Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại dất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối quan hệ có quy luật trợng phân hóa thổ nhưỡng và sinh vật.

 - Hiểu sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền điạ lí tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền.

 - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền.

 2. Kĩ năng:

 - Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được quy luật phân bố của thổ nhưỡng - sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lí tự nhiên.

 - Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lí tự nhiên trên bản đồ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 12 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại dất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối quan hệ có quy luật trợng phân hóa thổ nhưỡng và sinh vật. - Hiểu sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền điạ lí tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền. - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền. 2. Kĩ năng: - Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được quy luật phân bố của thổ nhưỡng - sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lí tự nhiên. - Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lí tự nhiên trên bản đồ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Một số tranh ảnh về cảnh hệ sinh thái. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam của nước ta. - Thiên nhiên nước ta phân bố theo hướng Đông - Tây có những đặc điểm nổi bật gì? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiên nhiên phân hóa theo độ cao. - Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? - Do sự hay đổi khí hậu theo độ cao. 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao - Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần TN nào? - Sự phân hóa theo độ cao thể hiện rõ ở thổ nhưỡng và sinh vật. - Theo độ cao, nước ta phân hóa thành 3 đai. a. Đai nhiệt đới gió mùa - Độ cao trung bình <600-700m. - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô đến ẩm. - Có 2 nhóm đất chính: phù sa (24%) và feralit vùng đồi núi thấp (60%) - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa. b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi - Độ cao từ 600-700m đến 2600m. - Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Hệ sinh tái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn c. Đai ôn đới gió mùa trên núi - Độ cao trên 2600m. - Khí hậu có tính hất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống <150C. - Hệ sinh thái rừng ôn đới. - Chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm + N1&N3: tìm hiểu về đai nhiệt dới gió mùa. + N2&N5: tìm hiểu về đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. + N4&N6: tìm hiểu về đai ôn đới gió mùa trên núi. - GV kẻ bảng trong thời gian các nhóm thảo luận. - Các nhóm thảo luận trong 3' và lên điền nội dung lên bảng. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các miền địa lí tự nhiên 4. Các miền địa lí tự nhiên - Dựa vào hình 12 và các kiến thức đã học, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình, khí hậu. - HS quan sát hìh 12 và kiến thức đã học để xác định nội dung yêu cầu. (Nội dung phần phụ lục) - Chia lớp thành 6 nhóm và giao công việc cho mỗi nhóm + N1,3: So sánh về đặc điểm của 2 miền: MB&ĐBBB với miền TB&BTB + N2,5: So sánh về đặc điểm của 2 miền: miền TB&BTB với miền NTB&NB + N4,6: So sánh về đặc điểm của 2 miền: MB&ĐBBB với miền NTB&NB - Các nhóm trình bày được phạm vi, địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi và thổ nhưỡng sinh vật - Các nhóm thảo luạn trong 5' sau đó trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý bổ sung - GV chuẩn kiến thức - Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu và thủy văn của miền Bắc & ĐBBB? - Làm cho miền này chịu tác động của gió mùa Đông Bắc trực tiếp nhất và mạnh nhất so với toàn quốc. - Dòng chảy sông ngòi thất thường. - Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu có mùa đông lạnh tới thổ nhưỡng, sinh vật trong miền. - Sự hạ thấp đai cao ccận nhiệt đới với sự xuất hiện của nhiều loài cây phương bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. - Vì sao có sự giảm sút của gió mùa đông bắc ở miền TB & BTB? - Dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ chạy dọc phần đông của miền ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa đông bắc vào miền. - Hướng tây bắc- đông nam của các dãy núi co ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền? - Tạo Đk cho gió mùa đông nam mang khối khía ẩm từ biển đông theo các thung lũng sông lùa sâu vào nội địa làm giảm độ lục địa cho phần rìa cực tây của miền. - Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế ảnh hưởng như thế nào đến thổ nhưỡng sinh vất trong miền? - HS nghiên cứu trả lời - Vì sao miền nam trung bộ và nam bộ có khí hậu cận xich đạo với 2 mùa mưa-khô rõ rệt? - HS nghiên cứu trả lời - Đặc điểm đó của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đối với thực vật tự nhiên và sản xuất nông nghiệp của miền này? - Thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, rừng nhiệt đới thường xanh... - Giúp tạo ra một nền nông nghiệp nhiệt đới đa ngành. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ: Kí duyeät Ngaøy: Hãy nêu đặc điểm của môic miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Trả lời câu hỏi sau bài trong SGK. Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. V. PHỤ LỤC: Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trug Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Ranh giới phía tây tây nam của miền dọc heo tả ngạn sông hồng, gồm vùng núi đông bắc và đồng bằng bắc bộ Từ hữu ngạn sông hồng đến dãy bạch mã Từ dãy bạch mã trở vào nam Địa hình - Hướng vòng cung của địa hình (4 cánh cung) - Đồi núi thấp, độ cao trung bình khoảng 600m - Nhiều địa hình đá vôi - Đồng bằng BB mở rộng, bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo - Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh - Hướng TBĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển. - Nhiều cồn cát, bãi tấm đẹp - Khối núi cổ Komtum, các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực nam TB&TN. Hướng vòng cung của các dãy núi. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải. - Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng NB thấp phẳng, mở rộng. Đường bờ biển NTB nhiều vũng, vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch, nghề cá. Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, hiếc, VLXD,... Khoáng sản có: thiếc, sắt, crôm, tita, apatit,... Dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên có nhiều Bôxit Khí hậu Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Khí hậu thời tiết có nhiều biến động - Gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (vùng thấp) - BTB có gió phơn tây nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn. Lũ tiểu mãn tháng VI - Khí hậu cận xích đạo -Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở NB&TN từ tháng V đến XI, ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến XII, lũ có hai cực đại vào tháng IX và tháng VI. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng tây bắc đông nam và hướng vòngcung Sông ngòi hướng tây bắc đông nam(BTB hướng Tây Đông). Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện Các sông ở NTB ngắn, dốc. Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Đồng Nai và sông CL Thổ nhưỡng Sinh vật - Đai cận nhiệt đới hạ thấp - Trong thành phần rừng có các loại cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật hoa nam Có đủ hệ thống đai cao: đai cận nhiệt gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trêưn đất mùn thô, đai ôn đới >2600m. Nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư. Đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000m. TV nhiệt đới, xích đạo ưu thế, nhiều rừng, nhiều thú lớn, rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng. Kí duyệt Ngày BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docbai 12.doc