Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 8 - Tiết 28, 29 - Bài 11: Kĩ thuật sản xuất cá chép con

Kiến thức:

- Biết được kĩ thuật nuôi vỗ cá chép bố mẹ.

- Biết được kĩ thuật chăm sóc cá chép bố mẹ sinh sản.

- Biết được kĩ thuật thu cá bột & cá hương.

2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.

 - Làm được công việc chuẩn bị ao ương & quản lí, chăm sóc cá chép bố mẹ sinh sản.

 3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, bước đầu vận dụng kiến thức được vào thực tiễn SX ở gia đình. Lòng say mê môn học. Có ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 8 - Tiết 28, 29 - Bài 11: Kĩ thuật sản xuất cá chép con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết : 28, 29. BÀI 11: KĨ THUẬT SẢN XUẤT CÁ CHÉP CON I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết được kĩ thuật nuôi vỗ cá chép bố mẹ. Biết được kĩ thuật chăm sóc cá chép bố mẹ sinh sản. Biết được kĩ thuật thu cá bột & cá hương. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. - Làm được công việc chuẩn bị ao ương & quản lí, chăm sóc cá chép bố mẹ sinh sản. 3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, bước đầu vận dụng kiến thức được vào thực tiễn SX ở gia đình. Lòng say mê môn học. Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS: Đọc bài mới ở nhà. Chuẩn bị một số nội dung đã dặn ở tiết trước. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Giới thiệu chung kĩ thuật SX cá chép con HĐ 2 : Tìm hiểu kĩ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ I. NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ 1/ Ao nuôi vỗ: - Ao tốt thoáng, không cớm rợp, ao sử dụng 2 – 3 năm. - Gần nguồn nước sạch, chủ động cấp thoát nước. - Diện tích : 500 – 1000 m2 - Các đk khác như ao nuôi cá thịt. 2/ Nuôi vỗ cá bố mẹ: - Chọn cá có ngoại hình đẹp, cân đối, khỏe mạnh, không bệnh tật. - Cá từ 2 – 6 tuổi, cá đực > 0,7 kg, cá cái > 1 kg. - Thời vụ nuôi vỗ : từ tháng 9 – 10 năm trước đến tháng 2 – 3 năm sau cho cá đẻ vụ xuân hoặc từ tháng 5 – 7 cho đẻ vụ thu tháng 8. Cá có thể vỗ béo tích cực (40 – 45 ngày), đẻ 2 vụ trên năm. - Cá đực, cá cái nuôi ao riêng. Mật độ cá : 1 kg cá/ 4 – 5 m2. Cá đực được nuôi bằng hoặc gấp 1,5 lần cá cái. - TĂ dạng viên nổi, hàm lượng đạm 20 – 25% hoặc đậu nành hạt luộc chính. Khối lượng TĂ chiếm 3 – 5% khối lượng cá. Ăn 2 buổi/ ngày. - Phân bón : Phân chuồng ủ hoai : 15 – 20 kg/ m2/ 1 tuần. - Quá trình nuôi vỗ gồm 2 gđ : Nuôi vỗ tích cực & nuôi vỗ thành thục. Trong gđ nuôi vỗ thành thục, ăn thêm thóc mầm ( 50 g / 1kg cá / ngày. - Quản lí: Tương tự như quản lí ao nuôi cá thịt. Tránh để nước rò rỉ vào ao (cá tự đẻ trong ao). Mỗi tháng KT 1 lần để điều chỉnh TĂ phù hợp để định thời gian đẻ. HĐ 