. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết & đo được một số bộ phận của cá: L, L0, H, tỉ lệ chiều dài ruột l / L.
- Gọi được tên các loài cá địa phương.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.
- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
3/ Thái độ:
- Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
- Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 5 - Tiết 13, 14, 15 - Bài 7: Thực hành: Quan sát hình dạng một số bộ phận chính của cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Tiết: 13, 14, 15.
BÀI 7: THỰC HÀNH:
QUAN SÁT HÌNH DẠNG MỘT SỐ
BỘ PHẬN CHÍNH CỦA CÁ
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết & đo được một số bộ phận của cá: L, L0, H, tỉ lệ chiều dài ruột l / L.
Gọi được tên các loài cá địa phương.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.
Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
3/ Thái độ:
Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a/ Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN.
b/ Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Các dụng cụ & vật liệu dùng trong TN theo yêu cầu của SGK: Bộ đồ mổ cá, kính lúp, khay đựng cá, một số con cá phổ biến ở địa phương, thước đo.
2/ HS: Đọc bài mới. Đọc kĩ lại bài 3. Chuẩn bị các loại cá : cá chép, cá mè, cá trê, cá lóc,Thước đo (cm).
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2/ Kiểm tra bài cũ (4’): Nhận xét đánh giá tiết thực hành trước. Cho biết kết quả KT đánh giá.
3/ Nội dung bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
2/ Quy trình thực hành:
* Bước 1: Quan sát vị trí miệng cá
- Quan sát vị trí miệng cá xem miệng cá hướng lên phía trên hay hướng xuống dưới để biết cá ăn TĂ ở tầng nào?
- Chú ý:
+ Loài cá ăn nổi: Miệng hướng lên trên.
+ Loài cá ăn đáy: Miệng hướng xuống dưới.
* Bước 2: Nhận dạng & gọi tên, mô tả các loài cá nuôi ở địa phương.
Quan sát, mô tả hình dạng ngoài của cá mà HS quan sát được, dự đoán cá sống ở tầng nào?
* Bước 3: Đọc tên & ghi kí hiệu các số đo & vây của cá quan sát.
Ghi nhớ các kí hiệu sau:
- L: Chiều dài từ đầu mõm đến cuối thuỳ vây đuôi (đo theo đường thẳng góc) – toàn dài.
- L0: Chiều dài từ đầu mõm đến gốc vây đuôi hoặc đốt sống cuối cùng - thân dài.
- H: Chiều cao lớn nhất của thân.
- D: Vây lưng.
- P: Vây ngực.
- V: Vây bụng.
- A: Vây hậu môn.
- C : Vây đuôi.
Đo các số đo L, L0, H (ghi rõ của loài cá nào).
Ghi tên & kí hiệu, số lượng tia cứng, tia mềm của vây cá.
* Bước 4: Quan sát cung mang của cá
- Cắt xương nắp mang, để lộ ra những xương cung mang.
- Quan sát cung mang cá:
+ Phần màu đỏ là các tơ mang, thực hiện TĐ khí. Phần màu trắng ở trên tơ mang là lược mang.
+ Phần giữa tơ mang & lược mang là xương cung mang.
- Lược mang của cá mè trắng dày (ăn TV phù du), cá mè hoa thưa hơn (ăn ĐV phù du), các cá nước ngọt khác lược mang tiêu giảm (không ăn kiểu lọc).
* Bước 5: Quan sát độ dài ruột cá
- Mổ cá lấy hết nội tạng của cá (cắt sát phần cơ lưng & phần bụng, tránh không làm ruột đứt).
- Gỡ lấy ruột cá, đo chiều dài ruột, tính tỉ lệ chiều dài ruột với chiều dài thân (L).
- Xác định tính ăn của cá dựa vào độ dài ruột:
+ Loài cá ăn TV: Ruột dài.
+ Loài cá ăn tảo, mùn: Ruột nhỏ & dài.
