Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 4 - Tiết 10, 11, 12 - Bài 6: Thực hành: Quan sát, đánh giá chất lượng nước ao

/ Kiến thức:

- Nhận biết & phân biệt được màu nước ao: nước béo, nước gầy, nước bệnh.

- Đo được độ trong, độ pH của nước ao.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.

- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.

3/ Thái độ:

- Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.

- Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 4 - Tiết 10, 11, 12 - Bài 6: Thực hành: Quan sát, đánh giá chất lượng nước ao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Tiết: 10, 11, 12. BÀI 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO. I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Nhận biết & phân biệt được màu nước ao: nước béo, nước gầy, nước bệnh. Đo được độ trong, độ pH của nước ao. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: a/ Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN. b/ Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo. - Các dụng cụ & vật liệu dùng trong TN. 2/ HS: Đọc bài mới. Đọc kĩ lại bài 2. Chuẩn bị nước ao nuôi cá (lọ thuỷ tinh trong), miếng nhựa trắng, dây nilon. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’). 2/ Kiểm tra bài cũ (4’): Trình bày một số cách chế biến TĂ cho cá. Liên hệ thực tế cách chế biến TĂ cho cá ở địa phương. 3/ Nội dung bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1/ Chuẩn bị: - Lọ thủy tinh đựng nước ao. - Thủy nhiệt kế : * Cách làm: + Lấy 1 lọ nhựa có nút bằng cao su hoặc lie, cắm nhiệt kế vào lọ. + Dùng dùi dùi thủng nhiều lỗ to trên thành lọ (để nước vào). Đặt vật nặng vào lọ để lọ & nhiệt kế chìm xuống khi đo. + Nên cho nhiệt kế vào trong 1 ống bảo vệ (có khe trống để quan sát). Thuỷ nhiệt kế cần có dây buộc vào đầu gậy để có thể đo ở vùng xa bờ ao (mà không cần lội xuống ao). - Đĩa secchi: * Cách làm: + Dùng 1 miếng nhựa cứng cắt thành hình tròn có đường kính 20 cm. Chia ra làm 4 phần bằng nhau: 2 phần đối nhau sơn trắng, 2 phần đối nhau còn lại sơn đen. + Dùi 1 lỗ giữa hình tròn, dùng dây buộc giữ đĩa secchi cho cân bằng, gắn vật nặng vào đĩa (chú ý không để đĩa bị nghiêng). Dây phải có chia độ dài từng cm. 2/ Quy trình thực hành: * Bước 1: Đo nhiệt độ không khí & nhiệt độ nước ao. - Đo nhiệt độ không khí trước, vì nếu đo nhiệt độ của nước trước thì nhiệt kế ướt, kết quả đo nhiệt độ không khí không chính xác. - Đo nhiệt độ nước ở độ sâu 20 cm, khi cho nhiệt kế sâu đến độ sâu cần đo giữ ổn định khoảng 5 – 7 phút, sau đó kéo lên & đọc kết quả ngay. * Bước 2: Đo độ trong của ao. a/ Đo bằng đĩa secchi: - Thả đĩa secchi xuống nước, quan sát khi nào không nhìn thấy đĩa (giữa phần sơn trắng & sơn đen). Khoảng cách từ đó lên mặt nước là độ trong của ao (tính bằng cm). - Chú ý: Độ trong phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cường độ ánh sáng lúc đo, độ tinh mắt của người đo, các chất lơ lửng trong nước. Do đó, kết quả đo trong cùng thời điểm hoặc thời điểm khác nhau do những người khác nhau đo là khác nhau. Khi đo, nên đo nhiêu lần để tăng độ chính xác. b/ Đo bằng cách áng chừng: - Dùng tay cho xuống nước, quan sát bàn tay thay cho quan sát đĩa secchi. - So sánh kết quả các lần đo. Rút ra giá trị tương đối chính xác. * Bước 3: Nhận xét màu nước ao - Nhận xét màu nước ao trong các lọ mẫu nước lấy ở các ao khác nhau (hoặc quan sát