3: Tìm hiểu kĩ thuật cho cá chép đẻ nhân tạo II. KĨ THUẬT CHO CÁ ĐẺ Đk cần thiết : Cá mẹ thành thục (trứng chín), có ổ đẻ, nguồn nước mới giàu ôxi. 1/ Chọn thời tiết thích hợp: - Nhiệt độ nước : 18 – 24 0C, thời tiết ấm, không đẻ vào khi có mùa Đông Bắc. 2/ Chọn cá cho đẻ: - Chọn cá cái : Cá khoẻ mạnh, bụng to, mềm, nếu ngửa bụng, buồng trứng sệ 2 bên, lỗ sinh dục đỏ hồng, trứng tròn căng, rời nhau, sáng trắng hoặc trắng xanh. - Chọn cá đực : Cá khoẻ mạnh, vuốt nhẹ bụng cá có sẹ trắng sữa chảy ra. - Trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục, giảm lượng TĂ cho cá. 3. Cách cho cá đẻ - Nơi cho cá đẻ : Có thể cá đẻ trong bể xây, ao đất, nước sâu 0,6 – 0,8 m. Chọn ao nền đất cứng, ít bùn. Cần làm máng nước hoặc mưa nhân tạo nơi cá đẻ. - Ổ đẻ : Chọn bèo lục bình, xơ nilon, làm giá thể cho cá đẻ. Lục bình loại bỏ rễ, lá già, rửa sạch & nhúng vào nước muối loãng. Giá thể được ép chặt trong khung. Diện tích : 0,2 – 0,3 m2. - Tiêm kích dục tố :tuyến não thuỳ cá chép, mè, trôi, tươi ngâm trong axeton. Người ta thường dùng LRH – A + DOM. + Liều dùng cá cái : 30 – 40 g LRH – A + 10 – 15 mg DOM / 1 kg thể trọng (Tiêm 2 lần). Cá đẻ sau 4 – 8 giờ sau khi tiêm 4 – 8 giờ. + Liều dùng cá đực : bằng 30% liều cá đực. 4/ Cách ấp trứng : a) Ấp khô : Gồm 2 công đoạn - Công đoạn 1 : (từ gđ phôi đến gđ phôi quẫy) Đưa giá thể dính trứng vào phòng, phần dính trứng đưa lên trên, cứ 2 – 3 giờ phải tưới nước giữ ẩm. Thời gian từ 2 – 3 ngày. - Công đoạn 2 : (từ gđ phôi quẫy mạnh đến khi cá nở) Khi phôi quẫy mạnh, đưa giá thể mang trứng vào bể xây có nước sạch. Ấp trứng ở bể có nước chảy nhẹ là tốt nhất. Vài ngày sau cá nở, rủ nhẹ cá bột ra khỏi giá thể, vớt cá thể ra ngoài. - Thu cá bột : Dùng vợt vớt cá, sử dụng ống đong để tính lượng cá (cứ 100 ml có 5 vạn cá bột). Cho cá bột ăn lòng đỏ luộc chín. b) Ấp ướt : - Giữ nguyên giá thể trong ao nếu ao nước sạch, không địch hại, tẩy dọn kĩ hoặc đưa vào bể như công đoạn 2 của ấp ướt. - Thu cá bột : Không thu được cá bột nếu giữ lại tại ao. HĐ 4: Tìm hiểu phương pháp ương nuôi cá hương thành cá bột. IV. ƯƠNG NUÔI CÁ BỘT THÀNH CÁ HƯƠNG: Tương tự như các loài cá khác. GV y/c HS nhắc lại đặc điểm sinh học & tập tính sinh sản của cá chép. GV y/c HS đọc phần 1/ SGK trang 80 để trả lời câu hỏi :Cách chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ. Cách chọn cá nuôi vỗ để đẻ nhân tạo, cá có phải đạt khối lượng bao nhiêu ? Bao nhiêu năm tuổi ? Thời điểm nuôi vỗ cá phù hợp. Mật độ cá nuôi ? Loại TĂ cho cá ăn ? Lượng phân bón ? Nuôi vỗ cá gồm mấy gđ ? Cách quản lí ? GV y/c HS đọc phần II/ SGK trang 81 – 85 để nghiên cứu kĩ thuật cho cá chép đẻ nhân tạo. Cá chép đẻ ở nhiệt độ nào ? thời tiết ra sao ? Kĩ thuật