Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 22 - Tiết 64, 66 - Bài 25: Nuôi cá nước chảy

. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Hiểu được nguyên lí nuôi cá nước chảy.

- Biết cách kiến thiết ao, lồng nuôi cá nước chảy.

- Biết chọn đối tượng cá nuôi trong ao nước chảy, lồng, bè nuôi cá.

- Biết cách quản lí, chăm sóc cá trong nuôi cá nước chảy.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.

- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.

3/ Thái độ:

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 22 - Tiết 64, 66 - Bài 25: Nuôi cá nước chảy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết : 64 – 66 BÀI 25: NUÔI CÁ NƯỚC CHẢY I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu được nguyên lí nuôi cá nước chảy. Biết cách kiến thiết ao, lồng nuôi cá nước chảy. Biết chọn đối tượng cá nuôi trong ao nước chảy, lồng, bè nuôi cá. Biết cách quản lí, chăm sóc cá trong nuôi cá nước chảy. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. - Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình. 3/ Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS: Đọc bài mới ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nuôi cá nước chảy tuân theo nguyên tắc nào? Lợi ích của nuôi cá nước chảy. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : Các câu hỏi cuối bài SGK trang 156. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật nuôi cá nước chảy I. NUÔI CÁ NƯỚC CHẢY Nuôi cá ao nước chảy là hình thức nuôi bán thâm canh : lợi dụng nguồn TĂ tự nhiên, nhờ nước chảy cung cấp oxi, nên thả cá với mật độ cao, các loài cá ăn trực tiếp (thường là cá trắm cỏ) 1/ Ao nuôi Lợi dụng nguồn nước như sông suối, hồ chứa có sự chênh lệch để cấp nước cho ao nuôi. 2/ Diện tích - Thường không quá 100 m2 (tùy đk địa hình, nguồn nước & khả năng cung cấp TĂ). Ao có chiều dài gấp 2 – 5 lần chiều rộng để dễ thay nước. 3/ Độ sâu  Độ sâu từ 1,5 – 2 m, bờ chắc chắn nên có bờ kè bằng gạch, đá hoặc bao cát, đất. 4/ Nguồn nước  - Có máng dẫn nước vào ao, làm dạng phun mưa, cách bờ khoảng 1 m, cao hơn mực nước ao khoảng 0,5 m, có cống tràn để ổn định mực nước. - Nguồn nước sạch, có O2 > 3mg/l, độ pH = 7 – 8, t0 = 20 – 300C, lượng nước lấy vào trong 24 thay được từ 1/4 – 1/5 lượng nước trong ao. 5/ Thả cá Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính thì thả : - Cá trắm cỏ 95 %, rô phi 5% hoặc cá trắm cỏ 85%, rô phi 10 %, trôi 5%. - Cá giống tối thiểu 10 – 15 cm, mật độ cá thả 300 – 400 con/ 100 m2. Cá giống càng lớn thì càng đảm bảo & năng suất càng cao. 6/ Thời vụ nuôi Nếu nuôi quanh năm thì thả giống vào tháng 2 – 3, nếu nuôi thời vụ thì thả giống sau mùa lũ. 7/ Cho ăn  Chủ yếu dùng TĂ xanh, cho ăn bột ngô, cám, bột sắn. 8/ Quản