. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết cách lấy các mẫu TĂ tự nhiên của cá.
- Nhận dạng được các loại TĂ tự nhiên của cá. Phân biệt các loại TĂ tự nhiên của cá: TV phù du, ĐV phù du, ĐV đáy.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.
- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 6 - Tiết 17, 18, 19 - Bài 8: Thực hành: Nhận dạng thức ăn tự nhiên của cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết: 17, 18, 19.
BÀI 8: THỰC HÀNH:
NHẬN DẠNG THỨC ĂN TỰ NHIÊN CỦA CÁ
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết cách lấy các mẫu TĂ tự nhiên của cá.
Nhận dạng được các loại TĂ tự nhiên của cá. Phân biệt các loại TĂ tự nhiên của cá: TV phù du, ĐV phù du, ĐV đáy.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.
Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
3/ Thái độ:
Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a/ Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN.
b/ Phương tiện:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Các dụng cụ & hoá chất dùng trong TN theo yêu cầu của SGK: Vợt vớt ĐV phù du, gầu lấy SV đáy, chai lọ để thu mẫu tảo lắng, dd lugon để cố định tảo, dd formon để cố định ĐV phù du.
Kính hiển vi quang học.
2/ HS: Đọc bài mới. Đọc kĩ lại bài 4. Chuẩn bị các mẫu nước ao, mẫu SV đáy đã chuẩn bị trước ở nhà.
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2/ Kiểm tra bài cũ (4’): Cho biết kết quả KT 1 tiết thực hành.
3/ Nội dung bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1/ Chuẩn bị : (3 bước này chuẩn bị ở nhà)
* Bước 1: Thu mẫu ĐV phù du.
- Dùng vợt vớt SV phù du vào buổi sáng ở những nơi có nhiều ĐV (ao có màu nước tốt, giàu dd), sau đó cho vào lọ thuỷ tinh 100ml, cú mỗi lọ cho thêm 5 ml formon để bảo quản.
* Bước 2: Thu mẫu tảo phù du
- Lấy 1 lít nước ao có nhiều tảo cho vào chai lắng, sau đó 1 lít cứ cho vào 5ml lugon, 5 ml formon để cố định (trong dd lugon có iod để nhuộm màu cho dễ quan sát, formon để chống thối rửa ĐV phù du). Để lắng tụ qua đêm.
* Bước 3: Thu mẫu SV đáy
Dùng gầu cào xuống đáy ao sâu độ 5cm (nơi có nhiều ĐV đáy – nơi có nhiều bùn non) súc rửa sạch hết bùn, đổ SV còn lại vào khay, dùng kính lúp để quan sát. Chọ chỗ ao nông, bùn có nhiều dd (bùn non) để có nhiều ĐV đáy.
2/ Quy trình thực hành:
* Bước 4: Quan sát các SV TĂ tự nhiên của cá
- Giới thiệu một số hình ảnh SV là TĂ tự nhiên của cá: TV phù du, ĐV phù du, ĐV đáy.
- Quan sát tảo & ĐV phù du dưới kính hiển vi, nhận biết các loài khác nhau. Vẽ hình tảo & ĐV phù du quan sát được.
- Quan sát dưới kính lúp tìm các loài SV đáy. Vẽ hình ĐV đáy quan sát được.
- Xác định các loài quan sát được là TĂ của cá & SV nào?
GV y/c HS thu mẫu ĐV phù du (chú ý thời điểm lấy mẫu ĐV phù du là sáng sớm, màu nước ao, cách bảo quản).
GV y/c HS thu mẫu tảo phù du (chú ý màu nước nơi thu mẫu, cách cố định & nhuộm màu tảo = formon & lugon)
GV y/c HS thu mẫu SV đáy (chú ý cách chọn nơi thu mẫu ĐV đáy).
GV giới thiệu một số hình ảnh SV là TĂ tụ nhiên của cá.
GV hướng dẫn HS cách sử dụng cách hiển vi để quan sát tảo & ĐV phù du ở nhiều thị kính khác nhau. Từ những gì quan sát, nhận dạng, so sánh với hình ảnh đã quan sát qua tranh. Vẽ hình tảo & ĐV phù du.
GV y/c HS dựa vào kiến thức đã học để cho biết các loài quan sát được là TĂ của cá & SV nào?
HS thu mẫu ĐV phù du.
HS thu mẫu tảo phù du.
HS thu mẫu SV đáy.
HS quan sát & ghi nhận các hình ảnh về SV là TĂ tụ nhiên của cá.
- HS quan sát các SV (tảo & ĐV phù du) duới KHV ở các thị kính khác nhau.
- HS vẽ hình tảo & ĐV phù du.
HS nêu được các loài quan sát được là TĂ của cá & SV nào.
Bảng (2) : Bảng đánh giá kết quả mỗi nhóm
Chỉ tiêu đánh giá
Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo)
Người đánh giá
Tốt
Khá
Đạt
Chuẩn bị thực hành
Thực hiện quy trình thực hành
Kết quả thực hành
4/ Thu hoạch :
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kết quả của bảng trên. Chú ý phần nhận dạng, vẽ hình các SV quan sát được, xác định đúng các loại SV là TĂ của loại cá nào.
Nhận xét chung buổi thực hành.
5/ Dặn dò (3’):
- Thu báo cáo thực hành.
- Thu dọn vệ sinh.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & đọc lại bài 4. Chuẩn bị các dụng cụ, các loại cây phân xanh để chuẩn bị ủ phân.
File đính kèm:
- t17, 18, 19 ngnc11.doc