Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học này, HS cần:

1.Kiến thức

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư ở nước ta

- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố dân cư không đồng đều.

- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.

2. Kĩ năng

- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê.

- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ DÂN CƯ BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này, HS cần: 1.Kiến thức - Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư ở nước ta - Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố dân cư không đồng đều. - Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động. 2. Kĩ năng - Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê. - Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư. 3. Thái độ Có nhận thức đứng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ tuyên truyền các chính sách dân số quốc gia và địa phương. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Biểu đồ tỷ lệ gia tăng dân số trung bình qua các thời kì, biểu đồ tháp dân số nước ta. Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới. Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam. Phim và tranh ảnh khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp: 1 phút Hoạt động dạy học Khởi động: 2 phút GV cho HS xem một số tranh ảnh và đoạn phim về các thành phần dân tộc Việt Nam, phân bố dân cư ở thành thị nông thôn. Qua đó HS rút ra được nhứng đặc điểm gf về dân cư và sự phân bố dan cư Việt Nam. HS tra lời, GV nghi những ý kiến của HS lên bảng Để biết những nhận xét của các em đúng hay sai về dân cư, phân bố dân cư ở nước ta. Chúng tìm hiểu bài mới. Bài mới.37 phút Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 10’ 12 15’ Hoạt động 1: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân và có nhiều thành phần dân tộc. Hình thức : thảo luận nhóm chẳn lẻ B1:Giáo viên chia nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể. Nhóm 1.3: Hoàn thành phiếu học tập số 1 Nhóm 2, 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2. ( cụ thể xem phụ lục) B2: 2 HS trao đổi ý kiến với nhau thời gian 5 phút, sau đó đại diện trình các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. B3: GV nhận xét hoạt động thảo luận, quá trình làm việc của HS.Chuẩn kiến thức. GV: Trong lịch sử các dân tộc nước ta luôn luôn sát vai bên nhau để bảo vệ và xây dựng đất nước. Đó chính là sức mạnh của dân tộc ta. Đối với mỗi HS chúng ta cần phải làm gì để phát huy truyền thống dân tộc. Đặc biệt chúng ta đang sống trên khu vực Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng nhiều thế lực thù địch nhòm ngó Hoạt động 2: Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ. Hình thức: Thảo luận nhóm nghép đôi B1: Gv yêu cầu 2HS tạo thành một cặp thảo luận theo nội dung sau, giao nhiệm vụ cụ thể: Cặp chẳn tìm hiểu phiểu học tập số 3 Cặp lẻ tìm hiểu phiếu học tập số 4 ( nội dung cụ thể Phiếu học tập) B2: 2HS trao đổi, thảo luận 6 phút. Sau đó dại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung B3: GV chuẩn kiến thức GV phân tích hậu quả gia tăng dân số - Chất lượng cuộc sống: Vấn đề lương thực, thực phẩm; việc làm; Y tế giáo dục; Các vấn đề phúc lợi xã hội khác . . . - Sức ép đối với môi trường: Ô nhiễm môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, - Mục tiêu phát triển kinh tế:GDP/ người thấp GV: Với học sinh chúng ta, cần phải có những trách nhiệm gì đối với vấn đề dân số nước ta? HS trả lời GV chuẩn kiến thức: - Bản thân phải nhận thức đúng vấn đề dân số. - Tuyên truyền những chính sách dân số của nhà nước với những người xung quanh, đặc biệt là người thân của mình. Hoạt động 3: Chứng minh dân số nước ta phân bố chưa hợp lí và hậu quả của nó. Hình thức:Cá nhân/ cả lớp CH : HS dựa vào bản đồ phân bố dân cư và biểu đồ mật độ dân số gữa các vùng, nhận xét sự phân bố dân cư nước ta? HS nghiên cứu 1 phút sau đó trả lời GV chuẩn kiến thức - GV vừa chỉ bản đồ vừa giảng giải cho HS sự phân bố chưa hợp lí giữa đồng băng và miền núi. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tr ên 200 ng ư òi / km2, có nơi trên 1000 người / km2 Tây nguyên, Tây Bắc dân số tập trung thưa thớt, dưới 200 người / km2, có nơi dưới 50 người / km2 Ở từng vùng dân số tập trung không đồng đều. - Đồng bằng sông Hồng dân cư tập trung đông Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh trên 1000 người/ km2 ;Thưa dân ở Ninh Bình, Hưng Yên .tr ên 500 ng ư ời / km2 - Tây nguyên dân cư tập trung ở những thành phố lớn như Buôn Ma Thuột, PLâycu, Đà Lạt còn thưa thớt ở các vùng xung quanh. CH: HS dựa vào biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, nhận xét sự phân bố và xu hướng thanh đổi giữa dân cư thành htị và nông thôn? HS nghiên cứu, sau đố trả lời GV chuẩn kiến thức - Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn tuy nhiên đang có xu hướng giảm, năm 199 chiếm 80,5% đến 2005 giảm xuống còn 73,1 % CH: Tại sao dân cư nước ta phân bố không đồng đều? CH: Sự phân bố dân cư không đồng đều ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội đôi với nước ta? Miền núi TNTN phong phú nhưng thiếu lao động đặc biệt là lao động có kĩ thuật. Còn ở thành thị dân cư tập trung đông đúc gây sức ép về việc làm, nhà ở, môi trường,. