Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 20 - Tiết 59, 60 - Bài 23: Nuôi cá kết hợp

Kiến thức:

- Hiểu được nguyên lí nuôi cá kết hợp là tận dụng chất thải của hệ canh tác này làm nguyên liệu cho hệ canh tác kia.

- Hiểu được các hệ trong nuôi cá kết hợp bổ sung cho nhau, do vậy làm giảm được chi phí, hạ giá thành, bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm .

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.

- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.

3/ Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 20 - Tiết 59, 60 - Bài 23: Nuôi cá kết hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết : 59 – 61 BÀI 23: NUÔI CÁ KẾT HỢP I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu được nguyên lí nuôi cá kết hợp là tận dụng chất thải của hệ canh tác này làm nguyên liệu cho hệ canh tác kia. Hiểu được các hệ trong nuôi cá kết hợp bổ sung cho nhau, do vậy làm giảm được chi phí, hạ giá thành, bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm . 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. - Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình. 3/ Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS: Đọc bài mới ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nuôi cá kết hợp là gì? III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : Các câu hỏi trắc nghiệm của chương II. Kĩ thuật nuôi cá thịt trong ao trong ngân hàng đề. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Tìm hiểu nguyên tắc của nuôi cá kết hợp I. NGUYÊN TẮC CỦA NUÔI CÁ KẾT HỢP - Nuôi cá kết hợp là tận dụng các sản phẩm phụ (chất thải của chăn nuôi, sản phẩm phụ của nông nghiệp, TĂ ăn thừa của vật nuôi,) của một phần trong hệ canh tác để phục vụ cho nuôi cá. Trong đó, cá là sản phẩm thứ hai. - Có 2 loại hình kết hợp : + Nuôi kết hợp 1 bậc. VD : Mô hình nuôi gia súc (gia cầm), chất thải bón trực tiếp cho ao. + Nuôi kết hợp nhiều bậc. VD : Mô hình V.A.C. HĐ 2 : Tìm hiểu các hình thức nuôi kết hợp II. CÁC HÌNH THỨC NUÔI KẾT HỢP 1/ Mô hình chăn nuôi + cá a) Nuôi kết hợp lợn + cá - Hình thức nuôi phổ biến, có 2 hình thức: + Nuôi quy mô nhỏ: Chuồng nuôi làm trên mặt ao, chất thải thải trực tiếp xuống ao a Dễ gây ô nhiễm môi trường. + Nuôi quy mô lớn: Chuồng nuôi làm trên bờ ao, chất thải cho vào bể chứa hoặc túi ủ biogas a Nước thải ra từ túi ủ làm phân bón cho ao, không gây ô nhiễm môi trường. - Đối tượng cá nuôi: Nuôi ghép với cá mè, trôi, rô phi là chính. b) Nuôi kết hợp vịt + cá - Hình thức nuôi có tác dụng tương hỗ giữa 2 loài: + Ao nuôi vừa là môi trường sống, vừa cung cấp TĂ cho vịt. Vịt mò TĂ gây xáo trộn nước ao. + Phân vịt cung cấp phân bón cho ao, giúp tảo phát triển. Cách nuôi chuồng sàn là tốt nhất vì TĂ thừa & phân được bón trực tiếp xuống ao. - Đối tượng nuôi là các loài cá ăn TĂ tự nhiên. Cần chú ý ao nuôi phải sâu & cá giống thả phải lớn (tránh vịt ăn cá giống). Đề phòng bệnh sán vịt. c) Nuôi kết hợp gà + cá - Hình thức nuôi phổ biến ở Thái Lan, Philipin, Inđônêxia. - Chất thải từ gà chứa nhiều dd & TĂ thừa là TĂ tốt đối với cá, tránh lãng phí. Chuồng nuôi làm trên mặt ao tạo không gian thoáng mát cho gà, phân được bón trực tiếp xuống ao. - Đối tượng nuôi: Cá có sức chịu đựng cao như: cá rô phi, trôi, cá trê, 2) Nuôi cá kết hợp với trồng trọt a) Ao với trồng trọt: Ao cung cấp độ ẩm cho đất, bùn ao nạo vét làm phân bón cho nhiều loại cây trồng. b) Trồng trọt đối với cá Trồng trọt các loại cỏ, rau, màu là TĂ cho cá, cung cấp phân bón cho ao, giảm lượng phân chuồng bón cho ao. - Trồng cây – cỏ trên cạn: + Trồng cỏ tự nhiên hoặc cỏ voi trên bờ: làm TĂ cho