+ Loài cá ăn ĐV: Ruột ngắn.
+ Loài cá ăn tạp: Có dạ dày, gan mật phát triển, ruột ngắn.
GV y/c HS quan sát vị trí miệng cá xem miệng cá hướng lên phía trên hay hướng xuống dưới. Cho biết các loài cá quan sát được là loài ăn nổi, loài cá ăn đáy?
GV y/c HS nhận dạng & mô tả hình dạng ngoài của cá mà HS quan sát được.
GV y/c HS nêu các kí hiệu về các chỉ số & các vây.
GV hướng dẫn HS đo các số đo L, L0, H.
GV y/c HS nêu tên & kí hiệu các vây của cá mà nhóm quan sát được.
GV hướng dẫn HS xác định đúng vị trí của các vây, số lượng tia cứng, ta mềm.
GV hướng dẫn HS cách cắt xương nắp mang, để lộ cung mang. Y/ c HS đếm số cung mang.
GV y/c HS xác định các phần của cung mang: tơ mang, lược mang, xương nắp mang.
Y/ c HS so sánh lược mang giữa cá mè hoa & cá mè vinh, cá lóc (tiêu giảm lược mang) (dùng kính lúp quan sát).
GV hướng dẫn HS cách mổ cá lấy hết nội tạng. Chú ý tránh không làm ruột đứt.
GV hướng dẫn HS cách gỡ lấy ruột cá, đo chiều dài ruột, tính tỉ lệ chiều dài ruột với chiều dài thân (L). Xác định tính ăn của cá dựa vào độ dài ruột.
HS quan sát vị trí miệng cá xem miệng cá hướng lên phía trên hay hướng xuống dưới.
+ Loài cá ăn nổi: cá mè vinh.
+ Loài cá ăn đáy: cá trê, cá lóc.
HS nhận dạng & mô tả hình dạng ngoài của cá.
HS nêu các kí hiệu về các chỉ số & các vây
HS dùng thước đo cm để đo các số đo L, L0, H.
HS nêu tên & kí hiệu các vây của cá mà nhóm quan sát được.
HS xác định đúng vị trí của các vây, số lượng tia cứng, ta mềm.
HS cắt xương nắp mang, đếm số cung mang.
HS xác định & mô tả các phần của cung mang: tơ mang, lược mang, xương nắp mang.
- Lược mang cá mè hoa thưa, cá lóc tiêu giảm lược mang thành các mấu lồi.
- HS vẽ hình lược mang vào bài thu hoạch thực hành.
HS cách mổ cá lấy hết nội tạng, không để ruột đứt.
HS gỡ lấy ruột cá, đo chiều dài ruột, tính tỉ lệ chiều dài ruột với chiều dài thân (L). Xác định tính ăn của cá dựa vào độ dài ruột.
Bảng (1): Phân tích một số đo về chiều dài cơ thể, chiều dài thân, chiều dài ruột, tỉ lệ dài ruột, vị trí miệng, lược mang, TĂ chính.
Tên
cá
Toàn dài (L) - cm
Thân dài (L0) - cm
Vị trí miệng
Lược mang
Tỉ lệ dài ruột/L
TĂ chính, là cá hiền, cá dữ, cá ăn tạp.
1
2
3
4
Bảng (2) : Bảng đánh giá kết quả mỗi nhóm
Chỉ tiêu đánh giá
Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo)
Người đánh giá
Tốt
Khá
Đạt
Chuẩn bị thực hành
Thực hiện quy trình thực hành
Kết quả thực hành
4/ Thu hoạch : Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kết quả của 2 bảng trên. Nhận xét chung buổi thực hành.
5/ Dặn dò (3’):
- Thu báo cáo thực hành.
- Thu dọn vệ sinh.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & đọc lại bài 4. Chuẩn bị các mẫu nước, lấy ĐV đáy để quan sát dưới kính lúp, dưới kính hiển vi.
File đính kèm:
- t13,14,15ngnc11.doc