Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 11: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Sau bài học, HS cần đạt được:

 1. Kiến thức

 - Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.

 - Biết và chỉ ra được biểu hiện của đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên: Địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng.

 - Hiểu được những ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt động sản xuất và đời sống.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 11: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ GIỜ CHUYÊN MÔN Trường THPT Thanh Khê Giáo viên dạy : Lương Thị Trang Giáo sinh kiến tập : Bùi Thanh Liêm Tổ kiến tập : Tổ 2 Ngày dạy: Thứ 3, tiết 5, ngày 13/10/2009 Lớp : 12/2 Bài 11: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiếp theo) Ngày soạn: 11/10/2009 Tiết: 11 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức - Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên. - Biết và chỉ ra được biểu hiện của đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên: Địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng. - Hiểu được những ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt động sản xuất và đời sống. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ và Atlat Địa lí Việt Nam. - Biết liên hệ thực tế để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. 3. Thái độ HS có ý thức tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm kết hợp với giải thích, minh họa 2. Phương tiện - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam. - Máy chiếu PowerPoint có tích hợp một số hình ảnh minh hoạ về địa hình, sông ngòi, địa hình caxtơ,các hệ sinh thái rừng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Phiếu học tập (nếu cần). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy so sánh về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba điểm: Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh, giải thích. Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1767 989 + 687 Huế 2868 1000 + 1868 TP.Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Câu 2: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được thể hiện như thế nào? Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực? 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Ở bài học trước, chúng ta đã nghiên cứu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khí hậu đóng vai trò như một nhân tố động lực đã chi phối các quá trình diễn ra trên bề mặt đất, hình thành nên đặc điểm chung nổi bật của thiên nhiên nước ta. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong các thành phần tự nhiên như thế nào? Ảnh hưởng của nó đến sản xuất và đới sống của nhân dân ta ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài học hôm nay. b. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Tìm hiểu đặc điểm các thành phần tự nhiên khác của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Ä Phương án 1: Thảo luận nhóm - Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm: Các em hãy dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, hoàn thành phiếu học tập sau: + Nhóm 1: Hoàn thành nội dung về địa hình. + Nhóm 2: Hoàn thành nội dung về sông ngòi. + Nhóm 3: Hoàn thành nội dung về đất. + Nhóm 4: Hoàn thành nội dung về sinh vật. - Bước 2: Các nhóm trao đổi và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. Ä Phương án 2: GV hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu từng vấn đề theo trình tự. *HĐ1: Cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, lần lượt nêu câu hỏi: + Tính chất nhiệt dới ẩm gió mùa biểu hiện ở địa hình của nước ta như thế nào? + Vì sao vùng đồi núi nước ta lại phát triển địa hình xâm thực? Biểu hiện của địa hình xâm thực? - Bước 2: Đại diện HS trả lời, các HS khac bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở địa hình của nước ta là sự xâm thực, bào mòn, rửa trôi mạnh trên các vùng đồi núi (địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, nhiều nơi trơ sỏi đá.) và bồi tụ mạnh ở vùng đồng bằng tạo nên đồng bằng châu thổ lớn + Do địa hình cao, độ dốc lớn, nền nhiệt cao, lượng mưa lớn với hai mùa khô - ẩm, mưa tập trung theo mùa. Biểu hiện là địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi trơ sỏi đá, địa hình cacxtơ, trượt đất + Sự xâm thực, bào mòn trên vùng đồi núi tạo ra các tàn tích, vật liệu được di chuyển xuống bồi tụ ở đồng bằng hạ lưu. Quá trình bồi tụ đã tạo nên các đồng bằng châu thổ lớn, hiện nay quá trình này vẫn dang tiếp tục. + GV có thể hỏi thêm: Em hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ đến vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. -> Quá trình xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi của dịa hình Việt Nam hiện tại. *HĐ 2: Cá nhân/ cặp - Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp hoặc cá