Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức: - Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nứơc ta

- Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng

2/ Kĩ năng: - Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ khí hậu

- Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu

- Đọc được biểu đồ khí hậu

II/ Trọng tâm bài học: Phần gió mùa

III/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ khí hậu Việt Nam, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam , lược đồ gió mùa

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTTH SÀO NAM - GIÁO ÁN MẪU BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nứơc ta Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng 2/ Kĩ năng: - Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ khí hậu Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu Đọc được biểu đồ khí hậu II/ Trọng tâm bài học: Phần gió mùa III/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ khí hậu Việt Nam, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam , lược đồ gió mùa IV/ Tiến trình bài dạy: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ:5’ Câu 1: Nêu khái quát về biển Đông Câu 2: Nêu các nguồn lợi từ biển mà em biết cùng với thiên tai do biển gây ra 3/ Bài mới: Vào bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta thể hiện rõ nét nhất qua thành phần khí hậu do vậy để hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về khí hậu Việt Nam hôm nay chúng ta đi vào nội dung bài:THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀTRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN HĐ1 : Cá nhân -Bước1:GV treo Bản đồ tự nhiên VN yêu cầu Hs quan sát bản đồ để trả lời các câu hỏi: ? Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ? ( Nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, cạnh biển Đông ) ? Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các yếu tố cơ bản nào -Bước 2:GV treo Bản đồ khí hậu VN và hỏi HS các câu hỏi sau: ?Quacác biểu đồ khí hậu,emcó nhận xét gì về chế độ nhiệt ở nước ta ? Vì sao nhiệt độ ở nước ta cao ? t0 Tb năm thay đổi như thế nào từ B- Nam ( GV có gợi ý : Vĩ độ ) ?Lượng nhiệt lớn ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống ? Vì sao nước ta có lượng ẩm lớn (bổ sung thêm:Sườn đón gió mưa có thể từ 3500 đến 4000mm/năm Cân bằng ẩm = lượng mưa- lượng bốc hơi Hà Nội = 1676 - 989 = 687mm/năm Huế = 2868 - 1000 = 1868 TPHCM = 1931 - 1686 = 245) ? Nhận xét mùa mưa của 3 miền nước ta ( Bắc, Trung, Nam ) - Bước 3: Sau khi Hs trả lời, Gv chuẩn kiến thức để HS ghi bài và kết luận: Mùa mưa của miền Trung đến chậm hơn MBắc và MNam , vì sao vậy và vấn đề này liên quan đến gió mùa hay không ,chúng ta sang tìm hiểu phần gió mùa HĐ2 : Nhóm *Bước 1:GVchia lớp thành 4 nhóm -Nhóm1,2 tìm hiểu về gió mùa mùa Đông - Nhóm 3,4 tìm hiểu về gió mùa mùa Hạ * Bước 2:GV treo 2 lược đồ gió mùa lên bảng và hướng dẫn cho các nhóm kết hợp lược đồ, bản đồ khí hậu để hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập và báo cáo trước lớp. * Bước 3: Sau khi thảo luận xong, Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét , Gv kết luận( Miền Trung mưa vào mùa Thu Đông) , chuẩn kiến thức và bổ sung thêm: - Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có gió Tín Phong hoạt động nhưng yếu là do gió mùa lấn át , nó chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và trong thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió - Miền Trung mưa vào tháng 9 Mùa mưa miền Trung:Thu Đông: Trùng với mùa Bão nên thường xuyên gây ra lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống , sản xuất, sịnh hoạt của nhân dân - Khí hậu nước ta có tính chất không ổn định do tính chất hoạt động không ổn định của gió mùa cho nên nước ta cần có các biện pháp đối ứng kịp thời để hạn chế thiệt hại của thời tiết gây nên - Nằm trong vùng Biển nhiệt đới nên khí hậu nước ta còn chịu tác động của Bão 15’ 18’ I/ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: 1/ Tính chất nhiệt đới: a/Nhân tố hình thành:Do vị trí : Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến b/Biểu hiện : - Tổng bức xạ lớn t0 Tb năm >200c - Số gìơ nắng nhiều:1400 – 3000 giờ 2/ Lượng mưa, độ ẩm lớn: a/Nhân tố hình thành: b/ Biểu hiện: 3/ Gió mùa: a/Nhân tố hình thành: b/ Biểu hiện: * Gió mùa mùa đông: - Thời gian hoạt động:Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau - Hướng gió: ĐBắc - Hệ quả: + Tạo nên 1 mùa đông lạnh ở miền Bắc: Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm + Khi di chuyển xuống phía nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy núi