Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

-Nắm được đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của nước ta

-Hiểu được ý nghĩa của vị trị địa lý đối với tự nhiên, đối với phát triển kinh tế - văn hóa và an ninh quốc phòng.

- Khai thác kiến thức từ bản đồ

-Ý thức đầy đủ về chủ quyến lãnh thổ, có thái độ yêu quê hương đất nước

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ Ngaøy soaïn:.................................. Tieát:.................. Lớp dạy:......................................... Tuaàn:................ Bài :2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ I. MUÏC TIEÂU: Sau khi hoïc xong baøi naøy, hoïc sinh caàn naém ñöôïc 1. Kieán thöùc: -Nắm được đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của nước ta -Hiểu được ý nghĩa của vị trị địa lý đối với tự nhiên, đối với phát triển kinh tế - văn hóa và an ninh quốc phòng. 2. Kyõ naêng: - Khai thác kiến thức từ bản đồ 3. Thaùi ñoä: -Ý thức đầy đủ về chủ quyến lãnh thổ, có thái độ yêu quê hương đất nước II. PHÖÔNG PHAÙP, PHÖÔNG TIEÄN DAÏY HOÏC: 1.Phöông phaùp chuû yeáu:Thaûo luaän, ñaøm thoaïi, thuyeát trình, neâu vaán ñeà , giaûi thiuùch minh hoïa 2.Phöông tieän daïy hoïc: -Bản đồ các nước Đông Nam Á - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Atlat Địa lý Việt Nam - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật Quốc tế năm 1982 III. TIEÁN TRÌNH TOÅ CHÖÙC TIEÁT DAÏY: OÅn ñònh lôùp ( 1 phuùt ) Lôùp tröôûng baùo caùo só soá , giaùo vieân kieåm tra só soá cuûa hoïc sinh . 2.Kiểm tra bài cũ: -Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. 3.Hoaït ñoäng baøi môùi: a.Vaøo baøi b. Noäi dung baøi môùi: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung chính ó Hoạt động 1: Xác định VTĐL của nước ta. (Cá nhân) Bước 1: Học sinh dựa vào nội dung Sgk, bản đồ các nước Đông Nam Á, vốn hiểu biết trình bày đặc điểm VTĐL nước ta theo dàn ý: + Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông trên đất liền. + Tọa độ địa lý các điểm cực. + Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. Bước 2: Một Hs chỉ trên bản đồ để trả lời, hs khác bổ sung, Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. ó Hoạt động 2: Xác định phạm vi vùng đất của nước ta. (Cả lớp) Bước 1: Hs dựa vào nội dung Sgk, vốn hiểu biết trả lời: + Phạm vi lãnh thổ của một nước bao gồm những bộ phận nào? + Đặc điểm vùng đất, xác định đường biên giới trên đất liền, kể tên một số cửa khẩu. + Xác định đường bờ biển, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bước 2: Hs trả lời và trình bày trên bản đồ, hs khác nhận xét, bổ sung, Gv tổng kết, chốt kiến thức. ó Hoạt động 03: Xác định phạm vi vùng biển của nước ta. (Cá nhân) Bước 1: Gv treo bản đồ khung trên bảng, yêu cầu Hs đọc nội dung Sgk sau đó xác định phạm vi vùng biển nước ta bao gồm: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Bước 2: Hs trình bày, Hs khác nhận xét, bổ sung, Gv chuẩn kiến thức. ó Hoạt động 04: Ý nghĩa của VTĐL. (Nhóm) Bước 1: Gv chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ + Nhóm 1, 2, 3 đọc nội dung Sgk, quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, kiến thức đã học trình bày những thuận lợi và khó khăn của VTĐL tới tự nhiên nước ta. Khí hậu Cảnh quan Sinh vật Khoáng sản + Nhóm 4, 5, 6 đọc nội dung Sgk, bản đồ các nước Đông Nam Á, kiến thức đã học nêu những thuận lợi và khó khăn của VTĐL tới phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng. 1. Vị trí địa lý: - B: 23023’B, Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang - N: 8034’B, Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau - T: 102009’, Sín Thầu-Mường Nhé-ĐB - Đ: 109024’, Vạn Thạnh-Vạn Ninh-Khánh Hòa Tiếp giáp: + Trên đất liền: TQ, Lào, CPC. + Trên biển: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaysia, Inđônêsia, Xingapo, Thái Lan 2.Phạm vi lãnh thổ:Gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời. a.Vùng đất: S: 331212 km2 (đất liền và các hải đảo) Có > 4600 km đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia và phần lớn nằm ở khu vực miền núi. Đường bờ biển hình chữ S, dài 3260 km, đi qua 28 tỉnh, thành. Có > 4000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). b.Vùng biển: Xem phần phụ lục c.Vùng trời (Sgk) 3. Ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam: a. Ý nghĩa về tự nhiên: - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.à Sinh vật phong phú, đa dạng. - Liền kế với các vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại à khoáng sản. - Tự nhiên có sự phân hóa đa dạng. Khó khăn: Bão, lũ lụt, hạn hán. b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng. +Về kinh tế: Có nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình giao thông thông thương với các nước trên thế giới. Vùng biển rộng lớn, giàu có -> phát triển các ngành kinh tế biển. +Về văn hóa-xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực. +Về chính trị-quốc phòng: Có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. IV. CUÛNG COÁ: - Em hãy kể tên 28 tỉnh, thành phố có đường bờ biển chạy qua. - Nêu ý nghĩa của vị trí địa V. PHUÏ LUÏC : Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật Quốc tế năm 1982 Mặt nước đại dương Nội thủy Lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế Mặt nước đại dương A. GIỮA BÀI: 1.Dựa vào bản đồ Các nước Đông Nam Á và bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp với các nước nào trên đất liền và trên biển. -Đất liền: Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia -Trên biển: Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan 2.Hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm những bộ phận nào ? phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. 3.Hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia . -Trung Quốc: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu). -Lào : Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) -Campuchia: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang). 4.Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ? - Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng - Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông – nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. B. CUỐI BÀI 1-Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước ĐN Á. a. vị trí địa lý : * Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. -Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền. -Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. - Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan * Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn * Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7 (Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước). b. phạm vi lãnh thổ: * Phần trên đất liền: Nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. * Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông. * Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. + Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (niên giám thống kê 2006).Có biên giới chung với nhiều nước như Trung Quốc (1400km), Lào (2100km),Campuchia ( hơn 1100km) +Vùng biển: - Vùng biển nước ta bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải. vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông. - Đường bờ biển dài 3260 km, chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái ( Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên ( Kiên Giang ). Có 28/63 tỉnh thành phố tiếp giáp với biển. - Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa là Trường Sa ( Khánh Hoà) và Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) + Vùng trời: khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. 2-Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam a. ý nghĩa tự nhiên -Vị trí địa lý nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao, giàu ánh nắng - Nước ta nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt với mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông. Vì thế thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. -Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. -Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. -Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b.nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng :VN có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới nhờ có VTĐL khá thuận lợi. *Về kinh tế. - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như : Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Saigon và các sân bay quốc tế : Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, các đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, các khu vực đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. - VTĐL nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. *Về văn hóa – xã hội: Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tường đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực - Góp phần làm giàu bản sắc văn hoá, kể cả cả kinh nghiệm sản xuất trên cơ sở một nền văn hoá chung nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện. - Đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. *Về an ninh quốc phòng. - Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. - Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. VI.KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Vị trí địa lý . - Nước ta nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương , gần trung tâm Đông Nam Á trên đất liền tiếp giáp vói Lào, Trung Quốc, Cam Pu chia . Trên biển tiếp giáp với Ma lai si a , Trung quốc, Bru nây, Phi lip pin, Cam Pu chia -Trên đất liền : + Điểm cực bắc ở vĩ độ 230 23’B tại xã Lũng cú , huyện đồng văn tỉnh Hà Giang + Điểm cực nam ở vĩ độ 80 37’B tại xã đất mũi , huyện ngọc hiển tỉnh Cà Mau + Điểm cực tây kinh độ 102 0 10’Đ tại xã Sình Tầu , huyện Mường Tề, tỉnh Điện Biên + Điểm cực Đông kinh độ 109 0 24’Đ tại Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - Ở ngoài khơi , các đảo kéo dài tới tận khoảng vỉ độ 60 50’B và từ khoảng kinh độ 110 0 Đ đến1170 20’Đ trên biển đông - Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giở thứ 7 2. Phạm vi lãnh thổ . - Vùng đất . + Toàn bộ phần đất liền và các đảo có tổng S 331212 km2 + Nước ta có hơn 4500 km đường biên giới trên đất liền : biên giới việt trung 1400km , biên giới việt Lào 2100 km , biên giới Việt Nam – Cam fu chia 1100 km . Phần lớn biên giới nằm ở miền núi . - Đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái 9 ( Quảng Ninh )đến Hà Tiên (Kiên Giang ) - Có hơn 3000 hòn đảo phần lớnlà các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa ( thuộc tỉnh Khánh Hòa). -Vùng biển Vùng biển ở nước ta bao gồm : nội thủy , lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Nước ta có chủ quyền trên một vùng khoảng 1 triệu km2 tại biển Đông. +Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền ,ở phía trong đường cơ sở. + Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển,có chiều rộng 12 hải lí(1 hải lí = 1852m). +Vùng tiếp giáplãnh hảilà vùng biểnđược quy địnhnhằm đảm bảo choviệc thực hiện chủ quyềncủa nước ven biển, rộng 12 hải lí. +Vùng đặc quyền về kinh tếlà vùng tiếp liền với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp nghầm và tàu thuyền , máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng khôngnhư công ước quốc tế quy định. + Thềm lục địa nước talà phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác , bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. - Vùng trời: là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta ; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới , trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam a) Ý nghĩa tự nhiên - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái bình Dương, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. -Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. - Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hàng năm. b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng - Về kinh tế: + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Thái Lan, Đông Bắc Cam-pu – chia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Về văn hóa – xã hội, vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước tròng khu vực Đông Nam Á. -Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng , phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. VI. THOÂNG TIN: 1.. Vị trí địa lý : - Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương , ở trung tâm Đông Nam Á , vừa gắn với lục địa Á Âu vừa có một bộ phận trên biển Đông . - Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế . - Hệ toạ độ địa lý : o Vĩ độ : Điểm cực Bắc : 23º23’B : Xã Lũng Cú, cao nguyên Đồng Văn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang . Điểm cực Nam : 8º30’B : Xã Đất Mũi , huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau . o Kinh độ : Điểm cực Tây : 102º8’Đ trên đỉnh núi Khoan La San ở khu vực biên giới giữa Việt Nam , Lào và Trung Quốc thuộc xã Sín Thầu , huyện Mường Nhé , tỉnh Điện Biên . Điểm cực Đông : 109º28’Đ tại xã Vạn Thạnh trên bán đảo Hòn Gốm , huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà . 