. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học xong bài này GV cần làm cho HS:
- Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.
- Phân biệt được mặt cắt chập và mặt cắt rời. iểu được một số dạng hình cắt.
2. Kỹ năng:
- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
3. Thái độ:
- Có hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo Viên:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 5 - TIết 5 - Bài 4: Mặt cắt và hình cắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Tiết PPCT: 5
Ngày soạn:../../2009
Ngày dạy:./. đến../../2009
MƠN: CƠNG NGHỆ 11
Thời gian bài giảng: 45 phút
Bài 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học xong bài này GV cần làm cho HS:
- Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.
- Phân biệt được mặt cắt chập và mặt cắt rời. iểu được một số dạng hình cắt.
2. Kỹ năng:
- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
3. Thái độ:
- Có hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo Viên:
- Nghiên cứu kĩ bài 4 SGK, SGV, tài liệu liên quan.
- Mô hình, vật mẫu, tranh vẽ phóng to các hình 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5; 4.6; và 4.7 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn lại kiến thức liên quan về hình cắt đã học phần vẽ kỹ thuật của Công Nghệ 8.
-Đọc trước ở nhà bài 4 SGK.
- Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành bài 3.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số học sinh.(1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: GV thu bài tập vẽ hình chiếu vuơng gĩc của vật thể.( 5 phút )
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới (2 phút )
Trong quá trình vẽ biểu diễn các hình biểu diễn hình dạng của các vật thể, thì việc vẽ biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể cung rất qua trọng và phức tạp. Tuy nhiên qua bài hình cắt và mặt cắt các em sẽ cĩ một phương pháp vẽ thể hiện hình dạng bên trong vật thể được dễ dàng hơn.
Nội dung bài mới: (32 phút )
TG
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Khái niệm hình cắt và mặt cắt.
Khái niệm mặt cắt:
Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
Khái niệm hình cắt: Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
Mặt cắt:
Công dụng của mặt cắt: Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể.
1. Mặt cắt chập: Mặt cắt chập được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mãnh. Mặt cắt chập dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản.
2. Mặt cắt rời: Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mãnh.
III. Hình cắt.
Theo cấu tạo của vật thể, hình cắt được chia làm ba loại:
-Hình cắt toàn bộ.
-Hình cắt một nửa.
-Hình cắt cục bộ.
1. Hình cắt toàn bộ.
Hình cắt toàn bộ là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
2. Hình cắt một nửa.
Hình cắt một nửa là hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng gạch chấm mãnh. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.
3. Hình cắt cucï bộ:
Hình cắt cục bộ là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mặt cắt và hình cắt.
- Dựa vào thông tin SGK và kiến thức mà HS đã học GV đặt câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Trường hợp nào thì dùng mặt cắt và hình cắt?
- HSTL: Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như lỗ, rãnh, ...
Câu hỏi 2: Trên các bản vẽ kĩ thuật, mặt cắt và hình cắt dùng để làm gì?
- HSTL: Để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể (vì nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt, làm cho bản vẽ không rõ ràng...)
GV dùng vật mẫu và hình vẽ phóng to hình 4.1 SGK và hướng dẫn HS quá trình vẽ mặt cắt và hình cắt, chỉ rõ cho HS biết hình cắt và mặt cắt của vật thể.
GV hỏi: Mặt phẳng cắt dùng để làm gì?
HSTL: Dùng để cắt vật thể ra 2 phần.
GV hỏi: Mặt cắt của vật thể nằm ở đâu?
HSTL: Nằm trên mặt phẳng cắt (trước)
Vậy, thế nào là mặt cắt?
Sau khi một số HS trả lời, GV chuẩn lại kiến thức (nếu sai) và cho HS ghi vở.
GV hỏi: Hình cắt của vật thể nằm ở đâu?
HSTL: Nằm trên mặt phẳng hình chiếu ( là mặt phẳng // với mặt phẳng cắt.)
Vậy, thế nào là hình cắt?
Sau khi một số HS trả lời, GV chuẩn lại kiến thức (nếu sai) và cho HS ghi vở.
GV: Để tìm hiểu công dụng và phân loại của mặt cắt ta sang mục II.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt cắt.
Yêu cầu một HS nhắc lại khái niệm mặt cắt?
Hỏi: mặt cắt dùng để làm gì?
HSTL: tìm hiểu SGK và trả lời.
GV chi mặt cắt của vật thể trên hình 4.1 và 4.2 SGK.
Hỏi: Có mấy loại mặt cắt? Gồm những loại nào?
HSTL: có 2 loại mặt cắt là: -Mặt cắt chập.
-Mặt cắt rời.
GV treo tranh vẽ phóng to hình 4.3 và chỉ cho HS biết mặt cắt chập của vật thể.
Hỏi:Thế nào là mặt cắt chập? Dùng trong trường hợp nào? Cách vẽ như thế nào?
HSTL: tìm hiểu SGK và trả lời.
GV treo tranh vẽ phóng to hình 4.4 và chỉ cho HS biết mặt cắt rời của vật thể.
Hỏi: Thế nào là mặt cắt rời? Dùng trong trường hợp nào? Cách vẽ như thế nào?
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình cắt.
Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình cắt?
Hỏi: Theo cấu tạo của vật thể thì hình cắt được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?
GV treo tranh vẽ phóng to hình 4.5 và hướng dẫn HS vẽ hình cắt toàn bộ.
Hỏi: Thế nào là hình cắt toàn bộ? Nêu công dụng của nó?
HSTL : tìm hiểu SGK và trả lời
GV treo tranh vẽ phóng to hình 4.6 và hướng dẫn HS vẽ hình cắt một nửa.
Hỏi: Thế nào là hình cắt một nửa? Nêu công dụng của nó?
GV treo tranh vẽ phóng to hình 4.7 và hướng dẫn HS vẽ hình cắt cục bộ.
Hỏi: Thế nào là hình cắt cục bộ? Nêu công dụng của nó?
Đánh Giá. ( 3 phút )
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm mặt cắt, hình cắt?
GV: Phân loại, công dụng và cách vẽ các loại mặt cắt và hình cắt? Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
Gọi HS đọc phần thông tin ở cuối bài.
Dặn dị: ( 2 phút )
Về nhà học bài, làm bài tập còn lại SGK, đọc trước bài 5 SGK
File đính kèm:
- Tuan05-bai 04 Mat cat va hinh cat.doc