Bạch Mã + Từ Đà Nẵng trở vào có gió Tín Phong Bán câù Bắc thổi theo hướng ĐB gây mưa cho vùng biển Trung Bộ, còn Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô * Gió mùa mùa hạ: - Thời gian hoạt động:Từ tháng 5 đến 10 - Hướng gió: Có 2 luồng gió Tây Nam + Đầu mùa thổi theo hướng Tây nam gây mưa cho Tây nguyên và Nam bộ, khô nóng cho Trung bộ . + Giữa và cuối mùa : # Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên # Gây mưa lớn cho Bắc Bộ nhưng gió chuyển hướng là ĐN # Gây mưa lớn cho Trung Bộ vào tháng 9 Gió mùa làm cho: Khí hậu nước ta phân mùa và thiếu sự ổn định - Bắc bộ có 2 mùa : Đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm , mưa nhiều - Phía Nam có 2 mùa: Mưa và khô rõ rệt - Trung bộ và Tây nguyên đối lập về 2 mùa 4/ Đánh giá: 3’ Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu1: Khí hậu nước ta mang tính: a Nhiệt đới ẩm b Nhiệt đới gió mùa c Nhiệt đới ẩm gío mùa d Cận xích đạo gió mùa Câu2: Khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa do yếu tố nào quyết định: A Vị trí địa lí b Nằm cạnh biển Đông c Nằm trong khu vực có gió mùa d Địa hình chi phối Câu3: Mưa Phùn của gió mùa mùa Đông là kết quả của : a Gió ĐB thổi qua biển bị biến tính b Gió ĐB thổi qua lục địa mang nhiều hơi nước c Gió ĐN từ biển thổi vào d Gió ĐN bị biến tính bởi địa hình Câu4: Giữa gió Tín Phong và gió mùa mùa Đông ở nước ta có điểm giống nhau: a Tính chất gió b Hướng gió c Đều qua biển d Đều thổi vào mùa đông Câu5:Ở Bắc Bộ gió mùa mùa Hè thường thổi theo hướng : a Tây Nam b Đông Bắc c Đông Nam d Tây Bắc 5/ Hoạt động nối tiếp:a/ Học bài cũ theo câu hỏi SGK, chú ý liên hệ địa phương để nắm rõ thời kì hoạt động các mùa gió cường độ gió tác động của nó đến khí hậu Câu2: - Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào nam (Quy luật địa đới). -Nhiệt độ trung bình tháng VII của Quy Nhơn (29,7 oC) > nhiệt độ trung bình tháng VII của Tp Hồ Chí Minh (27,1 oC), do vào tháng VII vị trí biểu kiến của Mặt trời ở gần Quy nHơn hơn Tp Hồ Chí Minh Câu3: - Lượng mưa ở Huế cao nhất (2.868 mm) do tác động của dải hội tụ nhiệt đới và địa hình chăn gió của dãy Trường Sơn. - Lượng mưa ở Tp Hồ Chí Minh do tác động của gió Tây nam thổi vào đầu mùa hạ và sự dịch chuyển của dãy hội tụ nhiệt đới. Lượng mưa ở Hà Nội thấp nhất (1.676 mm) do sự dịch chuyển của dãy hội tụ nhiệt đới. - Khả năng bốc hơi của Tp Hồ Chi Minh cao nhất (1.686 mm) và thấp nhất ở hà Nội (989 mm) do quy luật địa đới. - Cân bằng ẩm : Ở Huế cao nhất do mưa nhiều nhất, ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội gần bằng nhau vì mưa nhiều ở Tp Hồ Chí Minh nhưng khả năng bốc hơi cũng nhiều. Câu 4: - Hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước và hệ quả của nó : Vào các tháng V , VI , VII, khối khí nhiệt đới từ Bắc ÂĐDương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên nóng khô (gió phơn tây nam, còn gọi là gió Tây,gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khi do lực hút của áp thấp Bắc Bộ, gió Tây khô nóng xuất hiện cả ở đồng bằng Bắc Bộ. Thời tiết do gió phơn Tây mang lại rất nóng và khô, nhiệt độ lên đến 35 - 40oC, độ ẩm xuống dưới 50%.Từ tháng IV đến tháng VII, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nữa cầu nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. - Hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước và hệ quả của nó : Vào mùa đông khối không khí lạnh từ cao áp Xibia di chuyển theo hướng ĐB đến nước ta: + Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc : Đầu mùa đông thời tiết lạnh khô nhưng nữa sau mùa đông thì thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn + Khi di chuyển xuống phía Nam gió mùa đông suy yếu dần và bị chặn lại ở dãy núi Bạch Mã nên từ 160 B trở vào mùa đông không lạnh so với miền Bắc b/ Coi bài mới: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA BIỂU HIỆN QUA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC: 6/Phần phụ lục:- Phiếu học tập Gió mùa Hướng gió Nguồn gốc Phạm vi hoạt động Thời gian hoạtđộng Tính chất Ảnh hưởng đến khí hậu Gió mùa mùa Đông Gió mùa 2 Hạ -Thông tin phản hồi Gió mùa Hướng gió Nguồn gốc Phạm vi hoạt động Thời gian hoạt động Tính chất Ảnh hưởng đến khí hậu Gió mùa mùaĐông Đông bắc Áp cao Xi bia Miền Bắc Tháng 11 - 4 lạnh khô, lạnh ẩm Mùa đông lạnh ở miền Bắc Gió mùa mùa Hạ Tây nam Đông nam Đầu mùa: Cao áp Cận CTuyến ( Ben gan ) Cả nước Tháng 5 – 7 Nóng ẩm MưachoTN và Nam bộ ,khô nóng chotrungbộ Cuốimùa:Áp caocậnchí tuyến nam TBD: Em Tháng 6 - 10 Nóng ẩm Mưa cả nước 7/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai 9 THIEN NHIENNHIET DOI AM GIO MUA.doc