VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:
- Nhận biết và phân loại được một số vật liệu cơ khí phổ biến
- Làm quen một số dụng cụ thực hành
2. Kỹ năng:
- Biết một số phương pháp đơn giản đẻ phân loại vật liệu
- Biết thử cơ tính của vật liệu
3. Thái độ:
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thực hành, rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, vệ sinh
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 3 - Tiết 6 - Thực hành: Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
TPP: 6 Ngày soạn: 24/08/08
Thực hành
vật liệu cơ khí
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:
- Nhận biết và phân loại được một số vật liệu cơ khí phổ biến
- Làm quen một số dụng cụ thực hành
2. Kỹ năng:
- Biết một số phương pháp đơn giản đẻ phân loại vật liệu
- Biết thử cơ tính của vật liệu
3. Thái độ:
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thực hành, rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, vệ sinh
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Một số mẫu thử kim loại cơ bản, điển hình theo mẫu .
- Bảng 2.1 ; 2.2
- Dụng cụ: Dũa rẹt, giấy ráp, búa, cân, êtô, nam châm vĩnh cửu.
2. Học sinh:
Một số mẫu kim loại cơ bản, tài liệu liên quan đến bài học
III. Phương pháp - phương tiện.
Thực hành- làm mẫu
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp: Điểm diện sĩ số. (3')
2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ phân loại vật liệu kim loại (5’)
3. Bài học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1. Giới thiệu nội dung của bài học
GV: Nêu mục tiêu cần đạt trong buổi thực hành
- Tập cho học sinh xây dựng mục tiêu của bài học
HĐ2. Nêu tiến trình thực hiện
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Bổ sung phôi liệu còn thiếu
- Phát dụng cụ thực hành
- Chia nhóm thực hành
GV: Nêu quy trình thực hiện và bố trí công việc thực hiện
- Trong qua trình giới thiệu quy trình kết hợp làm mẫu từng bước một lần để HS hình thành kĩ năng thực hành
- Kết thúc việc xây dựng qui trình, giáo viên làm mẫu tổng quát lại
GV: Nêu quy trình thực hiện và bố trí công việc thực hiện
- Trong qua trình giới thiệu quy trình kết hợp làm mẫu từng bước một lần để HS hình thành kĩ năng thực hành
- Kết thúc việc xây dựng qui trình, giáo viên làm mẫu tổng quát lại
GV: Yêu cầu HS thực hiện bài tập.
Cho HS thực hành theo nhóm
- Theo dõi từng nhóm hoạt động
- Kịp thời uốn nắn nhóm còn yếu
- Nếu nhiều nhốm mắc lỗi tương tự thì dừng thực hành để hướng dẫn lại
Cho học sinh tiếp tục thực hành
- Cho học sinh dừng thực hành thu báo cáo
GV: Đánh giá quá trình thực hiện của từng nhóm:
- ý thức
- Kỹ năng
- Nhận xét, củng cố nội dung chính của bài
- Hình dung cách XD mục tiêu của bài học
- Tập làm quen với cách XD mục tiêu học tập
Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị cuả nhóm báo cáo lại cho GV
- Nhận phôi liệu và dụng cụ
- Nhận vị trí, công việc thực hành
Tham gia xây dựng qui trình thực hành
- Quan sát giáo viên làm mẫu
- Hình thành các kĩ năng nghe, tính toán, nhận biết
Tham gia xây dựng qui trình thực hành
- Quan sát giáo viên làm mẫu
- Hình thành các kĩ năng thực hành
- Thực hiện bài tập thực hành
Tự thực hành theo nhóm, giúp đõ bạn cùng nhóm làm thực hành các khâu còn chưa thành thục
Dừng thực hành nộp báo cáo kết quả
- Tự đánh giá kết quả theo mẫu
- Ghi nhớ, bổ túc kiến thức
I Mục tiêu
- Nhận biết được một số vật liệu cơ khí cơ bản
- Biết một số phương pháp đơn giản để kiểm tra cơ tính của vật liệu
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình thực hành
II. Tiến trình thực hiện
1. Chuẩn bị:
-Bố trí khu vực thực hành
- Chia nhóm thực hành 3HS/ nhóm
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
2. Quy trình thực hiện
A. Nhận biết vật liệu cơ khí
- Về màu sắc:
Lấy giấy nhám đánh bóng mặt cắt quan sát ghi kết quả
- Về âm thanh:
Một tay cầm mẫu, tay kia dùng búa gõ nhẹ ghe âm phát ra: Trầm, bổng, đanh, sắc, ngắn, dài
- Khối lượng riêng
Cân định lượng- Tính khối lượng riêng
r = G/ V (kg/m3)
(G: Khối lượng; V: Thể tích)
- Về từ tính
Dùng nam châm kiểm tra lực hút kiểm tra : có, không, mạnh , yếu
- Ghi kết quả vào bảng thống kê mẫu 2.1
B. Thử cơ tính của vật liệu
- Thử độ cứng:
Kẹp mẫu vào Êtô
Dùng rũa để kiểm tra
- Thử độ dẻo
Đặt mẫu lên đe
Lấy búa đập nhẹ, xem biến dạng
- Thử khả năng chịu uốn
Kẹp một đầu mẫu vào Êtô
Lấy tay bẻ phôi ngược xuôi, đếm số lần bẻ gãy
- Ghi kết quả vào bảng thống kê 2.2
3. Tiến hành
*Làm bài tập theo SGK Theo các mẫu 1;2;3;4 tương ứng vật liệu Thép; Gang; Đồng; Nhôm
* Các nhóm thực hiện yêu cầu, lần lượt từng cá nhân thực hiện luân chuyển mẫu để kiểm tra, mỗi người làm 1 lần
* Cuối buổi báo cáo kết quả
III. Tổng kết - đánh giá
- Nhận xét về tinh thần học tập , ý thức thực hành
- Nhấn mạnh tính quan trọng của việc kiểm tra cơ tính của vật liệu
V. Dặn dò
Chuẩn bị bài thực hành tiếp theo
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 6.doc