lí  - TĂ xanh cho ăn ngày 2 – 3 lần, đảm bảo đầy đủ TĂ cho cá. - TĂ tinh nên trộn nhiều loại (cám + bột ngô, sắn) nên cho ăn dạng bột nhão, cho ăn cùng với TĂ xanh ở giàn a tránh lãng phí TĂ. Quanh giàn có túi vôi để phòng bệnh. - Thường xuyên kiểm tra tốc độ lớn của cá, từ tháng thứ 7 trở đi, có thể thu hoạch cá từ từ. HĐ 2 : Tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật nuôi cá lồng. II. KĨ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG 1/ Đặc điểm của kĩ thuật nuôi cá lồng * Cơ sở khoa học của nuôi cá lồng bè: Nếu giả định các yếu tố hóa học của nước là thích hợp, để tăng năng suất nuôi cá bằng cách quản lí các yếu tố: - Điều khiển t0 nước. - Cung cấp TĂ thích hợp & lượng O2 phù hợp. - Giảm thiểu sự gây hại các chất thải của cá. Chính nuôi cá lồng đã đảm bảo các đk đó: Nhiệt độ nước phù hợp, nước chảy cung cấp oxi & loại trừ các chất thải. Đối tượng cá nuôi lồng bè: Cá trắm cỏ, chép, rô phi, cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng, cá tai tượng, * Ưu điểm của nuôi cá lồng bè: - Nuôi cá với mật độ dày, tận dụng tối đa khối nước. - Lợi dụng nguồn nước lưu thông để cung cấp oxi cho cá & loại trừ chất thải trong lồng bè. - Có đk chăm sóc & phòng trị bệânh cá thuận lợi, điều khiển tốc độ st của cá, rút ngắn thời gian nuôi, thu hoạch dễ dàng. - Có đk phát triển nuôi cá với quy mô công nghiệp, tập trung nuôi các loài giá trị kt cao, phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, nuôi cá lồng bè phát triển nhiều làm cho nguồn nước ô nhiễm, dễ bị dịch bệnh gây thiệt hại lớn. 2) Lợi ích nuôi cá lồng, bè - Tận dụng được các vực nước để nuôi cá, không ảnh hưởng đến dt đất nông nghiệp. - Vật liệu làm lồng bè dễ kiếm, rẻ, sẵn có ở địa phương. - Tận dụng được TĂ sẵn có để nuôi cá: rong, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp. - Tận dụng được lao động. - Nuôi mật độ dày, cá lớn nhanh, chất lượng tốt. - Chu kì SX ngắn, năng suất cao, lợi nhuận khá. - Dễ quản lí, chăm sóc, thu hoạch. - Tạo thành vùng SX hàng hóa tập trung. 3/ Vị trí đặt lồng, bè - Nơi có nguồn nước sạch, nước sâu, đáy lồng cách đáy sông hồ > 0,5 m, có dòng chảy nhẹ. - Có nguồn cá giống, TĂ dồi dào. - Gần nhà, chợ dễ quản lí, chăm sóc tiêu thụ. * Cần chú ý tránh đặt lồng bè ở những vị trí sau: - Nước chảy quá mạnh, tàu bè qua lại nhiều. - Khúc quanh của sông, có dòng chảy quẩn, bờ hay sạt lở. - Nằm gần, hạ lưu các nhà máy hóa chất, cửa kênh rạch có liên quan đến đồng ruộng, đề phòng thuốc trừ sâu chảy ra. - Gần bến phà, các bến gỗ, nứa lâm nghiệp vì nước thối bẩn do ngâm cây. - Gần chân nước thác chảy mạnh. * Cách đo vận tốc nước: Dùng 1 vật nổi thả xuống nước, đo thời gian (t) vật đó trôi trong 1 đoạn đường (L) nào đó. Vận tốc nước (v) là: v= L/t (m/s) 