Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 7 - Tiết 20, 21, 22 - Bài 9: Thực hành: ủ phân, sơ chế thức ăn cho cá

Kiến thức:

- Hiểu được tác dụng phân bón cho ao, vai trò của TĂ dùng trong nuôi cá.

- Nắm được các loại phân bón & TĂ sử dụng trong nuôi cá ao, cách ủ phân & sơ chế TĂ cho cá.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.

- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.

3/ Thái độ:

- Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.

Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 7 - Tiết 20, 21, 22 - Bài 9: Thực hành: ủ phân, sơ chế thức ăn cho cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 20, 21, 22. BÀI 9: THỰC HÀNH: Ủ PHÂN, SƠ CHẾ THỨC ĂN CHO CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu được tác dụng phân bón cho ao, vai trò của TĂ dùng trong nuôi cá. Nắm được các loại phân bón & TĂ sử dụng trong nuôi cá ao, cách ủ phân & sơ chế TĂ cho cá. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: a/ Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN. b/ Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo. - Các dụng cụ & vật liệu dùng trong tiết thực hành theo yêu cầu của SGK: cuốc, xẻng, nilon phủ, các loại TV làm phân xanh, các loại phân vô cơ, TĂ hỗn hợp, TĂ tinh, 2/ HS: Đọc bài mới. Đọc kĩ lại bài 4. Chuẩn bị các loại dụng cụ & vật liệu theo yêu cầu của SGK. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’). 2/ Kiểm tra bài cũ (4’): Nhận xét đánh giá tiết thực hành trước. Cho biết kết quả KT đánh giá. 3/ Nội dung bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1/ Quy trình thực hành: * Bước 1: Đào hố ủ phân - Diện tích hố ủ (2 – 3m2), độ sâu 0,5 m. Nền & thành hố nện chặt (có thể lót nilon tránh thấm nước), thành hố cao hơn mặt đất ít nhất 10 cm. * Bước 2: Tập kết các nguyên, vật liệu để ủ phân. - Các loại cây phân xanh (cây không chất độc): cây cúc tần, cây cỏ lào (cây chó đẻ), cây cúc áo, cây muồng, điền thanh, muồng, dền gai,Phơi tái ở nhà trước để giảm lượng nước. - Phân chuồng (phân gà, phân lợn, trâu bò), có thể độn thêm rơm rạ. - Vôi bột, phân lân. * Bước 3: Tiến hành ủ phân - Rải 1 lớp phân chuồng (10 – 15 cm), sau đó đến lớp phân xanh phơi tái (10 – 15 cm), rác độn (10 – 15 cm), sau đó rắc 1 lớp vôi bột lên trên lớp phân chuồng, lượng vôi (2 – 3 %) lượng phân hữu cơ . Sau đó, lại rải lớp khác theo trình tự như trên. Sau khi hố phân cao hơn mặt nền 40 – 50 cm thì dùng bùn trát kín hoặc đậy kín bằng nilông. Khi ủ chú ý nén chặt các lớp phân. - Sau khi ủ 15 -20 ngày, khi hố phân xẹp xuống thì rỡ ra, đảo phân & trộn thêm khoảng 1% phân lân, ủ tiếp nửa tháng – 1 tháng sau thì dùng được. * Bước 4: Cách bón lá dầm (phân dầm) - Chọn phần non của cây non, nhiều chất bột, không độc như cỏ lào, điền thanh, muồng, cúc tần, dền gai, được bó thành bó nhỏ (15 – 20 kg/ bó), dùng cọc để ghim ngập trong nước, 5 -7 ngày trở bó 1 lần. Khi lá cây phân huỷ hết thì vớt bã xác còn lại lên bờ. * Bước 5: Cách sơ chế phối trộn TĂ - Nguyên liệu : Thóc nghiền, ngô nghiền, bột mì, cám gạo, bột đậu nành, bột cá, Premix vitamin. - Các loại nguyên liệu trên phối trộn theo tỉ lệ: 30% bột ngô, 30% cám, 10% thóc nghiền, 9% bột cá, 20% bột đậu nành, 1% vtm C. Thêm bột mì nấu loãng để tăng độ kết dính, hạn chế tan trong nước. - TĂ đã phối trộn có thể nắm thành nắm cho vào sàn ăn cho cá, hoặc cho qua máy đùn, đem phơi khô thành viên. * Bước 6: Quan sát & nhận xét các loại TĂ chế biến từ nhà máy TĂ chế biến từ nhà máy có nhiều dạng. Quan sát & màu sắc các thành phần trong TĂ dạng bột, xem bảng thành phần tỉ lệ từng loại nguyên liệu. Chú ý hàm lượng đạm trong TĂ. GV y/c HS cho biết cách đào hố ủ phân: Diện tích, độ sâu, cách làm hố ủ phân. Tại sao phải nện chặt thành hố hoặc lót nilông trong hố ủ? GV y/c HS nhận dạng & mô tả hình dạng ngoài cây phân xanh qua việc thu mẫu cây phân xanh. Ngoài phân xanh, ủ phân còn chuẩn bị các loại nguyên liệu gì khác? GV y/c HS nêu các bước thực hành ủ phân. Tại sao phân xanh lại “phơi tái”? Tác dụng của việc rắc vôi bột. Tại sao phải trát bùn kín hoặc phủ nilon che kín hố ủ? GV y/c HS nêu tên các loại cây có thể làm phân dầm. Tại sao chọn các phần non để làm phân dầm? Cách làm phân dầm. GV y/c HS nêu các loại nguyên liệu để phối trộn TĂ hỗn hợp cho cá. GV giới thiệu cho HS CT phối trộn TĂ hỗn hợp cho cá. GV hướng dẫn HS cách phối trộn TĂ. Chú ý tránh trộn Premix khi TĂ còn nóng. GV y/c HS quan sát các loại TĂ chế biến của cá (dạng viên nổi, dạng bột). Chú ý bảng thành phần tỉ lệ khối lượng các loại nguyên liệu, tỉ lệ đạm. HS trả lời dựa vào nội dung SGK. Ngăn cản sự xâm nhập của nước mưa, mất dd của phân khi ủ (hoặc ô nhiễm mt). HS nhận dạng & mô tả hình dạng ngoài cây phân xanh. Phân chuồng, rơm rạ, vôi bột, phân lân. HS nêu cách tiến hành ủ phân. -Phân xanh phơi tái để không mất dd, giảm lượng nước để ủ phân dễ hơn. -Tác dụng của vôi: Giảm độ chua của phân (phân hữu cơ khi phân huỷ sinh ra nhiều axit). - Tránh mất đạm, hạn chế nước xâm nhập, tránh ô nhiễm mt. HS xác định & mô tả các loại cây có thể làm phân dầm. Phần non chứa nhiều dd hơn phần già. HS nêu cách làm phân dầm. - HS nêu các loại nguyên liệu để phối trộn TĂ hỗn hợp. HS ghi nhận CT phối trộn TĂ hỗn hợp cho cá. HS phối trộn TĂ hỗn hợp cho cá. HS quan sát các loại TĂ chế biến. Nhận xét, đánh giá bảng thành phần tỉ lệ klượng các chất. Bảng (2) : Bảng đánh giá kết quả mỗi nhóm Chỉ tiêu đánh giá Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo) Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành 4/ Thu hoạch : Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kết quả của bảng trên. Nhận xét chung buổi thực hành. 5/ Dặn dò (3’): - Thu báo cáo thực hành. - Thu dọn vệ sinh. - Học bài lý thuyết 1, 2, 3, 4 để KT 1 tiết. - Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & trả lời câu hỏi: Phân biệt các giai đoạn của cá: cá bột, cá hương, cá giống.

File đính kèm:

  • doct20, 21, 22 ngnc11.doc
Giáo án liên quan