ở các ao khác nhau). Phân biệt được nước béo, nước gầy, nước bệnh. * Nước béo: Nước có màu đọt chuối, lượng tảo phù du nhiều, đặc biệt là tảo lục & khuê tảo. * Nước gầy: Nước không màu, nước trong hoặc màu đục đất sét, màu tro. Cá nuôi nước gầy chậm lớn, cần bón phân & vôi để cải tạo. * Bước 4: Đo độ pH - Lấy 1 miếng giấy quỳ tím đo pH, nhỏ 1 giọt nước (trong các lọ mẫu nước ao) để 1 phút. Quan sát sự đổi màu của giấy & so với bảng màu chuẩn để xđ khoảng pH của ao. - Có thể dùng máy đo pH cầm tay để đo chính xác hơn. GV chỉ hướng dẫn lý thuyết cách làm thuỷ nhiệt kế cho HS. GV hướng dẫn HS làm đĩa secchi y/c & HS chuẩn bị trước ở nhà đĩa secchi làm sẵn. GV y/c HS nêu qui trình thực hành. GV hướng dẫn HS cách xác định nhiệt độ không khí & nhiệt độ ao nuôi cá (Chú ý  nhấn mạnh đo nhiệt độ không khí trước, rồi mới đo nhiệt độ nước ao). Tại sao phải đo nhiệt độ không khí trước, rồi mới đo nhiệt độ nước ao ? GV hướng dẫn HS thao tác đo độ trong của nước bằng đĩa secchi. Xác định độ trong của ao & ghi vào bảng theo dõi. GV yêu cầu HS so sánh kết quả của các nhóm để chứng tỏ kết quả đo độ trong phụ thuộc vào nhiều yếu tố. GV hướng dẫn HS thao tác đo độ trong của nước bằng cách áng chừng. GV yêu cầu HS so sánh kết quả giữa đo độ trong của nước bằng đĩa secchi & bằng cách áng chừng. GV yêu cầu HS lấy các mẫu nước vào lọ thuỷ tinh quan sát & nhận xét màu sắc nước. Từ đó, cho biết thế nào nước gầy, nước béo, nước bệnh (màu sắc, đặc điểm). GV phát cho HS vài mẫu giấy quỳ tím & hướng dẫn thao tác xác định pH nước ao. HS ghi nhận cách làm thuỷ nhiệt kế. HS chú ý nghe hướng dẫn cách làm đĩa secchi & chuẩn bị đĩa secchi sẵn. HS nêu quy trình thực hành. HS xác định nhiệt độ ao & ghi vào bảng theo dõi (1). Vì nếu đo nhiệt độ của nước trước thì nhiệt kế ướt, kết quả đo nhiệt độ không khí không chính xác. HS đo độ trong của nước bằng đĩa secchi & ghi vào bảng theo dõi. HS so sánh & rút ra KL: Độ trong phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cường độ ánh sáng lúc đo, độ tinh mắt của người đo, các chất lơ lửng trong nước. HS so sánh kết quả đo. Ghi kết quả vào bảng theo dõi. HS lấy các mẫu nước vào lọ thuỷ tinh quan sát & nhận xét màu sắc nước, cho biết thế nào nước gầy, nước béo, nước bệnh. Ghi nhận kết quả vào bảng theo dõi. * Nước béo: Nước có màu đọt chuối, lượng tảo phù du nhiều, đặc biệt là tảo lục & khuê tảo. * Nước gầy: Nước không màu, nước trong hoặc màu đục đất sét, màu tro. Cá nuôi nước gầy chậm lớn, cần bón phân & vôi để cải tạo. * Nước bệnh: Nước có màu đỏ nâu, màu gỉ sắt, màu đen hoặc xanh đen, có nhiều khí độc (H2S, CH4), có mùi tanh, thối. Nước này phải cải tạo mới nuôi cá được. HS xác định độ pH của nước ao & ghi nhận vào bảng theo dõi. Bảng (1): Theo dõi một số chỉ tiêu của nước ao. Tên ao Ngày tháng Nhiệt độ (0C) Độ pH Độ trong (cm) Màu nước Nhận xét KK Nước 1 2 3 Bảng (2) : Bảng đánh giá kết quả mỗi nhóm Chỉ tiêu đánh giá Tự đánh giá (Đánh giá chéo) Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành 4/ Củng cố: (2’) Cách xác định đánh giá các chỉ tiêu của nước ao. Ao nuôi có nước ao nào đạt tiêu chuẩn để nuôi cá. 5/ Dặn dò (3’): - Thu báo cáo thực hành. - Thu dọn vệ sinh. - Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & đọc lại bài 3. Chuẩn bị cá (cá mè, cá chép, cá lóc, cá trê) để quan sát ở tiết sau (mỗi nhóm 1 con cá).

File đính kèm:

  • doct10,11,12ngnc11.doc