cá. + Trồng sắn lấy lá làm TĂ cho cá. + Trồng rau màu làm TĂ cho người & cá. + Trồng cây ăn quả thấp (cam, chanh, chuối). Không được trồng cây cao che khuất ao. - Trồng cây – cỏ dưới nước: Trồng rau, bèo làm TĂ cho cá, trồng cây cỏ, phân xanh, trồng lúa ngoi, - Đối tượng cá nuôi: Nuôi ghép cá trắm cỏ, trôi Ấn. - Cần chú ý bố trí mùa vụ hợp lí, đảm bảo TĂ cho cá đầy đủ , thường xuyên. GV y/c HS đọc kĩ phần I/ SGK trang 142 – 143 để trả lời câu hỏi : Nuôi cá kết hợp là gì ? Phân tích ưu điểm của hình thức nuôi cá kết hợp. Cho VD minh họa. Có những hình thức nuôi cá kết hợp nào ? Ưu – nhược điểm của từng hình thức nuôi cá kết hợp. GV y/c HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau : Có các mô hình nuôi cá kết hợp nào ? Hình thức nuôi kết hợp lợn + cá thường được nuôi với những quy mô ra sao ? GV nêu VD : Cứ 50 kg phân lợn nuôi đơn cá chép 1,25 – 1,5 kg, nuôi ghép cá chép là chính thì được 1,75 – 2 kg, nuôi ghép cá mè là chính được 3 kg. Hình thức nuôi này được áp dụng cho những đối tượng cá nào ? Phân tích sự tác động của vịt mô hình nuôi kết hợp vịt + cá. GV nêu VD CM : Để đạt sản lượng 8735 kg/ ha/ năm cần nuôi 1335 con vịt mới đủ lượng phân. Đối tượng cá nuôi nào được áp dụng ? Cần chú ý gì khi áp dụng mô hình nuôi vịt + cá ? Hình thức nuôi kết hợp gà + cá phổ biến ở đâu ? Phân tích sự tác động của nuôi gà tác động đến ao nuôi cá. Đối tượng cá nào được nuôi kết hợp với chăn nuôi gà ? GV y/c HS đọc phần 2/ SGK trang 146 – 148 để phân tích sự tác động qua lại giữa nuôi cá với trồng trọt & ngược lại trồng trọt tác động đến ao nuôi cá. Các loại cây nào được trồng kết hợp với nuôi cá ? Đối tượng cá nuôi với hình thức nuôi kết hợp với trồng trọt ? Nuôi cá kết hợp là hình thức nuôi tận dụng các sản phẩm phụ hoặc chất thải của hệ sinh thái khác làm TĂ cho cá. Ưu điểm : Tận dụng lượng phế phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. HS nêu VD CM từ nội dung SGK. - Kết hợp 1 bậc : đơn giản, dễ thực hiện, năng suất, hiệu quả không cao lắm. Kết hợp nhiều bậc : phức tạp, kết hợp nhiều hệ sinh thái, hạn chế ô nhiễm mt, hiệu quả kt cao. Mô hình nuôi cá kết hợp trồng trọt, nuôi cá kết hợp với chăn nuôi (hoặc V.A.C,V.A.C.R,V.A.C.B) Nếu nuôi quy mô nhỏ, chuồng nuôi làm trên mặt ao, chất thải thải trực tiếp xuống ao. Nếu nuôi quy mô lớn, chuồng nuôi làm trên bờ ao, chất thải cho vào bể chứa hoặc túi ủ biogas, tránh ô nhiễm nguồn nước & môi trường. Nuôi ghép với cá mè, trôi, rô phi là chính. Vịt ăn bớt các loài cạnh tranh TĂ với cá (cua, ốc, cá tạp, ấu trùng côn trùng,).Vịt làm xáo trộn nước ao, điều hòa muối dd & phân là đk để tảo phát triển. TĂ thừa của vịt cũng là TĂ của cá, tránh hao phí, hạ giá thành SX. Các loài cá ăn TĂ tự nhiên. Thả cá giống lớn, ao sâu a Tránh để vịt ăn cá con. - Thái Lan, Philipin, Inđônêxia. - Phân gà cung cấp phân bón cho ao, TĂ thừa của gà cũng là TĂ của cá. Cá có sức chịu đựng cao như: cá rô phi, trôi, cá trê, Ao tác động đến trồng trọt: Cung cấp nước tưới, bùn ao nạo vét làm phân bón cho cây rất tốt. Trồng trọt cung cấp TĂ cho cá. - Trồng cỏ, sắn, rau màu làm TĂ cho cá. - Trồng rau, bèo, lúa ngoi, Nuôi ghép cá trắm cỏ, trôi Ấn. 4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Phân tích mối liên hệ giữa các hệ sinh thái với nhau trong nuôi cá kết hợp. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng đề thi để củng cố. 5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ –Đọc trước bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nuôi cá ruộng tuân theo nguyên tắc nào? Phân tích lợi ích kinh tế của hình thức nuôi cá ruộng.

File đính kèm:

  • doct59-61ngnc11.doc