2. Phạm vi lãnh thổ : Bao gồm cả vùng đất, vùng biển và vùng trời a.Vùng đất :Toàn bộ phần đất liền trong phạm vi biên giới và phần đất nổi khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ trong Biển Đông.Phần đất liền có diện tích 329.247 km2 , có dạng hẹp ngang và kéo dài theo phương kinh tuyến với chiều dài gần 1650 km .Chỗ rộng nhất ở Bắc Bộ khoảng 600 km và hẹp nhất ở Trung Bộ chưa đến 50 km . Việt Nam có đường biên giới dài khoảng 4500km trên đất liền . Giáp với Trung Quốc 1306 km, Lào 2067 km và Campuchia 2067 km .Phần lớn các đường biên giới này là các ranh giới tự nhiên , chỉ một số bộ phận giáp với Campuchia nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long . Vấn đề biên giới với các nước trên đất liền cơ bản đã được giải quyết xong trên tinh thần hợp tác hoà bình thương lượng . Về đường bờ biển , Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái ( Quảng Ninh ) đến Hà Tiên ( Kiên Giang ), 28/64 tỉnh thành có lối thông ra biển , có khả năng để khai thác kinh tế biển . b.Vng biển : Có khoảng 1triệu km2 trong biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta , bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải , tiếp giáp lãnh hải , vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa . . Nội thuỷ : Là vùng nước ở trong đường cơ sở để tính lãnh hải của mỗi quốc gia và được xem là phần đất liền . Ngày 12-11-1982 , chính phủ nước ta đã quy định đường cơ sở là dường ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam . Điểm chuẩn của đường cơ sở là các đảo ven bờ và các mũi đất .Riêng vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa cũng như trong vịnh Thái Lan sẽ tiếp tục được giải quyết . Lãnh hải : Có chiều rộng 12 hải lý ( tuyên bố 12-5-1977 ), là các đường song song tính từ đường cơ sở . Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển . . Tiếp giáp lãnh hải : Là vùng biển được quy định để bảo đảm chủ quyền của nước ven bờ . Vùng này của nước ta được quy định 12 hải lý . Nhà nước có quyền về thuế, môi trường , xuất nhập cư , quốc phòng .... . Vùng đặc quyền kinh tế : có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở .Nhà nước có hoàn toàn về chủ quyền kinh tế song vẫn để cho các nước đặt cáp ngầm , ống dẫn dầu, máy bay, tàu bè các nước qua lại theo công ước quốc tế về Luật biển đã quy định . . Thềm lục địa : Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải đến bờ ngoài của ría lục địa , có độ sâu khoảng 200m. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở chưa tới 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lý . Nước ta có quyền thăm dò , khai thác , bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên . . Vùng trời : Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta , trên đất liền được xác dịnh bằng các đường biên giới , trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian của các hải đảo . 3 Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý : - Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nóng nội chí tuyến ở nửa cầu Bắc và gần chí tuyến Bắc , nên có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới như các nước cùng vĩ độ như Lào , Campuchia, Thái Lan, Myanma , Ấn Độ , các nước châu Phi nhiệt đới và Trung Mỹ . - Có một bộ phận lớn nằm trong Biển Đông , đây là kho dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta . - Nằm ở trung tâm Đông Nam Á , là một trong ba hệ thống gió mùa châu Á rất điển hình với hai mùa rõ rệt : Mùa đông có gió mùa Đông Bắc , mùa hạ có gió mùa Tây Nam , tạo nên đặc điểm gió mùa của Việ Nam và sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta . - Nằm ở vị trí thuộc các đới cảnh quan điển hình của vành đai nóng như đới rừng nhiệt đới và đới rừng á xích đạo nên rất phong phú về thành phần các loài sinh vật bao gồm cả các khu hệ sinh vật Hoa Nam ( Trung Quốc ) , Ấn Độ- Myanma và Mã Lai- Inđônêxia , cả các luồng di cư hàng năm của chim và sinh vật biển từ các vùng lạnh và ôn đới . - Nằm ở vị trí tiếp giáp nối liền lục địa với đại dương , có quan hệ với vành đai sinh khoáng và núi lửa tây Thái Bình Dương, nên có nhiều loại khoáng sản , đặc biệt là dầu khí , than thiếc, nhôm , sắt, vàng ....