I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:
- Nắm vững được một số phương pháp dựng hình cơ bản
- Làm quen một số dụng cụ vạch dấu
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ vạch dấu
- Làm quen một số phép dựng hình trên mặt phẳng.
3. Thái độ:
- Rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, nghiêm túc
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 7 - Tiết 19, 21 - Bài 6: Vạch dấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
TPP: 19- 21 Ngày soạn: 12/10/07
Bài 6: vạch dấu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:
- Nắm vững được một số phương pháp dựng hình cơ bản
- Làm quen một số dụng cụ vạch dấu
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ vạch dấu
- Làm quen một số phép dựng hình trên mặt phẳng.
3. Thái độ:
- Rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, nghiêm túc
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Com pa, thước dựng hình
2. Học sinh:
Tài liệu liên quan đến bài học
III. Phương pháp - phương tiện.
Phát vấn - thảo luận
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp: Điểm diện sĩ số. (3')
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
3. Bài học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
T1
HĐ1: Đặt vấn đề giới thiệu bài học
H: Nêu ý nghĩa của việc vạch dấu
Gv: Nhận xét, khái quát
Gv: Giới thiệu về các phép dựng hình và khai triển hình học
H: Thảo luận cách dựng đường vuông góc (5')
G: Nhận xét, tổng hợp để học sinh ghi nhớ cách dựng đường vuông góc
- Dựng lại các đường vuông góc lên bảng.
H: Trình bày cách dựng đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước với khoảng cách a ?
Gv: Dựng hình lên bảng, khái quát và giới thiệu cách làm
H: Nêu cách chia đoạn thẳng ra làm nhiều phần bằng nhau
Gv: Dựng hình lên bảng, khái quát và giới thiệu cách làm
H: Thảo luận cách chia đường tròn thành nhiều phần bằng nhau
- Nhóm 1: Chia làm 3 phần bằng nhau
- Nhóm 2: Chia làm 6 phần bằng nhau
- Nhóm 3: Chia làm 5 phần bằng nhau
GV: Nhận xét, chỉnh sửa các cách dựng hình, lưu ý các lỗi hay gặp trong chia đường trong thành 5 phần
Hs: Nêu cách dựng góc 300 ?
G: Khái quát, dựng hình, tổng hợp kiến thức
Hs: Nêu cách dựng góc 600 ?
G: Khái quát, dựng hình, tổng hợp kiến thức
H: Nêu cách chia đều một góc ra làm 2 phần ?
G: Khái quát nêu cách chia, vẽ hình lên bảng
H: Nêu cách chia đều một góc ra làm 6 phần ?
G: Khái quát nêu cách chia, vẽ hình lên bảng
H: Nêu cách chia đều một góc ra làm 6 phần ?
G: Khái quát nêu cách chia, vẽ hình lên bảng
H: Nêu cách chia đều góc 900 ra làm 3 phần ?
G: Khái quát nêu cách chia, vẽ hình lên bảng
H: Nêu cấu tạo và công dụng của bàn máp
G: Khái quát về bàn máp
G: Yêu cầu học sinh đọc sgk
G: Khái quát
G: Giới thiệu về mũi vạch
H: Mũi vạch được làm từ vật liệu gì ?
