Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS nắm được :
- Bản chất của gò biến dạng, sự khác nhau giữa gò biến dạng và gò thành hình - Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp gò biến dạng
2. Kỹ năng:
- Khai triển được hình gò biến dạng từ vật liệu tấm
- Tính toán được số lần gò dập thúc sản phẩm dạng cốc từ vật liệu tấm
3. Thái độ:
Ham thích ứng dụng các kiến thức hình học và thực tế
II. Chuẩn bị.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 26 - Tiết 76, 78 - Bài 22: Kĩ thuật gò biến dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
TPP: 76 - 78 Ngày soạn: 02/0 3/08
Bài 22: kĩ thuật gò biến dạng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS nắm được :
- Bản chất của gò biến dạng, sự khác nhau giữa gò biến dạng và gò thành hình - Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp gò biến dạng
2. Kỹ năng:
- Khai triển được hình gò biến dạng từ vật liệu tấm
- Tính toán được số lần gò dập thúc sản phẩm dạng cốc từ vật liệu tấm
3. Thái độ:
Ham thích ứng dụng các kiến thức hình học và thực tế
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Một số mẫu gò điển hình
- Bài giảng
2. Học sinh:
Tài liệu liên quan đến bài học
III. Phương pháp - phương tiện.
Thực hành- làm mẫu, trực quan- phát vấn
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp: Điểm diện sĩ số. (3')
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Khái niệm về gò biến dạng
Gv: Nêu khái niệm về gò biến dạng ?
Gò biến dạng có đặc điểm gì ?
HĐ2: Các phương pháp gò biến dạng
Thảo luận : 5'
Đặc điểm của gò tự do? Các ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp này?
Gv: Khái quát, tổng hợp, nhận xét về quá trình thảo luận
- Thâu tóm đặc điểm chính
Thảo luận: 5'
Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của gò theo dưỡng ?
HD:
- phân loại về dưỡng
- Cách kẹp phôi
- Cách miết
GV: Tổng hợp, đánh giá thảo luận
- Y/ C: tính toán hình khai triển của sơ đồ 22.3 a,b,c/ sgk?
H: Nêu khái niệm về dập thúc?
Gv: Khái quát
Nguyên tắc của dập thúc phải sử dụng đến dụng cụ gì?
H: Nêu cách tính toán hệ số dập thúc ? Giải thích
Gv: Khái quát, nhận xét
- Giưói thiệu cách chọn hệ số này theo kinh nghiệm thực tiễn
M1 = 0,55- 0,65
Mn = 0,75 - 0,85
Giới thiệu cách tính diện tích một số hìnhmẫu điển hình
Lấy VD yêu cầu HS tính toán
HS đọc SGK tìm hiểu về khái niệm của gò biến dạng
Tái hiện kiến thức, hình dung về đặc điểm để trình bày
Bổ sung
Thảo luận 5'
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm
- Chiếm lĩnh kiến thức
Thảo luận: Dựa theo gợi ý hướng dẫn
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm
Chiếm lĩnh kiến thức
- Tính toán hình khai triển theo sgk với các dữ liệu riêng cho từng nhóm
Tái hiện kiến thức trả lời
Đọc sgk trả lời
- Trình bày cách tính toán
- Liên hệ các đại lượng trong công thức tính
Giải thích công thức theo kiến thức toán học
Tập tính toán diện tích khai triển của các dạng hình
I. Khái niệm
Gò biến dạng là tổng hợp biến dạng của vật liệu theo các phương dưới tác dụng của ngoại lực
- Gò biến dạng không cần nối ghép như gò thành hình
- Chiếm tỉ lệ lớn trong công nghiệp và đời sống sinh hoạt
II. Các phương pháp gò biến dạng
1. Gò tự do
+ Kĩ thuật gò: SGK
+ Ưu điểm: Phù hợp cho sản xuất đơn chiếc đa dạng
+ Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các sản phẩm có chiều cao thấp, không sâu, năng suất, chất lượng phụ thuộc nhiều vào tay nghề
2. Gò theo dưỡng
+ Gồm 2 loại chủ yếu
- Dưỡng lồi: Hình a,b,c,e Sgk
- Dưỡng lõm: hình d
+ Nguyên lí hoạt động:
- Dưỡng 1 kẹp chặt phôi 2 và quay. Khi đó các con lăn chuyển động ép sát vào biên dạng của dưỡng. Con lăn có thể chuyển động thủ công hoặc tự động theo yêu cầu. Có thể sử dụng con lăn ép 1 hoặc nhiều lần hết chiều dài của phôi liệu
3. Dập thúc ( Hình 22.4 SGK)
- Là phương pháp dập định hình sử dụng chày và cối với bề mặt đồng dạng tương ứng
- Khi dập thúc thành hình, hình dạng phải biến dạng dần dần về trạng thái yêu cầu. Do đó cần phải tính toán số lần dập thúc
+ Hệ số lần dập thứ nhất:
M1 =
Với: d1 là đường kính lần dập thứ nhất
D là đg kính khai triển của phôi
- Giới thiêu công thức tính diện tích của một số hình và đường kính của phôi liệu ( SGK / 116)
V. Dặn dò
Chuẩn bị bài thực hành gò biến dạng
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 27
TPP: 79 Ngày soạn: 02/03/08
Bài 22: kĩ thuật gò biến dạng (TT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS nắm được :
Các công thức tính đường kính khai triển của hình gò
2. Kỹ năng:
- Tính toán được các ví dụ điển hình
3. Thái độ:
Ham thích ứng dụng các kiến thức hình học và thực tế
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Bài giảng, VD thực tế để HS tính toán
2. Học sinh:
Tài liệu liên quan đến bài học, máy tính cá nhân
III. Phương pháp - phương tiện.
Thực hành- làm mẫu, trực quan- phát vấn
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp: Điểm diện sĩ số. (3')
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về gò biến dạng? Có mấy phương pháp gò? (5')
3. Bài học:
Hoạt động 1: (15') Giới thiệu các công thức tính toán đường kính của các hình:
Căn cứ theo SGK /120
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu hình theo mẫu SGK
Nhận xét, tổng hợp
Giải thích các đại lượng trong công thức
Chiếm lĩnh kiến thức
Hoạt động 2: ( 20') áp dụng tính toán các dạng đường kính của các hình theo công thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu một số học sinh lên bảng để tính toán vận dụng
Nhận xét, tổng hợp
- Lần lượt yêu cầu một số nhóm lên bảng tính toán
Tính toán theo công thức áp dụng cho từng hình cụ thể
Chiếm lĩnh kiến thức
V. Dặn dò ( 2')
Tính toán nhiều lần các công thức để nắm vững các kiến thức
Chuẩn bị bài thực hành gò biến dạng
File đính kèm:
- tiet 76-79.doc