4/ Lồng & cách đóng lồng: a) Vật liệu: - Lồng tre, gỗ: vật liệu có tính chịu nước tốt, thường đặt ở sông ngòi chảy mạnh, vật liệu va đập. - Lồng lưới: thường đặt trong hồ chứa, nước chảy yếu, ít va đập, khả năng chịu lực yếu: lưới nilon, lưới cước, - Phao: giữ lồng bè nổi. Vật liệu làm phao: thùng phi, thùng nhựa, - Vật liệu khác: đinh, lưới, dây nilon, cọc neo, - Kích thước lồng: + Nuôi cá trắm cỏ, chép, trôi, Mrigan, trên sông hồ nhỏ: lồng cỡ: 3 x 2 x 1,5m hoặc 4 x 3 x 1,75m. + Lồng hình trụ: chống được nước chảy mạnh, không bị lật lồng, TĐ nước dễ dàng hơn. Đk 2 – 3 m, cao 1,75 – 2 m, ngập nước khoảng 1,5 m (9 – 10 m3) hoặc đk 1,6 – 1,8 m, cao 1,3 – 1,7 m (V= 6 – 20 m3) + Lồng cá giống chỉ bằng1/2 – 1/3 lồng cá thịt. b) Cách đóng lồng - Tre, gỗ bào vót nhẵn, phơi khô tránh để cá sây sát, khung lồng bằng tre, gỗ, xung quang bọc lưới P.E. - Vách lồng: làm bằng gỗ tốt hoặc thanh tre. Các nan lồng đóng // với mặt nước. Khoảng cách giữa các nan thay đổi tùy cỡ cá. Để lồng thông thoáng, các gốc lồng & thành lồng dùng sắt để gông các nan lồng lại. - Đáy lồng: cần đóng khít để tránh thất thoát TĂ, có nơi đáy lồng để cách để chất thải cá trôi đi. - Sàn lồng: đóng bằng thanh gỗ hay tre cách nhau 1 cm, sàn lồng có 1 – 3 cửa lồng tùy cỡ lồng đảm bảo cá ăn & thu hoạch dễ dàng. Lồng nhỏ: cỡ miệng lồng 0,6 x 0,6 m, lồng lớn 1 x 2 m. Miệng lồng có nắp đậy để tránh trộm cắp, có thể làm nhà trên sàn hay lều bảo vệ. - Lồng gỗ, tre kết hợp lưới: khung lồng gỗ có khoảng cách nan thưa hơn 3 – 4 cm, dùng lưới quây, mắt lưới 13 – 15 mm buộc cố định trong lồng. Khi chọn đúng vị trí đặt lồng dùng dây chắc chắn để neo lồng. 5/ Cách đặt lồng - Ở sông suối, nước chảy: sông dài 1000m, rộng 500 m, đặt không quá 100 lồng (cỡ 10 m3/ lồng) hay không quá 20 lồng (cỡ 50 m3/ lồng). Đặt so le nhau, đặt dày quá dễ lây lan bệnh. - Ở hồ chứa, sông nước chảy chậm: mỗi cụm 5 – 10 lồng đặt cách nhau 200 – 800 m, đặt lồng ngập nước 1 – 1,2 m, đáy lồng cách đáy sông > 0,5 m lúc nước xuống. 6/ Cá giống a) Loài cá & kích thước cá giống - Nuôi các loài cá ăn trực tiếp, giá trị kt cao: cá trắm cỏ, cá bỗng, cá chép, rô phi, cá trê, Cá giống thả phải cùng cỡ, không dị tật, không sây sát, nuôi trong ao đất hoặc lồng nhỏ trước khi thả 2 tháng. - Tắm cá giống bằng nước muối NaCl 2 – 3 % trong 10 – 15 phút để diệt mầm bệnh, kí sinh. b) Mật độ cá thả ( Bảng 25.3 & 25.4 / SGK trang 165 ) c) Cách thả cá giống Cần luyện cá quen dần với mt nước mới, không đột ngột chuyển cá từ ao lớn ra lồng. Vâïn chuyển túi nilon thì khi thả cá phải ngâm túi 15 – 30 phút rồi mới cho cá từ từ bơi khỏi túi. d) Thời vụ thả Thả cá vào tháng 3 – 4. Ở miền Bắc, nên thả cá vào tháng 8 – 9 dl để tránh mùa lũ. Nếu nuôi cá giống thì thả vào mùa xuân, thu. 7/ Chăm sóc & quản lí a) TĂ & cách cho ăn - TĂ gồm rong, bèo, cây ngô, rau muống, cám, khoai, TĂ tự chế hay TĂ công nghiệp. - Cá còn nhỏ ăn cám, bột (cá trắm cỏ : 5 – 10 % tổng kl cá/ ngày). - Cá trắm cỏ lớn ăn TĂ xanh chủ yếu ( 30 – 40 % tổng kl cá/ ngày) - Ngày cho ăn 2 lần lúc mát trời, nước lưu thông. - Tránh thay đổi khẩu phần ăn đột ngột, nếu thay đổi thì từ từ. Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn khi chất nước thay đổi hay dịch bệnh. b) Chăm sóc - Trước khi thả cá phải kéo lồng lên cạn, dùng vôi quét trong & ngoài lồng, phơi khô 1 – 2 ngày để diệt mầm bệnh. - Cần vớt hết TĂ thừa rồi mới cho cá ăn TĂ mới. - Mỗi tuần cọ rửa 2 lần khe lồng thông thoáng, tránh thất thoát cá do lồng hỏng. - Hàng ngày theo dõi nước lên xuống, mùa mưa bão di chuyển lồng đến nơi an toàn. - Định kì 1 – 2 tháng di chuyển lồng để tránh mt cũ ô nhiễm. - Tránh khuấy động làm cá sợ hãi, vượt nhảy sây sát, dễ bị nhiễm bệnh. - Khi cá nổi đầu do thiếu oxi phải quấy sục khí tạm thời. - Ăn 1 số cây cỏ có tính sát trùng: cỏ lào, cúc dại, sài đất, cho cá ăn vào mùa dễ phát bệnh (tháng 4 – 5 & 7 – 8). Trộn vtm C 1 – 2 % với TĂ tinh cho cá ăn để tăng sức đề kháng. Khi nuôi cá lồng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguồn nước nuôi cá sạch. Cá giống khỏe mạnh, không sây sát, không nuôi quá dày. Trong khi nuôi, không gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến cá. Sau chu kì nuôi, cần vệ sinh, sửa chữa lại lồng, bè. Cho cá ăn đủ số lượng & chất lượng. Khi nghi cá nhiễm bệnh thì không nuôi cá đó. Đầu mùa dịch thì treo túi vôi phòng bệnh. Tăng cường TĂ chất lượng cao để tăng sức đề kháng. - Trị bệnh: + Tắm cho cá: Các bệnh kí sinh ở cá trong khi tắm cần dùng tấm nilon chắn lại 10 – 15 phút để giảm sự hòa loãng của thuốc. + Trộn thuốc với TĂ: dễ làm, chữa cá kí sinh đường ruộng, nên dùng TĂ ngon, kích thích cá ăn nhiều. + Treo túi thuốc: ở đầu nguồn nước để dòng chảy đưa thuốc vào lồng. + Tiêm vaccin cá giống trước khi thả cá. 8/ Thu hoạch - Trước khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn 2 – 3 ngày. - Nâng bè từ từ, tăng phao nổi để lồng nổi lên mặt nước 1m, kéo lồng đến nơi nước nông, thu hoạch cá. - Với cách nuôi trên, khoảng 8 – 9 tháng, cá trắm cỏ giống 200 g tăng trọng 2kg/con. Tỉ lệ sống 90%, đạt 27 – 30 kg/ m3. HĐ3: Tìm hiểu biện pháp kĩ thuật nuôi cá bè III. NUÔI CÁ BÈ 1/ Hình dạng & cấu tạo bè - Bè nuôi hình hộp chữ nhật, kích thước khác nhau : bè nhỏ 6m x 2m x 2m, bè trung bình 10m x 4,5m x 2,5m, bè lớn 16 m x 2m x 2,5m. - Cấu tạo bè tương tự như lồng, chỉ khác là bè lớn hơn & kết hợp với làm nhà ở. 2/ Chuẩn bị bè nuôi cá - Bè làm xong phải quét hắc ín chống mục, nơi đặt bè cũng chọn tương tự như đặt lồng, cần chú ý hướng gió & dòng chảy. 3/ Đối tượng nuôi & mật độ thả - Cá nuôi bè thường là cá tra, cá basa, cá he, cá tai tượng, cá lóc, cá lóc bông, - Hình thức nuôi phổ biến là nuôi đơn, thả cá cùng kích thước, loại cá 3g/con, thả 1800 – 2000 con/m3; loại 30 – 35 g/con thả 200 – 300 con/ m3. 