Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 29: Cơ cấu ngành công nghiệp

Sau bài học,HS cần:

1. Về kiến thức

• Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta với sự đa dạng của nó cùng một số ngành công nghiệp trọng điểm,sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.

• Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích sự phân hoá đó.

• Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 29: Cơ cấu ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương giáo án giảng dạy số 6 GV giảng dạy: Trần thị Hồng Phương. Sinh viên thực tập: Nguyễn thị Nga Lớp giảng dạy: 12/1. Phòng: 1 Tiết: 29. Ngày 4/3/2009. Tên bài: Cơ cấu ngành công nghiệp. I.Mục tiêu bài học Sau bài học,HS cần: Về kiến thức Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta với sự đa dạng của nó cùng một số ngành công nghiệp trọng điểm,sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện. Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích sự phân hoá đó. Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần. Kỹ năng Phân tích được biểu đồ hình 26.1(SGK),sơ đồ hình 26.2(SGK), bảng số liệu(xem phần phụ lục). Xác định trên bản đồ công nghiệp chung các khu công nghiệp tập chung chủ yếu của nước ta và các khu công nghiệp chính cùng với cơ cấu ngàng của chúng trong mỗi khu vực. Thái độ: Có ý thức học tập để xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hoàn thiện. II. Các phương tiện dạy học. Bản đồ công nghiệp chung Việt Nam. Phóng to hình 26.1(SGK), Bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng. Năm 2006.& Bảng Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.(Xem phần phụ lục) III. Phương pháp 1.Phương pháp đàm thoại gợi mở. 2.Phương pháp biểu đồ, sơ đồ. 3. Phương pháp bản đồ. IV.Tiến trình dạy học. Ổn định lớp và giới thiệu bài mới. Em hãy cho cô biết cơ cấu nền kinh tế bao gồm những bộ phận nào?(HS trả lời).Cơ cấu của ngành công nghiệp cũng bao gồm những bộ phận trên(cơ cấu công nghiệp ngành, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. Để hiểu rõ hơn các bộ phận này.Hôm nay chúng ta sẽ học bài 26:Cơ cấu ngành công nghiệp. Tiến trình bài mới. T.Gian Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản 15p 15p 10p Hoạt động 1:Cơ cấu ngành công nghiệp GV cho HS hoàn thành sơ đồ trên bảng(Sơ đồ cuối phụ lục) ?Nhận xét cơ cấu công nghiệp của nước ta như thế nào Jđất nước ta tiến hành đổi mới đất nước nhưng thiếu vốn, kinh nghiệm,.& để học tập kinh nghiệm của các nước đi trước như Hàn Quốc, Đài loan..không đầu tư tràn lan vào cả 29 ngành mà tập trung vào những ngành trọng điểm. ? Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Trong những điều kiện để trở thành công nghiệp trọng điểm.thì thế mạnh lâu dài là quan trọng nhất. Theo em nước ta có những thế mạnh lâu dài nào? (dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Phát triển ngành công nghiệp Dệt- May. Có thế mạnh về nguồn nguyên liệu năng nông lượng,vật liệu xây dựng.,nguên liệu từ ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó nước ta cũng tập trung phát triển những ngành như: ngành điện tử-tin hoc, ngành hoá dầu.. .là những ngành mũi nhọn của các nước phát triển. những ngành đòi hỏi khoa học kỹ thuật cao , có đội ngũ cán bộ,công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ kỹ thuật.. và trong tương lai chúng ta có thể đáp ứng được bởi thế hệ các em.Chúng ta phấn đấu đưa nước ta đến năm 2001 trở thành một nước công nghiệp. Vì vây trong cơ cấu công nghiệp của nước ta bên cạnh những ngành có thế mạnh có sẵn thì nước ta còn phát triển những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao. ?GV treo biểu đồ hình 26.1(SGK) nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta. J(Sự chuyển dịch phù hợp với nước ta đang trong quá trình công ngiệp hoá và hiện đại hoá.Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và còn nhiều hạn chế. Để hạn chế,và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng hoàn thiện.cơ cấu ngành công nghiệp có phương hướng hoàn thiện như thế nào? Hoạt động 2:Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. GV treo bản đồ công nghiệp Việt Nam. ?Dựa vào bản đồ trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của nước ta? Gv chốt lại kiến thức. ?Hãy nêu đặc điểm của các trung tâm công nghiệp ở duyên hải Nam trung bộ.? (phân bố dọc ven biển.Chủ yếu là các trung tâm công nghiệp vừa và nhỏ.Hướng chuyên môn hoá chủ yếu là dệt may ,thực phẩm.) ?Vì sao lại có sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta? . Nguyên nhân là do phân bố không đều của các điều kiện ảnh hưởng phát triển công nghiệp. GV vẽ sơ đồ: Trung tâm công nghiệp Hà Nội và các vùng phụ cận. ?Yêu cầu HS bằng hiểu biết cuả bản thân không sử dụng SGK tìm hướng chuyên môn hoá của các hướng.(xem sơ đồ phần phụ lục. *GV treo biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2006. ?Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta Hoạt động 3: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. * GV treo sơ đồ cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.& bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ?Nhận xét cơ cấu & sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. Giải thích sự chuyển dịch đó. HS hoàn thành sơ đồ HS trả lời HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS chỉ trên bản đồ. Hs trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời Hs nhận xét bảng số liệu. Hs trả lời. 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành. cơ cấu đa dạng. - Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến LT-TP.. -Cơ cấu ngành công nghiệp đang có sự chuyển dịch. +% công nghiệp chế biến tăng +% công nghiệp khai thác & công nghệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước giảm -Phương hướng: 2.Cơ cấu công ngiệp theo lãnh thổ -Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận,& vùng Đông nam Bộ. -Dọc duyên hải miềm trung tập trung một số trung tâm công nghiệp. -Các vùng còn lại tập trung thưa thớt. -Tỷ trọng công nghiệp Đông nam Bộ đứng đầu cả nước. 3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. -Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch. +giảm tỷ trọng cuả khu vực nhà nước. +tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước& khu vực có vốn đầu tư nước ngoài . 3. Củng cố và kết thúc bài. dặn dò học sinh về nhà học bài cũ. Tiết học kết thúc. Bảng phụ lục Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Năm Thành phần 1996 2006 Kinh tế nhà nước 49.6 22.5 Trong đó Trung ương 33.1 17.7 Địa phương 16.5 4.8 Kinh tế ngoài nhà nước 23.9 33.3 Trong đó Tập thế 0.6 0.4 Tư nhân 7.9 25.5 Cá thể 15.5 7.5 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26.5 44.2 Cơ cấu ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Công nghiệp sản xuất,phân phối điện,khí đốt,nước. Than Dầu & Khí Quặng kim loại. Đá,Mỏ khác Công nghiệp vật liệu Công nghiệp sản xuất công cụ lao động Công nghiệp chế biến &sản xuất hàng tiêu dùng Điện, Ga Nước Đông Anh-Thái Nguyên (luyện kim,cơ khí) Việt Trì-Lâm Thao-phú thọ (giấy, hoá chất Sơn La-Hoà Bình (Thuỷ điện) Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá (dệt,VLXD) Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả (Cơ khí,than) Đáp Cầu-Bắc Giang(vật liệu xây dựng, phân hoá học) Hà Nội . `

File đính kèm:

  • docbai 26 co cau nganh cong nghiep.doc