đồng thời cũng xảy ra nhiều hoạt động động đất , núi lửa ... - Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương nên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão . 4. Lịch sử phát triển tự nhiên việt Nam : . Vị trí Việt Nam trong cấu trúc kiến tạo toàn cầu và Đông Nam Á : Nghiên cứu lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam là một việc hết sức phức tạp , khó khăn , vì : - Lãnh thổ Việt Nam ngày nay chỉ là một bộ phận nhỏ của lớp vỏ địa lý Trái Đất . Bản thân lịch sử phát triển lớp vỏ địa lý Trái Đất cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ . - Việc nghiên cứu lịch sử phát triển tự nhiên hiện nay chủ yếu dựa vào lịch sử địa chất , còn các kết quả nghiên cứu cổ địa lý , cổ sinh vật hầu như chưa đầy đủ và chỉ có tính chất cục bộ trong môt phạm vi hẹp . - Việc nghiên cứu lịch sử phát triển địa chất Đông Nam Á và Việt nam trước đây chủ yếu dựa vào thuyết địa máng, chỉ trong vài thập kỷ trở lại đây với sự ra đời của thuyết kiến taọ mảng mới sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại theo quan điểm kiến tạo động để nghiên cứu sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất . Tuy có nhiều kết quả ,song vẫn chưa đầy đủ . 5.Thoâng tin boå sung.Ñöôøng bieân giôùi quoác gia Ñöôøng bieân giôùi treân ñaát lieàn cuûa Vieät Nam daøi hôn 4.600 km, tieáp giaùp vôùi 3 nöôùc : Trung Quoác, Laøo, Campuchea. -Ñöôøng bieân giôùi Vieät Nam – Trung Quoác daøi hôn 1.400 km, tieáp giaùp giöõa 7 tænh cuûa Vieät Nam töø taây sang ñoâng laø Ñieän Bieân, Lai Chaâu, Laøo Cai, Haø Giang, Cao baèng, Laïng Sôn vaø Quaûng Ninh vôùi 2 tænh cuûa Trung Quoác laø Vaân Nam vaø Quaûng Taây. -Ñöôøng bieân giôùi Vieät Nam – Laøo coù chieàu daøi gaàn 2.100 km, tieáp giaùp giöõa 10 tænh cuûa Vieät Nam töø baéc xuoáng nam laø Ñieän Bieân, Sôn La, Thanh Hoùa, Ngheä An, Haø Tænh, Quaûng Bình, Quaûng Trò, Thöøa Thieân – Hueá, Quaûng Nam vaø Kon Tum vôùi 10 tænh cuûa Laøo laø Phongxalì, Luoâng Phabaêng, Huûaphaên, Xieâng Khoaûng, Boâlikhaêmxay, Khaêmmuoän, Xavanakheùt, Xalavan, Xeâcoâng vaø Aùttapö. -Ñöôøng bieân giôùi Vieät Nam – Campuchea coù chieàu daøi hôn 1.100 km, tieáp giaùp giöõa 10 tænh cuûa Vieät Nam laø Kon Tum, Gia Lai, Ñaék Laék, Ñaék Noâng, Bình Phöôùc, Taây Ninh, Long An, Ñoàng Thaùp, An Giang vaø Kieân Giang vôùi 9 tænh cuûa Campuchea laø Ranatakiri, Munñunkiri, Krache, Svay Rieâng, Coângpoâng Chaøm, Praây Veng, Ta Keo, Kon Ñan vaø Cam Poát (Theo Traàn Coâng Truïc, Ban bieân giôùi Chính phuû – 25 naêm xaây döïng vaø tröôûng thaønh. Taäp san Bieân giôùi vaø laõnh thoå, soá 8, thaùng 10 – 2000). 6Chuû quyeàn quoác gia treân bieån Coâng Öôùc cuûa Lieân hôïp quoác veà luaät bieån ñöôïc kyù keát vfo naêm 1982, nhöng keå töø ngaøy 16 – 11 – 1994 môùi coù hieäu löïc phaùp lyù quoác teá. Vieät Nam pheâ chuaån coâng öôùc 1982 vaøo naêm 1994. Theo coâng öôùc naøy, moät quoác gia ven bieån seõ coù vuøng bieån goàm : noäi thuûy, laõnh haûi (roäng 12 haûi lyù), vuøng tieáp giaùp laõnh haûi (roäng 12 haûi lyù), vuøng ñaëc quyeàn kinh teá (roäng 200 haûi lyù tính töø ñöôøng cô sôû), vaø theàm luïc ñòa (roäng töø 200 haûi ly ñeán toái ña 350 haûi lyùù); vaø caùc nöôùc coù chung bieån seõ phaûi xaùc ñònh ñöôøng bieân giôùi treân bieån theo nguyeân taéc cô baûn laø thoûa thuaän vaø coâng baèng theo luaät phaùp quoác teá. 7-Vị trí địa lý. -Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Dựa vào bản đồ Các nước Đông Nam Á và bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp với các nước nào trên đất liền và trên biển. -Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền. -Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạ

File đính kèm:

  • docBAI 2 DIA 12 BAN CO BAN.doc