4/ Chăm sóc & quản lí: Cá tra, cá basa là các loài cá ăn tạp thiên về ĐV, TĂ có hàm lượng đạm > 20%, thường là bã đậu, khô dầu, bột cá, cá vụn, ốc. TĂ chế biến là dạng viên & bổ sung thêm các chất kết dính. 5/ Thu hoạch - Sau 6 – 10 tháng, cá có thể thu hoạch.Cá thu hoạch thì ngừng cho ăn, nâng bè còn khoảng 1m nước thì thu cá, cỡ cá thu hoạch: Cá tra, cá chép : (0,7 – 0,8 kg/ con). Cá lóc bông: (0,8 – 1 kg/ con) - Cá có thể thu hoạch từng phần hoặc thu toàn bộ. GV y/c HS đọc kĩ phần I/ SGK trang 156 – 160 để trả lời câu hỏi : Nuôi cá nước chảy phổ biến ở vùng nào ? Hình thức nuôi này dựa trên cơ sở nào của môi trường? Ao nuôi phải đảm bảo đk gì ? Diện tích ao như thế nào so với ao nuôi cá nước tĩnh ? Ao nuôi phụ thuộc vào đk gì ? Độ sâu ao hợp lí là bao nhiêu ? Bờ ao có gì khác với ao nuôi cá nước tĩnh ? Cách thiết kế máng dẫn nguồn nước vào ao nuôi cá nước chảy. Tác dụng của cách thiết kế đó ? Nguồn nước phải đảm bảo những y/c gì ? - Nêu đối tượng nuôi cá ao nước chảy& tỉ lệ cá ghép, mật độ. Thời điểm nào thả cá giống ? Cá trắm cỏ là đối tượng chính. Vậy, TĂ cho cá ăn là gì ? Y/c HS đọc bảng 25.1/ SGK trang 158. Nêu cách quản lí, chăm sóc trong nuôi cá ao nước chảy. (GV y/c HS tham khảo bảng 25.2/ SGK trang 159) Cá nuôi bao lâu thì thu hoạch được ? GV y/c HS tham khảo phần II/ SGK trang 160 – 169 để tìm hiểu kĩ thuật nuôi cá lồng. Nuôi cá lồng bè phổ biến ở đâu ? - Nuôi cá lồng bè dựa trên cơ sở khoa học nào ? Đối tượng cá nào được nuôi lồng bè ? - Phân tích các ưu điểm của nuôi cá lồng bè. - Hạn chế của nghề nuôi cá lồng bè. Phân tích những lợi ích từ nghề nuôi cá lồng bè (dựa vào các ưu điểm của nó). - Đặt lồng bè ở vị trí nào sao cho hợp lí ? - Khi đặt lồng, bè nuôi cá cần chú ý những gì ? GV đưa ra công thức tính vận tốc nước đơn giản - Nêu các vật liệu đóng lồng nuôi cá. - Lồng nuôi cá có các kích thước, hình dạng ra sao ? Cách thiết kế lồng nuôi cá. Cách bố trí lồng nuôi cá. Cách chọn cá giống nuôi cá lồng. GV y/c HS đọc bảng 25.3 & 25.4 / SGK trang 165 để biết mật độ cá thả. Nêu cách thả cá tránh hao hụt. Thời gian thả cá thích hợp. GV y/c HS nêu cách cho cá ăn, quản lí & chăm sóc. Cần chú ý gì khi cho cá ăn? Cần chú ý gì khi quản lí – chăm sóc cá nuôi lồng? Để nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao người ta cần chú ý những nguyên tắc nào ? - Cách phòng ngừa & trị bệnh cho cá nuôi lồng. Kĩ thuật thu hoạch cá lồng bè tốt. - Nuôi cá bè & cá lồng có điểm gì