Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 20 - Bài 18: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần:

- Biết được các vấn đề về sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác như tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, .

- Hiểu được một số vấn đề về bảo vệ môi trường ở nước ta: Mất cân bằng sinh thái và ô nhiểm môi trường nước, không khí, đất.

- Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

II. Phương tiện dạy học

- Bản đồ hình thể VN, Atlat Địa lí Việt Nam.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 20 - Bài 18: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Ngày soạn: 24/10/2008 Bài 18 Ngày dạy: 28/10/2008 SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG(TT) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Biết được các vấn đề về sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác như tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,.. - Hiểu được một số vấn đề về bảo vệ môi trường ở nước ta: Mất cân bằng sinh thái và ô nhiểm môi trường nước, không khí, đất. - Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ hình thể VN, Atlat Địa lí Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Oån định lớp. 2. Kiểm ta bài cũ 3. Bài mới: Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu như không thay đổi của nó. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ l: Hình thức: Nhóm. Nhóm 1:Tìm hiểu tình hình sử dung, các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước. Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình sử dung, các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình sử dung, các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch. Đại diện các nhóm trình bày. HĐ 2: Hãy tìm những vấn đề quan trọng nhất trong bảo về môi trường của nước ta hiện nay Phá rừng – Phá vỡ cân bằng sinh thái: Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh. Hạ mực nước ngầm. Tăng tốc độ dòng chảy của sông. Làm khí hậu trái đất nóng lên. Mất nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. HĐ III: Hãy tìm những nhiệm vụ trong chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường. Mục tiêu của luật bảo vệ môi trường ở nước ta. c. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ Nước - Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. -Nhiều nơi khai thác nguồn nước ngầm quá mức -Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng. -Những vùng khô hạn, thiếu nước ngọt thiếu nước cung cấp cho người dan. -Thực hiện các biện pháp công trình. -Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo cân bằng nguồn nước. -Xử lí nghiêm những hành vi làm ô nhiễm nguồn nước. -Tuyên truyền, giáo dục Khoáng sản Nước ta có nhiều mỏ KS nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó quản lí, khai thác. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí. - Xử lí những trường hợp khai thác trái phép. Du lịch - Ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch làm cảnh quan du lịch dị suy thoái Bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch Các nguồn tài nguyên khác cũng cần được khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững. 2. Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung chính của phát triển bền vững. - Những vấn đề quan trọng nhất trong bảo về môi trường của nước ta hiện nay: * Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường. - Biểu hiện: Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên các hiện tượng bất thường. - Nguyên nhân: Tác động của con người vào tự nhiên trong sinh hoạt và sản xuất. * Tình trạng ô nhiểm môi trường. - Ô nhiễm môi trường nước do sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. - Ô nhiễm không khí: Khu công nghiệp, khu dân cư nồng độ các chất CO2, SO2, NO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Ô nhiễm đất. Nước rác thải phân hủy ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất. 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. ( SGK ) 4. Đánh giá: Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo vệ các loại tài nguyên ở nước ta. Kí duyệt, Ngày 27 tháng 10 năm 2008 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu 5. Hoạt đông nối tiếp: Học bài theo các câu hỏi sau bài trong SGK.

File đính kèm:

  • doc12 Nang cao Tiet 20.doc