. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:
- Biết được công dụng và cấu tạo của một số dụng cụ sử dụng trong nghề gò
2. Kỹ năng:
- Biết cách phân biệt một số dụng cụ thường dùng theo công dụng riêng của từng dụng cụ
3. Thái độ:
- Rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, vệ sinh
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 9 - Tiết 26, 27 - Bài 8: Dụng cụ gia công nguội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
TPP: 26-27 Ngày soạn: 28/10/07
Chương 3: Công nghệ gò hàn
Bài 8: Dụng cụ gia công nguội
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:
- Biết được công dụng và cấu tạo của một số dụng cụ sử dụng trong nghề gò
2. Kỹ năng:
- Biết cách phân biệt một số dụng cụ thường dùng theo công dụng riêng của từng dụng cụ
3. Thái độ:
- Rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, vệ sinh
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Một số dụng cụ mẫu là vật thật.
2. Học sinh:
Một số mẫu đo, tài liệu liên quan đến bài học
III. Phương pháp - phương tiện.
Làm mẫu- trực quan- phát vấn- thảo luận
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
T1
*. Giới thiệu nội dung của bài học
HĐ1: Giới thiệu về búa và vồ
H: Thảo luận nhóm về cấu tạo và cộng dụng của búa gò
G: Nhận xét, tổng quát đánh giá thảo luận
H: Nêu cách phân loại búa?
Gv: Khái quát
H: Nêu công dụng riêng cuả Từng loại búa
H: Nêu những hiểu biết về vồ ?
Gv: Nhận xét, tổng hợp
G: Giới thiệu chung về các loại đe
H: Nêu công dụng của các loại đe
G: Khái quát
H: Nêu tên các loại đe hay sử dụng và thường gặp ?
G: Tổng hợp
G: Khái quát về đục
H: Mô tả cấu tạo của đục
G: Nhận xét
H: Vật liệu thường dùng để chế tạo đục là loại thép gì ? Nêu cách chế tạo và cách tôi
G: Khái quát nhận xét nêu lại các phương pháp tôi. Lưu ý cách nhận biết màu sắc khi tôi đục
H: Nêu cách mài lưỡi đục
G: Tổng hợp, nêu ghi nhớ và lưu ý khi mài
- Yêu cầu hs tìm hiểu về dũa
Thảo luận: 3'
- Vật liệu chế tạo dũa
- Cấu tạo và công dụng của dũa
GV: Tổng hợp, nhận xét
Hs: Nêu cách phân loại các loại dũa, công dụng của từng loại dũa
G: Khái quát lại về các loại dũa, công dụng của từng loại
Gv: Giới thiệu về cưa tay
- Cấu tạo của cưa tay
H: Quan sát hình vẽ hãy mô tả về cấu tạo của cưa tay
Gv: Khái quát
Nêu cách phân loại lưỡi cưa
Gv: giới thiệu cách mắc lưỡi cưa lên khung cưa
- Làm mẫu cách mắc lưỡi cưa
Gv: Giới thiệu về kéo cắt tay
- Giới thiệu vật thật, cách sử dụng
- Giới thiệu về các góc độ
khi sử dụng kéo
-Nêu cách phân loại các loại kéo
Gv: Giới thiệu về mũi khoan sắt loại mũi ruột gà
H: Nêu cấu tạo của mũi khoan ?
G: Khái quát
Gv: Giới thiệu về các lưỡi cắt trong mũi khoan
- Cách mài mũi khoan
Gv: Giới thiệu về mũi tarô và bàn cắt ren
H: Trình bày cấu tạo của mũi Tarô
Gv: Tổng hợp nêu lại cấu tạo
- Giới thiệu về 2 loại mũi Tarô thường gặp
- Giới thiệu về tay quay bàn ren
Hs: Nêu cấu tạo của tay quay bàn ren ?