tương đồng & khác biệt ? Đối tượng nuôi cá bè & mật độ cá thả ra sao ? Cách chăm sóc & quản lí cá bè. Cách thu hoạch cá bè. - Nuôi cá nước chảy phổ biến ở miền núi, gần sông suối, hồ chứa có dòng chảy. Nuôi cá ao nước chảy là hình thức bán thâm canh vừa tạn dụng nguồn TĂ tự nhiên & cho ăn thêm TĂ nhân tạo. Ao gần sông suối, hồ chứa có sự chênh lệnh để tạo nên dòng chảy a dẫn nước vào ao. Nhỏ hơn nhiều (100 m2). Ao nuôi phụ thuộc vào đk địa hình, nguồn cấp nước, TĂ, - Độ sâu từ 1,5 – 2 m. Vì ở đây ao có nước chảy nen có thêm bờ kè chắc chắn hơn so với ao nước tĩnh. - Xây dựng máng dẫn nước vào ao, dạng phun mưa, cách bờ 1m, cao hơn mực nước ao 0,5 m. Tăng lượng oxi hòa tan & tạo dòng chảy. - Nguồn nước sạch, O2 > 3mg/l, t0 = 20 – 300C, thay nước thường xuyên. Nuôi ghép với cá trắm cỏ là chính. Trắm cỏ 95% + rô phi 5% hoặc cá trắm cỏ 85% + rô phi 10 % + trôi 5%. Mật độ : 300 – 400 con/ 100 m2. Thả giống vào tháng 2 – 3 hoặc sau mùa lũ. - Chủ yếu dùng TĂ xanh, bổ sung TĂ tinh. - Cho ăn TĂ xanh (2 – 3 lần/ngày)& TĂ tinh nên làm dạng bột nhão. Làm giàn cho cá ăn là tốt nhất. - Từ tháng thứ 7 trở lên mới thu hoạch cá. - Ở miền Bắc, nuôi cá lồng là phổ biến trên các lưu vực sông Hồng. Ở miền Nam phổ biến ở lưu vực sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp). - Dựa vào nguồn TĂ tự nhiên & nguồn O2 hòa tan do dòng chảy mang lại. Đồng thời dòng chảy loại trừ được chất thải & đảm bảo được yếu tố hóa học của nước ổn định. - Cá trắm cỏ, chép, rô phi, cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng, cá tai tượng, - Tận dụng tối đa khối nước. Nuôi mật độ dày được do nước lưu thông tăng lượng oxi & loại trừ chất thải trong lồng bè. Chăm sóc, quản lí dễ dàng. Phù hợp với nuôi quy mô công nghiệp, phục vụ xuất khẩu. - Gây ô nhiễm nguồn nước nếu nuôi quy mô lớn, dịch bệnh dễ lây lan mạnh. - Tận dụng được dt mặt nước sông hồ. - Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để nuôi cá. - Tận dụng lao động, tăng hiệu quả kt, tăng mặt hàng xuất khẩu thủy sản. - Có nguồn nước sạch, nước sâu, đáy lồng cách đáy sông hồ > 0,5 m, có dòng chảy nhẹ. - Gần nhà, chợ dễ quản lí, chăm sóc tiêu thụ. - Không đặt nơi nước chảy mạnh, sóng to, dòng chảy quẩn, bờ hay sạt lở, nơi gần nhà máy hóa chất, nơi thóat nước của đồng ruộng, nơi ngâm gỗ cây. Không gân thác nước. HS nắm công thức & vận dụng. - Các vật liệu gồm có: tre, gỗ, lưới, phao, đinh, lưới, dây nilon,cọc neo, - Lồng hình hộp chữ nhật : 3 x 2 x 1,5m hoặc 4 x 3 x 1,75m. - Lồng hình trụ: Đk 2 – 3 m, cao 1,75 – 2 m, ngập nước khoảng 1,5 m hoặc đk 2 – 3 m, cao 1,75 – 2 m hoặc đk 1,6 – 1,8 m, cao 1,3 – 1,7 m. - Tre, gỗ bào vót nhẵn, phơi khô để làm khung lồng, xung quang bọc lưới P.E. - Vách lồng làm bằng gỗ tốt hoặc