- Lưu ý về mũi vạch, cách tôi cứng, mài nhọn
G: Giới thiệu về mũi con tu
H: Trình bày về mũi chấm dấu
G: Mô tả về com pa
H: Nêu công dụng của compa
G: Yêu cầu HS đọc SGK
H: Trình bày các yêu cầu kĩ thuật khi vạch dấu
G: Yêu cầu HS đọc SGK
H: Trình bày các nguyên công khi vạch dấu trên mặt phẳng
Gv: Lưu ý một số sai hỏng thường gặp khi vạch dấu và cách khắc phục
+ Đọc SGK, tìm hiểu về ý nghĩa
+ Chiếm lĩnh kiến thức
+ Trả lời
+ Tìm hiểu, tái hiện kiến thức SGK theo các yêu cầu cụ thể của từng nhóm
+ Đại diện trình bày bảng phụ hoặc lên bảng trình bày cách dựng hình
+ Nhận xét, bổ sung
+ Ghi nhớ
+ Tìm hiểu sgk, nêu cách dựng
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Tìm hiểu sgk, nêu cách dựng
+ Dựng hình vào vở ghi
Thảo luận: 3'
+ Đại diện nhóm lên bảng dựng hình, 1 HS thuyết minh theo SGK
+ Nhận xét, bổ sung
+ Dựng lại cách cách vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
+ Trả lời
+ Dựng hình vào vở ghi
H: Đọc to sgk
H: Chiếm lĩnh kiến thức
H: Đọc to sgk
H: Chiếm lĩnh kiến thức
Đọc sgk trả lời nêu được vật liệu thép CD hoạc thép dó
Đọc sgk
Trình bày theo gợi ý SGK
Trình bày về compa theo gợi ý sgk
Đọc SGK trả lời câu hỏi
- Chiếm lĩnh kiến thức
Đọc SGK trả lời câu hỏi
- Chiếm lĩnh kiến thức
I. ý nghĩa
-Vạch dấu là nguyên công đầu tiên trước khi gia công sản phẩm, vì vậy vạch dấu có tầm quan trọng đặc biệt. Nó quyết định đến độ chính xác và thẩm mĩ của sản phẩm
- Muốn vạch dấu được chính xác và nhanh chóng cần phải nắm vững một số phép dựng hình cơ bản
II. Một số phép dựng hình cơ bản
1. Dựng đường vuông góc
a. Dựng dường vuông góc qua điểm K nằm trên đoạn thẳng AB
b. Dựng đường vuông góc qua điểm C nằm ngoài đoạn thẳng AB
C. Dựng đường vuông góc qua điểm mút A của đoạn AB
2. Dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước với khoảng cách a
3. Chia đoạn thẳng ra làm n phần bằng nhau
4. Chia vòng tròn ra làm nhiều phần bằng nhau
a. Chia làm 3 phần bằng nhau
b. Chia làm 6 phần bằng nhau
c. Chia làm 5 phần bằng nhau
5. Dựng góc
a. Dựng góc 300
b. Dựng góc 600
6. Chia đều một góc
a. Chia một góc ra làm 2, 4, 8
phần bằng nhau
b. Chia góc 900 ra làm 3 phần bằng nhau
III. Dụng cụ vạch dấu
1. Bàn vạch dấu (bàn máp)
Được làm bằng gang dùng để đỡ vật vạch dấu, mặt đỡ là mặt chuẩn được mài phẳng, có độ chính xác cao
2. Khối V.
Được làm từ gang hoặc thép, ở giữa có 2 mặt nghiêng tạo thành góc 600, 900, 1200. Dùng để đỡ các khối trụ khi vạch dấu
3. Mũi vạch
Được làm từ thép các bon dụng cụ hoặc thép dó. có độ cứng cao. Đường kính 3-5mm dài 150 -200mm. Một đầu thẳng, một đầu được bẻ cong 900 dùng để vạch dấu các hốc lỗ
4. Mũi chấm dấu (Contu)
Làm từ thép CD80 - CD100. Một đầu được mài nhọn và tôi cứng dùng để chấm dấu trước khi khoan hoặc đục lỗ
5. Compa vạch
Dùng để vẽ các cung tròn, đường tròn, chia đoạn thẳng, vòng tròn ra làm nhiều phần
IV. Phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng
1. Các yêu cầu kĩ thuật khi vạch dấu
SGK/49
2.Các bước vạch dấu trên mặt phẳng
SGK/50
3. Một số sai hỏng thường gặp
SGK/50
V. Củng cố: Các yêu cầu kĩ thuật khi vạch dấu
VI. Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành vạch dấu và kiểm tra
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 19-21.doc