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc Đông dân * Đặc điểm - Quy mô dân số: 84156 nghìn người(2006) - Đứng thứ 3 Đông Nam Á, 13 thế giới. * Đánh giá: - Thuận lợi: + Có nguồn lao động dồi dào + Thị trường tiêu thụ rộng lớn - Khó khăn: Gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội như:Việc làm, lương thực thực phẩm, môi trường, . . . b.Nhiều thành phần dân tộc Có 54 thành phần dân tộc.Trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2 %, còn lại các dân tộc khác. - Đánh giá: + Tạo ra bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất đa dạng + Tuy nhiên: Sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, trình độ gây khó khăn trong việc quản lí của nhà nước. Nhiều thế lực thù địch lợi dụng yếu tố này chia rẽ sự đoàn kết dân tộc nước ta. Vì vậy nhà nước cần đầu tư phát triển kinhtế - xã hội ở các vùng này. 2. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ a. Dân số tăng nhanh * Đặc điểm: - Dân số nước ta tăng nhanh,mỗi năm tăng hơn 1 tr người.Đặc biệt nửa cuối thế kỉ XX dẫn đến bùng nổ dân số. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm. + năm 1999 : 1,7 % + Năm 2005: 1,32 %. * Nguyên nhân: + Do tỉ lệ sinh vẫn còn cao + Tỉ lệ tử giảm nhanh * Hậu quả gia tăng dân số + Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. + Sức ép đến môi trường. + Ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế b.Cơ cấu dân số trẻ. - Theo số liệu thống kê 2005, Dân số nước ta có cơ cấu theo tuổi như sau: + Từ 0 tuổi đến 14 tuổi chiếm: 27% + Từ 15 tuổi đến 59 tuổi chiếm: 64% + Trên 60 tuổi chiếm: 9 % - Mối năm tăng thêm 1,15 triệu người. * Đánh giá: - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, cần cù, năng động sáng tạo, lĩnh hội khoa học kĩ thuật công nghệ nhanh, - Khó khăn: Nhu câu giải quyết việc làm lớn. 3. Phân bố dân số chưa hợp lí a. Phân bố dân cư chua hợp lí *. Giữa Đồng bằng và miền núi. - Nông thôn tập trung 75% dân số ( chiếm ¾ dân số cả nước ) nhưng chỉ chiếm ¼ diện tích.Mật độ dân số cao. - Miền núi chiếm ¾ diện tích nhưng tập trung 25% dân số ( chiếm ¼ dân số cả nước). . * Chênh lệch giữa các vùng. Dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, thưa thớt ở các tỉnh Tây Nguyên,Tây Bắc * Giữa thành thị và nông thôn - Dân số tập trung ở nông thôn 73,1% còn thành thị là 26,9 %. - Dân số thành thị có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm d. Hậu quả của sự phân bố dân cư chưa hợp lí - Không khai thác được triệt để tiềm năng của mỗi vùng b. Nguyên nhân - Trình độ phát triển kinh tế xã hội - Do lịch sử khai thác lãnh thổ - Điều kiện tự nhiên. c. Hậu quả của sự phân bố dân số không hợp lí - Khai thác không triệt để tiềm năng mỗi vùng. - Gây ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng trong nước IV. ĐÁNH GIÁ Câu 1:HS quan sát bản đồ phân bố dân cư, khái quát sự phân bố dân cư ở nước ta? Câu 2: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn hơn đồng bằng sông Hông nhưng mật độ dân cư thấp hơn đồng bằng sông Hồng? Câu 3: Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số giảm ngưng qui mô dân số nước ta vẫn tăng? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 1 Làm các bài tập SGK 2. Dựa vào bảng số liệu 21.3 SGK. a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số nước ta theo thành thị và nông thôn. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân. 3, Soạn bài mới VI. PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1: HS nghiên cứu BSL 15 nước đông dân nhất thế giới. Hãy so sánh qui mô dân số Việt Nam so với một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Sau đó rút ra nhận xét về đặc điểm dân số Việt Nam. :.. Đặc điểm dân số có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? - Thuận lợi: :.. - Khó khăn: . Phiếu họcc tập số 2: HS nghiên cứu SGK, tranh ảnh, hiểu biết của bản thân, Hãy cho biết đặc điểm về thành phần dân tộc nước ta. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? - Thuận lợi: .. - Khó khăn: . Phiếu học tập số 3: Dựa vào hình 16.1 , 16.2 và nội dung SGK Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh. Nguyên nhân và hậu quả của việc dân số tăng nhanh đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. . Phiếu học tập số 4:HS dựa vào BSL trong SGK và hình 4, nhận xét về cơ cấu dân số của nước ta qua 2 năm 1999 và 2005.Đánh giá đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta?

File đính kèm:

  • docBAI 16 DAC DIEM DAN SO VA PHAN BO DAN CU NUOC TA.doc