thanh tre. Các nan lồng đóng // với mặt nước. Khoảng cách giữa các nan thay đổi tùy cỡ cá. - Đáy lồng cần đóng khít nhưng vẫn chừa những lỗ nhỏ để thoát chất thải. - Sàn lồng đóng bằng thanh gỗ hay tre, có miệng lồng có nắp đậy, có thể làm nhà hoặc chồi canh trên sàn lồng. - Diện tích ruộng trũng lớn hơn ruộng nông, thời gian nuôi lâu hơn (8 – 10 tháng/ vụ). - Có thể nuôi ghép nhiều loài cá hơn. Đặt lồng so le nhau, không quá 100 lồng (lồng nhỏ), hoặc 20 lồng (lồng lớn). - Ở nơi nước chảy chậm đặt lồng theo cụm (5 – 10 lồng). Nuôi các loài cá ăn trực tiếp, giá trị kt cao: cá trắm cỏ, cá bỗng, cá chép, rô phi, cá trê, Cá giống thả phải cùng cỡ, không dị tật, không sây sát, Ngâm túi 15 – 30 phút rồi mới cho cá từ từ bơi khỏi túi cho quen với mt nước trong lồng. Thả cá vào tháng 3 – 4. Tháng 8 – 9 dl để tránh mùa lũ ở miền Bắc. - Ăn TĂ xanh, TĂ tinh hoặc TĂ công nghiệp, TĂ tự chế. Cho ăn 2 lần lúc mát trời, nước lưu thông. Tránh thay đổi khẩu phần ăn đột ngột. - Phơi lồng & quét vôi diệt mầm bệnh. - Tránh để TĂ thừa gây ô nhiễm nguồn nước. - Thường xuyên cọ rửa lồng & theo dõi cá để tránh thất thoát cá do lồng hỏng. - Định kì di dời lồng 1- 2 tháng. Không khuấy động lồng nuôi cá. Nếu thấy cá nổi đầu cần phải sục khí a tăng lượng oxi hoặc KT xem cá có xuất hiện bệnh không. - Thường xuyên bổ sung các loại thuốc, vtm để tăng sức đề kháng cho cá. HS nêu 7 nguyên tắc nuôi cá lồng. - Tắm cho cá các loại thuốc phòng, trị bệnh. - Trộn thuốc với TĂ. - Treo túi thuốc hoặc túi vôi ở đầu nguồn nước. - Tiêm vaccin cho cá giống. - Ngừng cho cá ăn trước 2 – 3 ngày a Nâng lồng lên a Kéo lồng đến nơi cạn thu hoạch. - Bè lớn hơn lồng về kích thước (bè nhỏ 6m x 2m x 2m, bè trung bình 10m x 4,5m x 2,5m, bè lớn 16 m x 2m x 2,5m), nhưng cấu tạo cung tương tự nhau, về nguyên tắc nuôi cũng tương tự nhau (lợi dụng nguồn nước chảy cung cấp oxi & TĂ tự nhiên cho cá, nơi nuôi cá là nơi mà cá thích nghi được). Cách chuẩn bị bè nuôi cá cũng tương tự như nuôi cá lồng. - Đối tượng nuôi cá bè khác nhiều so với cá lồng (do phổ biến ở ĐBSCL) : cá tra, cá basa, cá he, cá tai tượng, cá lóc, cá lóc bông, - HS dựa vào SGK để nêu mật độ cá thả nuôi bè. - Nuôi với qui mô lớn thường sử dụng TĂ nhân tạo chủ yếu & tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để cho cá ăn (ốc, cua, cám, bèo, rau muống,) Tương tự như cá lồng, nên thu hoạch hết 1 lần, tránh thu hoạch “đánh tỉa” từ từ. 4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK/ trang 171 & ngân hàng đề thi của Sở GD. Nêu 1 số kĩ thuật quan trọng nuôi cá ao nước chảy, lồng, bè. 5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ –Đọc trước bài mới. Chuẩn bị bài thực hành theo y/c của SGK trang 172.

File đính kèm:

  • doct64-66ngnc11.doc