Gv: Khái quát
-Đọc sgk, tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của búa
- Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi
Trả lời, nhận xét
Tái hiện kiến thức để trả lời
- Ghi nhớ
- Đọc sgk
- Trả lời câu hỏi
- Chiếm lĩnh kiến thức
- Đọc sgk
- Trả lời câu hỏi
- Chiếm lĩnh kiến thức
Tái hiện kiến thức trình bày về vật liệu chế tạo đục
Nêu được 2 phương pháp tôi đục
- Trình bày được 2 yêu cầu khi mài sửa đục
Lĩnh hội kiến thức khi mài lại mũi đục
Đọc sgk
Thảo luận
Trả lời
Nhận xét
Trả lời nêu được một số cách phân loại dũa
- Công dụng của từng loại dũa
Mô tả cấu tạo của cưa tay. Mô tả đầy đủ các bộ phận chính của cưa như tay cầm, khung cưa, lưỡi cưa
Quan sát làm mẫu
Trả lời câu hỏi
Quan sát mẫu vật thật
Trình bày cấu tạo nêu đủ 3 phần chính
Lĩnh hội kiến thức
Quan sát vật thật
Mô tả cấu tạo của mũi tarô
Tìm hiểu sgk
Trình bày cấu tạo của tay quay bàn ren
I. Búa và vồ
1. Búa
a. Cấu tạo
- Được chế tạo từ thép dó 50X, Y7, Y8, có trọng lượng theo yêu cầu sử dụng. Hai đầu được mài nhẵn và tôi cứng
- Cán làm bằng gỗ chắc, dẻo dai không bị nứt. Cán phải nhẵn có hình bầu dục thon đều. Đường kính của cán bằng 1/15 chiều dài
b. Phân loại
+ Búa nguội: có dạng một đầu hình nêm một đầu vuông dùng để nắn phẳng
+ Búa quả dưa: Hai đầu hình cầu dùng để gò các vật có kích thước nhỏ
2. Vồ gỗ:
Dùng để đánh mép, uốn mép hoặc nắn phẳng tấm tôn mỏng
II. Các loại đe
+ Công dụng: Dùng để kê, đỡ khi gò, nắn, chặt hoặc tán đinh
+ Cấu tạo: Được chế tạo từ gang hoặc được rèn từ thép. Có nhiều loại đe khác nhau theo yêu cầu sử dụng
- Đe thuyền: Dùng để chặt nắn các vật to, nặng
- Đe vuông
- Đe tròn
III. Đục
1. Cấu tạo: Gồm 3 phần
+ Đuôi đục
+ Thân đục
+ Lưỡi đục
2. Vật liệu làm đục và yêu cầu nhiệt luyện
+ Vật liệu thường dùng là thép Y7, Y8 có độ cứng cao
+ Phương pháp tôi: Theo 2 cách
- Nung và tôi toàn bộ
- Nung, tôi từng phần
3. Mài sửa lưỡi đục
- Khi làm mới, chế tạo: Mài chính xác 2 mặt vát phải phẳng, thẳng, đều tạo góc b hợp lí
- Khi sửa đục: Mài từng phần, kiểm tra góc trong khi mài
- Phải thường xuyên làm mát trong khi mài lưỡi đục không để đục bị non
IV. Dũa
1. Cấu tạo
+ Vật liệu: Thép các bon, thép dó
a. Đuôi dũa: dài bằng 1/4 -1/5 tổng chiều dài của dũa. Được vát nhọn để cắm vào chuôi dũa
b. Thân dũa
Trên bề mặt thân dũa được cắt răng, mỗi răng là một lưỡi cắt hoàn chỉnh. Bề mặt này được tôi cứng tạo độ bền trong quá trình sử dụng
2. Phân loại dũa
Dựa và mật độ răng và tính chất công nghệ của dũa
a. Theo mật độ răng
- Dũa thô: có bước răng lớn dùng để dũa phá, những bề mặt có yêu cầu không cao
- Dũa mịn ( dũa tinh)
b. Theo tính chất công nghệ
- Dũa dẹt: tiết diện hình chữ nhật dùng để gia công mặt phẳng
- Dũa tròn: dũ các lỗ tròn hoặc cong
- Dũa vuông
- Dũa tam giác
- Dũa lòng mo (dũa bán nguyệt)
V. Cưa tay
1. Các bộ phận của cưa tay
sgk/59
2. Phân loại lưỡi cưa
a. Theo chiều dày lưỡi cưa
b. Căn cứ vào bước răng của lưỡi cưa
3. Cách mắc lưỡi cưa lên khung cưa
VI. Kéo cắt tay
1. Cấu tạo chung của kéo cắt
+ Cấu tạo: Được làm từ thép Y7, Y8
+ Công dụng: Cắt tôn mỏng hơn 1,5 mm
2. Hình dáng hình học
Lưỡi cắt của kéo có hai mặt, khi cắt hợp với nhau tạo thành góc cắt b
+ Góc cắt quyết định đến độ sắc của kéo, thường chọn
b = 560 - 800.
+ Góc mở của lưỡi cắt j
Khi j nhỏ cần lực cắt lớn và ngược lại
3. Các loại kéo
- Kéo lưỡi thẳng
- Kéo lưỡi cong
- Kéo lưỡi ngón
VII. Mũi khoan
1. Cấu tạo mũi khoan ruột gà
a. Chuôi: phần lắp vào máy khoan
b. Cổ mũi khoan: Là phần nhỏ hơn đường kính mũi
c. Phần cắt
+ Phần định hướng: Có rãnh thoát phoi
+ Phần đầu cắt: Có 2 lưỡi cắt chính và một lưõi cắt ngang
2. Vật liệu chế tạo mũi khoan
thường dùng: Y 10A hoặc thép hợp kim dụng cụ, hợp kim cứng
VIII. Dụng cụ cắt ren tiêu chuẩn
1. Dụng cụ cắt ren trong: Tarô
a. Cấu tạo
+ Phần làm việc
- Bộ phận cắt: Hình côn
- Bộ phận sửa đúng: điều chỉnh và làm bóng ren
+ Phần chuôi: có cổ để ghi kí hiệu đường kính, đôi có tiết diện vuông để lắp vào tay quay
b. Các loại tarô
Gồm 1 bộ 2 chiếc là mũi thủ công. Bộ có 1 mũi là mũi tarô máy
c. Tay quay tarô
2. Dụng cụ cắt ren ngoài (bàn ren)
a. Cấu tạo
b. Tay quay bàn ren tròn
V. Củng cố
VI. Dặn dò
Chuẩn bị bài thực hành cắt kim loại bằng kéo tay
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 26-27.doc