chọn cá đực, cái làm giống ? Tại sao khi nuôi vỗ thành thục lại giảm lượng TĂ cho cá ? Cá chép có tập tính đẻ ra sao ? Cách làm ổ đẻ cho cá. Cá đẻ nhân tạo cần tiêm kích dục tố gì ? Có thể ấp trứng cá chép bằng mấy hình thức ? Ấp khô gồm mấy công đoạn ? Kĩ thuật ấp khô ra sao ? Khâu quan trọng nhất trong ấp khô là gì ? Ấp khô trứng cá chép có ưu điểm gì ? Cách thu cá bột. Khi chưa chuẩn bị kịp ao ương, cho cá bột của cá chép ăn gì ? Hạn chế của ấp ướt trong ao nuôi là gì ? GV y/c HS nhắc lại cách ương nuôi cá bột thành cá hương ở bài trước. Cá chép ăn tạp, thiên về ĐV, khả năng thích ứng cao, phù hợp với nhiều hình thức nuôi. Cá đẻ tự nhiên trong ao, nhưng cần có giá thể & nước chảy nhẹ. HS trả lời câu hỏi dựa vào phần 1/ SGK trang 80. Chọn cá có ngoại hình đẹp, cân đối, khỏe mạnh, không bệnh tật. Cá từ 2 – 6 tuổi, cá đực > 0,7 kg, cá cái > 1 kg. Từ tháng 9 – 10 năm trước đến tháng 2 – 3 năm sau cho cá đẻ vụ xuân hoặc từ tháng 5 – 7 cho đẻ vụ thu tháng 8. Mật độ cá : 1 kg cá/ 4 – 5 m2. TĂ dạng viên nổi, hàm lượng đạm 20 – 25% hoặc đậu nành hạt luộc chính. Phân bón : Phân chuồng ủ hoai : 15 – 20 kg/ m2/ 1 tuần. Nuôi vỗ tích cực & nuôi vỗ thành thục. Quản lí: Tương tự như quản lí ao nuôi cá thịt. Tránh để nước rò rỉ vào ao (cá tự đẻ trong ao) HS đọc phần II/ SGK trang 81 – 85 đẻ trả lời - Nhiệt độ nước : 18 – 24 0C, không có gió mùa Đông Bắc. Chọn cá cái có trứng chín (trứng tròn căng, rời nhau, sáng trắng hoặc trắng xanh). Chọn cá đực : Cá khoẻ mạnh, vuốt nhẹ bụng cá có sẹ trắng sữa chảy ra. Giảm lượng TĂ để cá sớm thành thục. Đẻ tự nhiên trong ao, hồ, có giá thể, nước chảy nhẹ. HS nêu cách làm ổ đẻ cho cá. Tuyến não thuỳ cá chép, mè, trôi, tươi ngâm trong axeton. 2 hình thức : ấp khô & ấp ướt. 2 công đoạn : ấp trong phòng & trong bể (hồ xây). Tưới nước giữ ẩm cho trứng thông qua giữ ẩm giá thể. Khi trời lạnh có thể hạn chế nấm thuỷ mi làm hư trứng cá. HS nêu cách thu cá bột. Khi chưa chuẩn bị kịp ao ương, cá bột đựoc cho ăn lòng đỏ luộc chín lược qua màng lọc (vải màng):30 – 40 vạn cá bột 1 lòng đỏ trứng (4-6 giờ/lần). Không thu được cá bột nếu giữ lại tại ao(không xác định số lượng được). HS nêu lại cách nuôi cá bột thành cá hương. 4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Chú ý kĩ thuật nuôi vỗ cá chép thành thục & kĩ thuật cho cá chép đẻ nhân tạo, cách ấp trứng. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng đề thi để củng cố. 5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ – Đọc bài đọc thêm – Đọc trước bài mới.Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Để SX cá rô phi con cần có những đk gì? Cách chăm sóc, quản lí cá rô phi sinh sản.

File đính kèm:

  • doct28,29ngnc11.doc
Giáo án liên quan