1. ĐB châu thổ
a. ĐBSH
+ đ/bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.
+ Diện tích: 15.000 km2.
+ Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.
+ Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
A. Kiến thức trọng tâm (thực hiện theo chuẩn kiến thức - kỹ năng)
B. Khu vực đồng bằng
1. ĐB châu thổ
a. ĐBSH
+ đ/bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.
+ Diện tích: 15.000 km2.
+ Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.
+ Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
b. ĐBSCL
+ Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH.
+ Diện tích: 40.000 km2.
+ Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.
+ Không có đê, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên vào mùa lũ bị ngập nước đất phù sa được bồi đắp, còn về mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đ/bằng làm tăng diện tích đất phèn và đất mặn. Trên bề mặt đ/bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
2. ĐB ven biển miền Trung
+ Đ/bằng do phù sa sông biển bồi đắp
+ Diện tích: 15.000 km2.
+ Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (Chỉ có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng)
+ Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát.
IV. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đ/bằng trong phát triển KT - XH
1. KV đồi núi
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, VLXDThuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứaCó tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại ĐTV, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc giaNên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài ĐTV cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh tháiThuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan
+ Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muốiKhó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
2. KV đồng bằng
+ Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.
+ Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp
+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.
+ Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
B. Câu hỏi lý thuyết
1. Hãy điền các nội dung thích hợp để hoàn thành bảng theo mẫu:
Nội dung
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu Long
Đồng bằng duyên hải miền Trung
Diện tích
Điều kiện hình thành
Địa hình
Đất
2. Khu vực đồng bằng nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?
3. Khu vực đồi núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?
C. Câu hỏi kỹ năng Atlat:
Dựa vào Atlat ĐLVN trang 11 để xác định các loại đất ở các đồng bằng của nước ta.
File đính kèm:
- bai 7 Dat nuoc nhieu doi nui tt.doc