây màu nước.
Thả cá thử.
Căn cứ vào đk thực tế ở địa phương & gia đình.
2 vụ.
Vụ xuân có nhiệt độ cao aTĂ nhiều, cá lớn nhanh. Chú ý cá lớn nhanh nhất ở tháng 5 (cần thả đúng thời điểm)
Vụ thu : nuôi cá còn lại & cá giống mới sau khi đánh tỉa thả bù.
- Chuẩn bị ao nuôi tốt : Đảm bảo sâu ao cao bờ, giống tốt & phù hợp với đk thực tiễn, nuôi ghép với tỉ lệ thích hợp, đảm bảo TĂ, quản lí chăm sóc tốt, áp dụng kĩ thuật đánh tỉa thả bù.
TĂ tự nhiên nhiều, ít chịu tác động của yếu tố mt, sự xáo động các tầng nước tốt hơn.
Không có lợi. Bởi vì, tầng đáy thiếu oxi a Hệ SV đáy ít, VK yếm khí hoạt động mạnh sinh ra nhiều khí độc.
Cần phải giăng lưới hoặc tường cao tránh cá đi mất vào mùa lũ.
Cá giống lớn có khả năng chống chịu tốt, lẫn tránh kẻ thù tốt hơn nên ít hao hụt cá, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn nên thu hoạch sớm, lợi nhuận tăng.
Cỡ cá thả thích hợp : 30 – 50 g/con. Còn cá trắm cỏ: 100 g/con.
Yếu tố TĂ & yếu tố oxi hòa tan trong ao nuôi a Mật độ cá thả quyết định 2 yếu tố này.
Tùy theo hình thức nuôi, thường là 1 – 2 con/ m2.
Riêng cá chép nuôi mật độ thấp : 1 con/ 10 – 20 m2 đáy ao.
Thả mật độ dày a thu hoạch cá sẽ nhỏ, sản lượng nhiều & ngược lại a Thả với mật độ thích hợp.
Cần nuôi ghép với tỉ lệ thích hợp.
Chú ý cá ăn tảo không quá 50 %, cá chép không quá 5%, cá trắm cỏ không quá 4%.
- TĂ tự nhiên & TĂ nhân tạo.
Nuôi với quy mô công nghiệp thì cho ăn TĂ nhân tạo là chủ yếu & nuôi quảng canh thì cho ăn TĂ tự nhiên là chủ yếu.
Bón phân cho ao : Phân hữu cơ, phân vô cơ.
Mè, trôi, rô phi.
Trong quá trình nuôi cá, do sự lớn không đồng đều của cá, có 1 số con đạt khối lượng là cá thương phẩm, nên thu hoạch được (đánh tỉa), sau đó thả cá giống mới vào cùng cá còn lại không đạt khối lượng (thả bù).
- Dùng vaccin chủng ngừa cho cá con.
- Giữ môi trường ao nuôi trong sạch.
Để nuôi đạt hiệu quả kt cao thì chu kì nuôi ngắn. Các yếu tố : đk khí hậu, kích thước cá thả, pp nuôi & yêu cầu kích thước cá thương phẩm.
Chuẩn bị tốt ao nuôi, cá giống thả nuôi, đảm bảo y/c kĩ thuật, TĂ, bón phân cho ao, nguồn nước, chất nước.
Theo dõi, quản lí, phòng & ngừa bệnh cho cá.
Thu hoạch theo hướng « đánh tỉa thả bù ». Cuối năm thu hết toàn bộ.
Nuôi cá thương phẩm với trình độ kĩ thuật cao để đạt năng suất cao (> tấn).
Nuôi đơn & nuôi ghép.
Ưu : Áp dụng được nuôi với công nghệ kĩ thuật cao. Nhược : Dễ bị nhiễm bệnh đồng loạt, không tận dụng hết TĂ tự nhiên.
Ưu : Tận dụng hết TĂ tự nhiên, hạ giá thành SX, lợi nhuận cao. Nhược : Quản lí, chăm sóc phức tạp hơn.
HS dựa vào SGK/ trang 140 để trình bày cách chăm sóc, quản lí trong nuôi cá cao sản (TĂ, bón phân, đối tượng nuôi ghép phù hợp).
HS trình bày nhận xét về kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh.
4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Chú ý các yêu cầu kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh & biện pháp kĩ thuật liên hoàn để nâng cao năng suất cá thương phẩm. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng đề thi để củng cố.
5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ –Đọc trước bài mới.Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nuôi cá kết hợp là gì?
File đính kèm:
- t54-58ngnc11.doc