1. Về kiến thức :
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây, trước hết là do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các khối khí qua lãnh thổ.
- Biết được sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng : Biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 12 - Tuần 13 - Bài 11 : Thiên nhiên phân hóa đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/10/2008
Ngày dạy : 04 /10/2008
Tiết : 12
Tuần : 13
Bài 11 : THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây, trước hết là do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các khối khí qua lãnh thổ.
- Biết được sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng : Biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
2. Về kỹ năng :
- Đọc hiểu các trang bản đồ: Hình thể, khí hậu, đất, thực vật và động vật trong Atlat ĐLVN để hiểu các kiến thức nêu trong bài học.
- Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hai biểu đồ khí hậu trong bài tập.
- Liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ B vào N, từ Đ sang T.
3. Về thái độ :
- Tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Sự khác nhau về thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam thể hiện ở các đới cảnh quan tiêu biểu.
- Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây biểu hiện rõ nhất là sự phân hóa thành 3 vùng : Vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.Atlat địa lý Việt Nam.
- Một số tranh ảnh hoặc đoạn phim về thiên nhiên Việt Nam.
III. Phương pháp : Thảo luận, phân tích, giảng giải.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1 : Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta ? à Sgk trang 45, 46.
CH 2 : Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ? à Sgk trang 46, 47.
3. Bài mới :
- Trên toàn quốc, thiên nhiên nước ta có đặc tính chung là nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tuy nhiên, có sự phân hóa giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam, cũng như sự phân hóa từ Đông sang Tây. Vậy nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa? Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng nhau nghiến cứu bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1 : Cả lớp / cá nhân
- GV: Hỏi: ? Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam ?
- HS: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân trả lời.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
HĐ 2 : Nhóm / cặp
Bước 1 : Gv chia lớp thành các nhóm và phân công nhiệm vụ:
- Nhóm 1 & 3 : - Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam.
+ Xác định ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam trên bản đồ ĐLTN.
+ Những đặc trưng của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc.
+ Đặc trưng của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam.
- Nhóm 2 & 4 : - Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây :
+ Quan sát trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam ( hoặc Atlat Địa Lý Việt Nam ), nhận xét sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.
+ Những tính chất của thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa.
+ Tính chất của thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển.
+Tính chất của thiên nhiên vùng đồi núi: ? Nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường sơn và Tây Nguyên?
Bước 2 : Các nhóm HS thảo luận theo nội dung yêu cầu được phân công.
Bước 3 : Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Các nhóm đóng góp ý kiến bổ sung.
Bước 4 : Gv tóm tắt, bổ sung & chuẩn xác kiến thức.Nhận xét & đánh giá về kết quả làm việc của các nhóm.
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam :
Nguyên nhân : Do sự thay đổi khí hậu từ B vào N
( Sự thay đổi khí hậu theo vĩ độ và hệ quả hoạt động của gió mùa Đông Bắc ).
a. Phần lãnh thổ phía bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra ) :
- Thiên nhiên đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa :
+ Nhiệt độ t/b năm > 200C
+ Có Mùa Đông lạnh với 2 – 3 tháng < 180C
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
- Cảnh quan thiên nhiên: Rừng nhiệt đới gió mùa
+ Mùa đông : Trời lạnh, nhiều mây, ít mưa à nhiều loài cây rụng lá.
+ Mùa hạ: Trời nắng, nóng, mưa nhiều à cây xanh tốt
+ Trong rừng : Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới ( dẻ, re) và ôn đới ( sa mu, pơ mu ), thú có lông dày.
+ Đồng bằng : Mùa Đông trồng được cả rau ôn đới.
b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) :
- Thiên nhiên mang sắc thái vùng khí hậu cận XĐ gió mùa:
+ Nóng quanh năm, T0 t/b năm > 250C, không có tháng nào < 200C. Biên độ nhiệt độ t/b năm nhỏ.
+ Khí hậu gió mùa: có 2 mùa mưa & khô rõ rệt.
- Cảnh quan thiên nhiên: Đới rừng cận xích đạo gió mùa
+ Thành phần thực, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.
+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô ( cây họ dầu ), động vật là các loài thú lớn : Voi, Hổ, Báo, Bò rừng .. .. Vùng đầm lầy có Trăn, Rắn, Cá sấu . . . .
2.. Thiên nhiên phân hóa theo Đông tây :
- Từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a. Vùng biển và thềm lục địa : Gấp 3 lần d.t đất liền
- Thềm lục địa: Độ nông - sâu, rộng - hẹp thay đổi theo từng đoạn bờ biển à liên quan chặc chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên.
- Thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa: Đa dạng
b. Vùng đồng bằng ven biển :
- Thay đổi tùy nơi à quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông.
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: Mở rộng, bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông, thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
+ Đồng bằng ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu . . .thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển ngành kinh tế biển.
c. Vùng đồi núi : - Sự phân hóa thiên nhiên rất phức tạp :
+ Đông Bắc: Thiên nhiên cận nhiệt đới gió mùa.
+ Tây Bắc: Vùng núi thấp phía Nam: Nhiệt đới ẩm gió mùa; Vùng núi cao : Thiên nhiên ôn đới
+ Khi Đông Trường Sơn mưa vào Thu Đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô . . . .
4. Củng cố :
- Hãy nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta? Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông Tây?
5. Dặn dị :
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học trong SGK.Dựa vào các trang bản đồ: Hình thể, khí hậu, đất, thực vật và động vật à C/m sự phân hóa thiên nhiên theo B – N và theo Đ – T. Hướng dẫn HS làm bài tập 1/ trang 50 SGK.Đọc trước bài mới :“ Thiên nhiên phân hĩa đa dạng ” ( Tiết 2 ).
File đính kèm:
- Bai 11THIEN NHIEN PHAN HOA DA DANG .doc