nhân, dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân em hãy: + Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trên sông ngòi nước ta? + Vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc? - Bước 2: Một HS đại diện trả lời, các HS khác bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông có chiều dài trên 10 km, dọc bờ biển trung bình 20 km lại có một cửa sông. + Tổng lượng nước các sông nước ta là 893 tỉ m3/năm, trong đó 60% nước từ các lưu vực ngoài lãnh thổ, gây khó khăn cho việc điều tiết quản lý tài nguyên nước của nước ta. + Sông ngòi nhiều phù sa, tổng lượng phù sa hàng năm của các sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn. Trong đó hệ thống sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn nhất do chảy trên vùng địa hình có nhiều đồi núi dốc, thảm thực vật rừng bị khai thác mạnh + Chế độ nước theo mùa, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Do chế độ mưa thất thường nên chế độ dòng chảy cũng thất thường. -> Những đặc điểm trên phản ánh đặc điểm chung của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. *HĐ 3: Cả lớp/ Cặp - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK và những hiểu biết của bản thân, lần lượt nêu câu hỏi: + Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất của nước ta như thế nào? Nguyên nhân? + Cho biết đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến trồng trọt? - Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Do sự rửa trôi các bazơ dễ tan Ca2+, Mg2+, K+, làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng, nên người ta thường gọi là đất feralit đỏ vàng. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi thấp, trên đá mẹ axit, nên đây là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. + Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất bazơ, giàu ôxit sắt, nhôm, đất chua, dễ bị thoái hoá. + Đối với trồng trọt, muốn có năng suất cao phải cải tạo đất, giảm độ chua, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Thích hợp với cây công nghiệp lâu năm -> GV mở rộng: Quá trình đá ong hoá diễn ra như thế nào và ảnh hưởng của nó đến sản xuất? (phụ lục) *HĐ 4: Cá nhân - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, Atlat Địa lí Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ sau: + Hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm là gì? Nêu một số loại sinh vật đặc trưng của các hệ sinh thái hiện nay ở nước ta? + Hãy xác định sự phân bố một số loại rừng chính của nước ta trên bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc trên Atlat Địa lí Việt Nam. - Bước 2: HS suy nghĩ trả lời, các HS khác bổ sung, một số em lên xác định một số kiểu rừng trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Do khai thác không theo quy hoạch trong thời gian dài, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, thay vào đó là các rừng thứ sinh với hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau như: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá. + Các loại sinh vật: Thực vật chủ yếu là các loài cây nhiệt đới như Đậu, vang, dâu tằm Động vật là các loài chim thú nhiệt đới như công, trĩ, vượn, hươu, nai,. và rất nhiều loại côn trùng. * Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống. Chuyển ý: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân ta? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này trong mục 3. *HĐ 5: Cả lớp - Bước 1: GV nêu rõ ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là tới sản xuất nông nghiệp. Vậy nó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? Nêu ví dụ? - Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Ví dụ: + Chúng ta có cơ cấu cây trồng vật nuôi rất đa dạng, mỗi năm có thể trồng từ 2 đến 3 vụ cho năng suất cao + Mùa mưa thường gây lũ lụt trong khi mùa khô lại thiếu nước, thời tiết thất thường *HĐ 6: cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, cho biết: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác và đời sống như thế nào? - Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Thuận lợi: + Khó khăn: *Lưu ý: Phần 3 này GV có thể cho HS đọc để tự suy luận và liên hệ thực tế do kiến thức dễ hiểu. GV cho HS lấy nhiều ví dụ liên hệ thực tế tình hình biến động thời tiết ở Việt Nam trong thời gian gần đây (lũ lụt, bão), tác động của nó? 2. Các thành phần tự nhiên khác a. Địa hình - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. + Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. + Nhiều hiện tượng đất trượt, đá lở. + Nhiều địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. + Địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. - Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông: Nhanh nhất là vùng rìa phía Đông Nam châu thổ sông Hồng và phía Tây Nam châu thổ sông Cửu Long. b. Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. - Chế độ nước phân hoá theo mùa. c. Đất - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu. + Lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, thoát nước tốt. + Nghèo các chất bazơ, giàu ôxit sắt, nhôm. + Đất chua, dễ bị thoái hoá. - Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. d. Sinh vật - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. - Thành phần sinh vật: các loài nhiệt đới chiếm ưu thế - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm phát triển trên đất feralit. 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống. a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. * Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hoá theo mùa tạo điều kiện: - Phát triển nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. - Nâng cao năng suất cây trồng. - Nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống. * Khó khăn: - Khí hậu biến đổi thất thường gây khó khăn cho sản xuất như: Mùa mưa thường gây lũ lụt trong khi mùa khô lại thiếu nước, bão nhiệt đới hàng năm gây thiệt hại lớn. - Dịch bệnh dễ phát sinh. b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống * Thuận lợi: - Phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch - Đẩy manh hoạt động xây dựng, khai thácnhất là trong mùa khô. * Khó khăn: SGK IV. CỦNG CỐ KIẾN THỨC * Hãy khoanh tròn vào ý đúng: Câu 1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không thể hiện ở: a. Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh mẽ. b. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. c. Sông ngòi nhiều thác ghềnh. d. Quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra với cường độ lớn. Câu 2. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do: a. Tác động của Tân kiến tạo, tạo nên nhiều đứt gãy. b. Đồng bằng thấp nằm cạnh vùng núi cao trong điều kiện mưa nhiều. c. Mưa nhiều trên địa hình chủ yếu là đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn. d. Các đứt gãy trong Tân kiến để lại trong điều kiện mưa nhiều. Câu 3. Quá trình feralit là hệ quả của: a. Nhiệt độ cao. b. Mưa ít, chỉ tập trung vào một mùa c. Độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp. d. Nhiệt ẩm cao, mưa nhiều. Câu 4. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là: a. Rừng rậm nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh. b. Rừng gió mùa thường xanh. c. Rừng gió mùa nửa rụng lá. d. Xavan, cây bụi. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Các em về nhà xem lại bài và làm bài tập cuối bài. - Chuẩn bị máy tính bỏ túi, thước kẻ, bút màu, búi chì để học bài 12, thực hành. * PHỤ LỤC 1. Quá trình đá ong hoá: Là giai đoạn cuối của quá trình feralit, do lớp phủ thực vật bị phá huỷ, mùa khô kéo dài, các ôxit sắt, ôxit nhôm trong tầng tích tụ (B) từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi tầng đất mặt (A) bị rửa trôi gần hết, tầng tích tụ (B) lộ ra trên mặt, rắn chắc lại thành tầng đá ong. Tầng đá ong càng gần mặt đất thì đất càng xấu, không canh tác được. Do đó việc bảo vệ lớp phủ thực vật, đặc biệt là ở các vùng đồi núi nước ta là việc làm có ý nghĩa quan trọng. 2. Phiếu học tập: Các em hãy dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, hoàn thành phiếu học tập sau Các thành phần Tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình Sông ngòi Đất Sinh vật THÔNG TIN PHẢN HỒI Thành phần Tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình - Địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng đất trượt, đá lở. - Nhiều địa hình cacxtơ với các hang động, thung khô - Địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. - Vùng đồi núi do quá trình bào mòn, xâm thực do nước. - Vùng đồng bằng do sự bồi tụ các tàn tích, vật liệu từ quá trình xâm thực, bào mòn trên vùng đồi núi. Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Nhiều nước, giàu phù sa. - Chế độ nước phân hoá theo mùa. Do chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, lượng mưa phân hoá theo mùa. Đất - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu - Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Sự phong hoá trên đá mẹ axit trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, các bazơ dễ tan Ca2+, Mg2+, K+ bị rửa trôi, đồng thời tích tụ ôxit sắt (Fe2O3), ôxit nhôm (Al2O3). Sinh vật - Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. - Các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. - Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm phát triển trên đất feralit. - Do mối quan hệ chặt chẽ giữa các hệ sinh thái với khí hậu và đất đai. - Tác động của con người làm biến đổi các hệ sinh thái rừng nguyên sinh thành rừng thứ sinh. * RÚT KINH NGHIỆM BÀI GIẢNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày duyệt:. Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh kiến tập Lương Thị Trang Bùi Thanh Liêm

File đính kèm:

  • docBai 11 Thien nhien nhiet doi am gio mua tiep theo.doc